Ngày 17/12/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2019. Đến dự hội nghị có TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ Trưởng Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường, PGS.TS. Hà Thị Mừng – Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT – TCLN, Bộ NN&PTNT, GS.TS. Ngô Xuân Bình – Phó Vụ trưởng – Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật – Bộ Khoa học và công nghệ, …và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện.
Tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Viện, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2018 của toàn Viện và và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Năm 2018 là năm đầu tiên Viện thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là năm thứ hai Viện triển khai thực hiện Chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ với nguồn kinh phí được cấp từ Bộ KHCN nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành và Chương trình mục tiêu PT Lâm nghiệp bền vững.
Các hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành chung toàn Viện tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng chính quyền điện tử; tổ chức họp giao ban diện rộng trực tuyến với các đơn vị ở xa khu vực Hà Nội nhằm trao đổi công việc, tháo gỡ những khó khăn phát sinh, nâng cao hiệu quả công tác trong toàn Viện.
GS.TS. Võ Đại Hải – Giám đốc Viện tặng hoa cho tiết mục biểu diễn văn nghệ Chào mừng Hội nghị của Đoàn TNCSHCM
Một số kết quả nổi bật:
Viện thực hiện, hoàn thành tốt kế hoạch năm 2018 và đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
– Đã được Bộ NN&PTNT trao 4 giải thưởng bông lúa vàng cho các tập thể và cá nhân.
– Tiếp tục đẩy mạnh công tác công nhận giống và các tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; đã được Bộ công nhận 7 giống TBKT cho loài keo lai và 3 giống Mắc ca và 1 giống Sa nhân tím. Viện đang đề nghị Bộ công nhận giống Quốc gia cho 3 giống bạch đàn lai UP54, UP72, UP99 và 1 giống TBKT cho xuất xứ Keo tượng Balimo.
– Đã được Bộ NN&PTNT công nhận 02 Tiến bộ kỹ thuật nhân giống cây Ươi, Mắc ca và đã hoàn thiện 04 hồ đề nghị Bộ xem xét công nhận TBKT về Kỹ thuật quản lý lập địa kết hợp bón phân cho các loài Keo tai tượng và bạch đàn và kỹ thuật tỉa thưa để chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ thành rừng sản xuất gỗ lớn Keo tai tượng và keo lai, 01 hồ sơ đề nghị công nhận TBKT về Quy trình sản xuất gỗ khối từ nguyên liệu gỗ rừng trồng.
– Đã xây dựng được 11 TCVN phục vụ công tác quản lý ngành đang chờ Bộ KHCN công bố (7 TCVN về giống cây lâm nghiệp, 1 TCVN về lập địa và 3 TCVN về giống cây LSNG).
– Một số đơn vị của Viện đã rất tích cực trong việc tìm kiếm các công việc mới, kinh phí các nhiệm vụ KHCN năm 2018 đã tăng 14,7% so với năm 2017. Ngoài các nhiệm vụ hợp tác quốc tế, toàn Viện đã tham gia xét chọn, tuyển chọn được 45 nhiệm vụ KHCN&MT và khuyến nông các cấp mở mới trong năm 2019. Số lượng nhiệm vụ mở mới năm 2019 tăng 36,4% so với nhiệm vụ mở mới năm 2018.
– Công tác đào tạo cán bộ có trình độ cao tiếp tục đạt kết quả tốt, năm 2018 đã đào tạo thành công 10 tiến sĩ (6 trong nước và 4 nước ngoài). Năm 2018 Viện đã có 3 NCV chính được xét đặc cách lên NCV cao cấp và 05 cán bộ thi đạt nâng hạng lên nghiên cứu viên chính.
– Viện đã thực hiện tốt 125 nhiệm vụ KHCN các cấp, nhiều nhiệm vụ đã thu được kết quả có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn.
Để góp phần thực hiện tốt các định hướng phát triển của ngành, đặc biệt là Luật lâm nghiệp đã được Quốc hội thông qua, từng bước thực hiện chuyển đổi các hoạt động của Viện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Viện sẽ tập trung triển khai phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2019 như sau:
– Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt 119 nhiệm vụ KHCN và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đặc biệt là các nhiệm vụ KHCN bắt đầu mở mới từ năm 2019 nhằm thực hiện tốt các định hướng phát triển của ngành trong thời gian tới.
– Tiếp tục xây dựng và tuyển chọn thêm các nhiệm vụ KHCN theo các định hướng ưu tiên nghiên cứu và các Chương trình trọng điểm cấp Bộ, cấp Quốc gia, trong đó nâng cao tỷ trọng các nhiệm vụ cấp Quốc gia.
– Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công nhận TBKT, phấn đấu năm 2019 Viện sẽ được công nhận 4 – 5 TBKT. Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ KHCN, phấn đấu năm 2019 kinh phí hoạt động này sẽ tăng ít nhất 10%, mở rộng quảng bá kết quả nghiên cứu của Viện.
– Tiếp tục phối hợp với TCLN triển khai Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, trong đó tập trung tổ chức triển khai thực hiện cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉ CoC cho một số nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam.
– Xây dựng và triển khai các dự án giống gốc, nguồn gen và các vườn sưu tập thực vật trọng điểm của Viện.
– Tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác quốc tế. Tuyển sinh được ít nhất 5 NCS và ít nhất 10 NCS của Viện bảo vệ thành công luận án trong năm 2019.
– Hoàn thiện phương án tự chủ tài chính của Viện và các đơn vị trực thuộc theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 90/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính sau khi có ý kiến của Bộ.
– Tăng cường quản lý sử dụng hiệu quả và mở rộng quỹ đất cho nghiên cứu khoa học của Viện tại các đơn vị.
Năm 2018, Viện đã được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khen thưởng như sau:
- Viện được Chính phủ trao tặng bằng khen trong thực hiện đề án cơ cấu ngành nông nghiệp
- 01 Huân chương lao động hạng nhì và 01 Huân chương lao động hạng ba cho cá nhân
- 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 01 tập thể (TT LSNG) và 01 cá nhân
- 06 chiến sĩ thi đua cấp Bộ
- 08 tập thể, cá nhân được bằng khen của Bộ trưởng
- 04 bằng khen của Bộ trưởng cho 04 tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua học tập theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 05 nhóm tác giả đạt giải thưởng Bông lúa vàng
- 01 cá nhân được giải thưởng “Nhà khoa học vì nhà nông”
- 3 bằng khen của Bộ trưởng trong thực hiện đề án cơ cấu ngành nông nghiệp cho 1 tập thể và 2 cá nhân.
Một số hình ảnh về thi đua khen thưởng:
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2018, Chào mừng kỷ niệm 57 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2018)
- Khóa đào tạo kiểm toán viên chuỗi hành trình sản phẩm PEFC - Tập trung vào kiểm soát nguồn nguyên liệu cho các chủ rừng quy mô nhỏ
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Hội thảo "Thúc đẩy phát triển rừng sản xuất quy mô hộ gia đình theo hướng quản lý rừng bền vững và có lợi nhuận ở Việt Nam"
- Khoa học lâm nghiệp bám sát nhiệm vụ - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Hội thảo “Khoa học công nghệ chuyên ngành lâm nghiệp”