Kết quả nghiên cứu vai trò của giới trong việc thu hái và sử dụng gỗ củi ở xã khang ninh – vùng đệm vườn quốc gia ba bể

Lê Thu Hiền, Võ Đại Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Giới và bình đẳng giới là một vấn đề ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Ngày 21/01/2002Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Namđến năm 2010. Tiếp đó ngày 18/3/2002 Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005, trong đó mục tiêu 1 nêu rõ: “Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm”. Trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ năm 2003 có đoạn viết: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; nâng cao trình độ chuyên môn của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia và hưởng lợi một cách đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội,…giúp phụ nữ giảm gánh nặng trong gia đình”.

Giới đối với lâm nghiệp nói chung và với vấn đề gỗ củi nói riêng cũng đã được một số tác giả nghiên cứu nhưng cho tới nay ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào sâu về lĩnh vực này, vì vậy các số liệu và kết quả nghiên cứu công bố còn rất ít. Trong giai đoạn 2001-2003, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tổ chức International Foundation for Science tài trợ kinh phí cho thực hiện dự án: “Điều tra, đánh giá nhu cầu và khả năng cung cấp gỗ củi ở xã Khang Ninh – vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể”, trong đó giới với vấn đề gỗ củi là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng. Vì hiện nay trong khu vực nghiên cứu, việc trồng rừng mới chỉ ở giai đoạn đầu, chưa phát triển trồng rừng cung cấp gỗ củi nên dự án chỉ đánh giá vai trò của giới với vấn đề gỗ củi trên 2 khía cạnh: thu hái gỗ củi và sử dụng gỗ củi.

1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:

– ápdụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), trong đó sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đánh giá như phỏng vấn hộ, họp nhóm,… Việc điều tra được tiến hành theo mẫu phiếu đã được soạn sẵn.

– Phạm vi điều tra được tiến hành trên tổng số 12 thôn của xã Khang Ninh, trong đó có 6 thôn vùng thấp và 6 thôn vùng cao. Phương pháp rút mẫu điều tra được áp dụng theo 2 bước: i) Rút mẫu phân tầng (theo các thôn vùng thấp và các thôn vùng cao); ii) Rút mẫu ngẫu nhiên ở mỗi tầng.

– 2 thôn Nà Làng (vùng thấp) và Nà Cọ (vùng cao) được chọn điều tra trước để rút kinh nghiệm và tính toán dung lượng mẫu cần thiết phải điều tra cho mỗi thôn. Kết quả tính toán số liệu ở 2 thôn Nà Làng và Nà Cọ cho thấy: Nếu lấy sai số <10% thì dung lượng mẫu điều tra cần thiết đối với thôn vùng thấp là 45 hộ và thôn vùng cao là 28 hộ. Các số liệu trên đây là những căn cứ để dự án tiến hành chọn mẫu điều tra, trong trường hợp số hộ của thôn ít hơn con số trên đây thì sẽ điều tra toàn bộ số hộ trong thôn.

2. Vai trò của giới trong việc thu hái gỗ củi.

2.1. Người đi lấy củi:

Số liệu điều tra năm 2002 về người trong gia đình đi lấy củi được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Người trong gia đình đi lấy củi ở xã Khang Ninh
Người đi lấy củi

Vùng thấp

Vùng cao Toàn xã
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Vợ 62 19,9 44 27,7 106 22,5
Chồng 14 4,5 14 3,0
Con 15 4,8 6 3,8 21 4,5
Vợ, chồng và con 43 13,8 63 39,6 106 22,5
Vợ và chồng 88 28,2 19 11,9 107 22,7
Vợ và con 90 28,8 27 17,0 117 24,8
Tổng số 312 100 159 100 471 100

Số liệu bảng 1 cho thấy trong tổng số 471 hộ điều tra có 106 hộ (chiếm 22,5 %) công việc thu hái gỗ củi do người phụ nữ đảm nhận; 330 hộ (chiếm 70 %) người phụ nữ được sự hỗ trợ của chồng và con trong việc thu gom gỗ củi; chỉ có 35 hộ, chiếm 7,5% số hộ điều tra có chồng hoặc con đảm đương công việc kiếm củi, đây là những gia đình đã có con lớn hoặc những gia đình mà người chồng đã ý thức được công việc kiếm củi là công việc nặng nhọc. Như vậy, có thể thấy rằng công việc thu hái gỗ củi trong gia đình ở xã Khang Ninh hiện nay người phụ nữ giữ vai trò rất quan trọng.

Phân tích số liệu bảng 1 còn cho thấy có sự khác biệt đáng kể về vai trò của giới trong việc thu hái gỗ củi giữa vùng thấp với vùng cao. Có thể tóm tắt một số nét chính như sau:

– Số hộ có vợ đảm đương hoàn toàn việc thu hái củi ở vùng cao cao hơn vùng thấp (27,7% so với 19,9%).

– ởvùng cao không có hộ nào có chồng đảm đương việc thu hái củi, trong khi đó ở vùng thấp có 4,5 % số hộ.

2.2. Thời gian đi thu hái củi:

Đa số các hộ dân được phỏng vấn đều trả lời tính trung bình hàng ngày họ phải mất từ 1-3 giờ dành cho việc thu hái gỗ củi, gỗ củi được thu gom sau giờ làm nương hay bất kể lúc nào nhàn rỗi (xem số liệu bảng 2).

Bảng 2: Thời điểm đi lấy củi

Thời gian đi lấy củi Vùng thấp Vùng cao Toàn xã
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Khi đi làm nương 255 81,7 87 54,7 342 72,6
Lúc nhàn rỗi 57 18,3 72 45,3 129 27,4
Tổng số 312 100 159 100 471 100

Số liệu bảng 2 cho thấy ở vùng thấp người dân thường đi thu hái củi kết hợp khi đi làm nương: có tới 255 hộ (chiếm 81,7% tổng số hộ điều tra) đi lấy củi kết hợp với đi làm nương; chỉ có 57 hộ (chiếm 18,3 % số hộ điều tra) đi lấy củi lúc có thời gian nhàn rỗi, thông thường các hộ này là những hộ có nhân lực, đặc biệt là trẻ em.

Đối với vùng cao bức tranh lại hoàn toàn khác. Do người dân sống gần rừng hơn, khả năng thu hái củi dễ hơn nên người dân đi lấy củi vào bất cứ lúc nào họ thấy thuận tiện. Số liệu điều tra cho thấy có 54,7% số hộ đi lấy củi kết hợp khi đi làm nương; 45,3% số hộ sử dụng lúc nhàn rỗi để đi lấy củi.

2.3. Cự ly đi lấy củi và phương tiện vận chuyển:

Số liệu điều tra trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Cự ly đi lấy củi và phương tiện vận chuyện

TT Vùng điều tra Cự ly đi lấy củi Phương tiện vận chuyển
1 Vùng thấp 2-5 km Vác, gánh, đội đầu
2 Vùng cao 1-2 km Vác, gánh, đội đầu

Số liệu bảng 3 cho thấy hiện nay cự ly đi thu hái củi đã xa hơn trước rất nhiều, từ 2-5 km ở vùng thấp và từ 1-2 km đối với vùng cao. Trước đây, rừng ở ngay sau nhà và người dân không phải lo chuyện đi lấy củi, khi nào cần thì đi, nhưng bây giờ việc lấy củi đã khó khăn hơn trước, rừng ở xã hơn nên người dân phải đi xa mới lấy được.

Về phương tiện vận chuyển củi, 100% người dân phải dùng sức người để vận chuyển củi về nhà: vác, gánh, đội đầu,… Đây là công việc khá nặng nhọc, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em.

Trong những cuộc họp nhóm ở khu vực nghiên cứu, hầu hết các hộ tham gia đều cho rằng ngoài việc thu hái gỗ củi các công việc khác như bảo quản, hong phơi và cất trữ gỗ củi đều do phụ nữ và trẻ em đảm nhận.

 

Hình 4.7: Phụ nữ ở xã Khang Ninh đi lấy củi

Thu hái và vận chuyển củi ở xã Khang Ninh

3. Vai trò của giới trong việc sử dụng gỗ củi.

Số liệu điều tra người sử dụng gỗ củi được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Người sử dụng gỗ củi ở xã Khang Ninh
Người sử dụng gỗ củi Các mục đích sử dụng gỗ củi
Nấu ăn Nấu cám Nấu rượu Sưởi ấm
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Vợ 293 62,2 217 46,1 152 32,3 241 51,2
Chồng 1 0.2 4 0,8
Con 11 2,3 37 7,9 7 1,5 23 4,9
Vợ, chồng và con 73 15,5 42 8,9 143 30,3 58 12,3
Vợ và chồng 38 8,1 83 17,6 105 22,3 121 25,7
Vợ và con 56 11,9 92 19,5 63 13,4 24 5,1
Tổng số 471 100 471 100 471 100 471 100

· Nấu ăn : Trong toàn xã có 293 hộ, chiếm 62% số hộ mà công việc nấu ăn hoàn toàn do phụ nữ đảm đương; 165 hộ, chiếm 35% số hộ người phụ nữ được chồng con giúp đỡ trong công việc nấu ăn; 11 hộ, chiếm 2% số hộ có con dâu hoặc con gái lớn đảm nhận trách nhiệm nấu ăn. Trong đó có sự khác nhau giữa vùng thấp và vùng cao (xem biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Người tham gia nấu ăn ở vùng thấp và vùng cao

Như vậy, tỷ lệ gia đình mà người vợ phải đảm đương hoàn toàn công việc nấu ăn ở vùng cao (126 hộ, chiếm 79,2%), cao hơn rất nhiều so với vùng thấp (167 hộ, chiếm 53,5%).

· Nấm cám : Đối với công việc nấu cám, có 217 hộ (chiếm 46,1%) phụ nữ đảm nhiệm công việc nấu cám; có 217 hộ (chiếm 46,1%) chồng và con cùng chia sẻ trách nhiệm nấu cám với người vợ; có 37 hộ (chiếm 7,8%) có con gái nhận công việc nấu cám. Người phụ nữ được sự giúp đỡ của chồng con trong công việc này có sự khác nhau giữa 2 khu vực nghiên cứu (xem biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Người tham gia nấu cám ở vùng thấp và vùng cao

Số hộ trong vùng thấp mà người phụ nữ phải đảm đương công việc nấu cám một mình là 117 hộ, chiếm 37,5% số hộ; người phụ nữ được sự trợ giúp của chồng và con là 195 hộ, chiếm 62,5% số hộ. ở vùng cao số hộ mà người phụ nữ được đỡ đần trong công việc nấu cám thấp hơn so với vùng thấp, chỉ có 59 hộ, chiếm 37,1%.

* Nấu rượu : Đây là hoạt động đun nấu duy nhất trong gia đình mà người phụ nữ được chồng, con tham gia tích cực nhất, chỉ có 152 hộ (32%) người phụ nữ phải đảm đương công việc nấu rượu một mình; có tới 311 hộ (66%) cả vợ chồng và con cùng nấu rượu; có 8 hộ (2%) chồng hoặc con nhận trách nhiệm nấu rượu. Tuy nhiên, mức độ tham gia của chồng và con trong công việc nấu rượu cũng có khác nhau giữa vùng thấp và vùng cao (xem biểu đồ 3).

 

Biểu đồ 3: Người tham gia nấu rượu ở vùng thấp và vùng cao

Trong công việc nấu rượu ở vùng thấp có 59 hộ (18,9%) hoàn toàn do người vợ đảm nhiệm và đã có 1 hộ (0,3%) là người chồng nhận nhiệm vụ này. ở vùng cao có tới 93 hộ (58,5%) mà người vợ chịu hoàn toàn trách nhiệm nấu rượu phục vụ gia đình.

* Sưởi ấm : Hầu hết người dân sinh sống trong khu vực nghiên cứu là người dân tộc thiểu số, đống lửa để sưởi ấm vào mùa đông đã gắn liền với nếp sống của họ. Có tới 241 hộ, chiếm 51% số hộ cho biết người phụ nữ phải chăm sóc đống lửa sưởi ấm cho cả gia đình; 203 hộ, chiếm 43% số hộ mà người phụ nữ đã được chồng và con đỡ đần cho việc đốt lửa sưởi; 27 hộ, chiếm 6% chồng và con phụ trách đống lửa sưởi. Giữa 2 khu vực vùng cao và vùng thấp mức độ chia xẻ công việc này với người vợ có khác nhau (xem biểu đồ 4).

 

Biểu đồ 4: Người tham gia nấu rượu ở vùng thấp và vùng cao

ở vùng thấp tỷ lệ hộ mà người phụ nữ phải gánh vác hoàn toàn công việc này là 47,1% (147 hộ) và đã có 3 hộ (1%) là người chồng nhận trách nhiệm này. ở vùng cao có 94 hộ (59,1%) người phụ nữ không được chồng con trợ giúp trong việc chăm sóc đống lửa sưởi và chỉ có 1 hộ (0,6%) được người chồng đảm đương công việc này.

Kết luận : Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng đối với việc thu hái và sử dụng gỗ củi. Đa số phụ nữ trong khu vực nghiên cứu, đặc biệt là người vợ phải lo toan chất đốt cho gia đình, từ khâu thu hái, bảo quản, hong phơi, cất trữ đến sử dụng gỗ củi. Người phụ nữ vùng cao được sự trợ giúp của chồng và con trong những công việc có liên quan đến gỗ củi thấp hơn rất nhiều so với phụ nữ vùng thấp. Vì vậy, khi nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoặc bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào giải quyết vấn đề gỗ củi cần phải tính đến vai trò đặc biệt quan trọng của giới và sự khác nhau giữa các vùng.

Summary

The International Foundation for Science granted a financial support to the Forest Science Institute of Vietnam for implementation of the project:” Survey and assessment of the fire wood demand and possible firewood supply in Khang Ninh commune-The buffer zone of Ba Be National Park” with gender and the firewood problem as one of the main research subjects. Through the study it is found that the females in the study area, especially the wives, must see to the fuel for the family from collection, preservation, drying, storage and use of firewood. Thus in research, recommendation of measures or any intervention from outside for solution of the firewood problem, the specially important role of gender must be taken into consideration together with the difference among various regions.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]