Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP) là một chương trình chứng nhận được thiết kế cho sinh khối gỗ được sử dụng trong sản xuất năng lượng công nghiệp quy mô lớn. SBP đã phát triển một chương trình chứng nhận để đảm bảo rằng sinh khối gỗ có nguồn gốc hợp pháp và bền vững, cho phép các công ty trong lĩnh vực sinh khối chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu theo quy định, ở mức tối thiểu.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất viên nén của Việt Nam trong việc thực hiện chứng nhận theo tiêu chuẩn SBP đáp ứng yêu cầu của Châu Âu về năng lượng sinh khối, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Chương trình sinh khối bền vững (SBP) thực hiện Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo Tiêu chuẩn SBP 1 – Phiên bản v2.0: Tuân thủ nguyên liệu đầu vào. Sau 05 tháng thực hiện, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam tổ chức hai hội thảo “Tham vấn Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu tại Việt Nam theo Tiêu chuẩn SBP” tại Hà Nội vào ngày 27/8/2024 và tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/9/2024 nhằm tham vấn ý kiến của các bên liên quan về nội dung báo cáo làm cơ sở hỗ trợ cho việc thực hiện tiêu chuẩn SBP.
Đến dự 02 hội thảo là gần 80 đại biểu đại diện cho: cơ quan quản lý (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn); đại diện các doanh nghiệp sản xuất và thương mại viên nén gỗ; các tổ chức chứng nhận như GFA, SGS, Bureau Veritas, Preffered by Nature, TUV SUD; các hội, hiệp hội như Hội chủ rừng Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam; các tổ chức phi chính phủ như WWF, CORENARM; các viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững và các bên liên quan khác.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài trình bày về (i) Giới thiệu Chương trình sinh khối bền vững SBP và (ii) Tóm tắt nội dung, phương pháp thực hiện và kết quả của Báo cáo đánh giá giá rủi ro vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn SBP. Sau các bài trình bày, các đại biểu tham dự đã chia thành 02 nhóm thảo luận góp ý chi tiết nội dung đánh giá rủi ro cho 42 chỉ số của Tiêu chuẩn SBP 1 – V2.0.
Kết luận bế mạc Hội thảo, GS. TS. Võ Đại Hải đánh giá cao sự tham gia tích cực của các đại biểu trong thảo luận góp ý cho nội dung báo cáo. Thay mặt nhóm thực hiện, GS. Hải ghi nhận các ý kiến từ các chuyên gia và các bên liên quan để chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đảm bảo chất lượng và tính ứng dụng thực tế.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Hội thảo Công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS của Hoa Kỳ – Bước tiến giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp ở Việt Nam
- Sinh hoạt học thuật “Kỹ năng viết bài báo khoa học”.
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Kiểm tra hiện trường thực hiện dự án SXTN cấp Bộ “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo máy tạo hố trồng rừng, máy xử lý thực bì, vật liệu hữu cơ sau khai thác liên hợp với máy kéo phục vụ cơ giới hóa trồng, chăm sóc rừng trên đất dốc”