TS. Võ Đại Hải
Thư ký hội thảo
Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 12 năm 1999 tại Thành phố Cà Mau đã diễn ra Hội thảo khoa học về “Bảo vệ và phát triển rừng ngập ven biển Nam Bộ” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Cà Mau tổ chức. Tới dự Hội thảo có trên 100 đại biểu, bao gồm các nhà lãnh đạo, quản lý các tỉnh ven biển Nam Bộ, các nhà khoa học của các Viện và Trung tâm nghiên cứu, các Trường đại học và các đơn vị sản xuất. Hội thảo rất hân hạnh được đón tiếp đại biểu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự án quốc tế đang tiến hành ở Việt Nam. Ông Lê Công Nghiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã đến dự và phát biểu ý kiến.
Hội thảo đã được nghe các báo cáo khoa học, tham luận về các lĩnh vực sau :
1/ Tổng quan tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất rừng ngập các tỉnh ven
biển Nam Bộ.
2/ Các kết quả nghiên cứu cơ bản về rừng ngập.
3/ Các kết quả nghiên cứu ứng dụng về rừng ngập.
4/ Các kết quả nghiên cứu môi trường rừng ngập.
5/ Những vấn đề về chính sách và kinh tế – xã hội liên quan đến phát triển rừng
ngập.
Các báo cáo, tham luận đã đề cập tới thực trạng quản lý, sử dụng rừng ngập và các kết quả về nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái rừng ngập nước ở các tỉnh Nam Bộ trong thời gian qua, trong đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề: quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng, nông-lâm-ngư kết hợp, lâm nghiệp cộng đồng, chính sách, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường,… Nhiều bài tham luận đã xoáy sâu đến vai trò, ý nghĩa kinh tế, môi trường, xã hội của rừng ngập mặn và rừng tràm. Các nhà khoa học và quản lý đã đi sâu phân tích nguyên nhân rừng bị tàn phá và những giải pháp để bảo vệ và phát triển. Các mô hình điển hình trong hội thảo là: “Hiệu quả của việc tổ chức hệ thống quản lý lâm nghiệp cộng đồng trong việc khôi phục, phát triển vốn rừng ở lâm ngư trường công ích 184” và “Sự thành công trong việc quản lý bảo vệ rừng ngập mặn ở lâm ngư trường công ích Kiến Vàng”. Hội thảo đã thảo luận kỹ sự kết hợp giữa trồng, quản lý và phát triển rừng với nuôi tôm dưới tán rừng.
Nhiều tham luận đã kiến nghị cần có ngay chính sách mới thích hợp hơn cho người dân quản lý, bảo vệ rừng kết hợp nuôi tôm, nuôi cá. Phải nhanh chóng tạo cho người ở và kinh doanh nghề rừng có cuộc sống tốt hơn, có như vậy thì việc bảo vệ rừng mới được người dân vùng rừng quan tâm nhiều hơn.
Hội thảo đã phân tích những tồn tại về kỹ thuật cần tiếp tục nghiên cứu và những vấn đề về môi trường cần quan tâm xoay quanh vấn đề rừng. Từ những phân tích, đánh giá và kết luận rút ra, Hội thảo kiến nghị với Nhà nước: trong thời gian tới cần có ngay một chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về rừng ngập nước ven biển nhằm giải quyết trọn vẹn những vấn đề về kỹ thuật, kinh tế – xã hội và môi trường rừng ngập, góp phần từng bước ổn định đời sống nhân dân trong vùng, đưa hệ sinh thái rừng giàu tiềm năng này vào sản xuất ổn định và bền vững lâu dài.
*************************************************
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Một số nét khái quát về chính sách giao đất, giao rừng và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam
- Thực trạng thị trường lâm sản Việt Nam hiện nay và các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất dăm công nghiệp của máy băm dăm MB 930.B
- Xây dựng đồ thị động lực học của máy kéo - Th.s Nguyễn Can
- Bước đầu tuyển chọn vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan để sản xuất phân vi sinh phục vụ cho Lâm nghiệp - TS. Phạm Quang Thu, Lê Khánh Vân