Thực hiện Quyết định số: 547/QĐ /KHLN-KH ngày 13/12/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ:
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm định hướng từ Luồng (Dendrocalamus barbatus) sử dụng trong sản xuất đồ mộc.
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Định.
Đơn vị: Viện Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng.
Mục tiêu:
– Xác lập được thông số công nghệ tạo dăm;
– Xác định được loại keo và lượng keo phù hợp tạo ván;
– Xác định được thông số công nghệ, chế độ ép tạo ván dăm định hướng từ luồng quy mô thí nghiệm.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Nghiên cứu xác lập được thông số công nghệ tạo dăm.
Nội dung 2: Nghiên cứu xác định đƣợc loại keo và lượng keo phù hợp tạo ván
Nội dung 3: Nghiên cứu xác định được thông số công nghệ, chế độ ép tạo ván dăm định hướng từ luồng quy mô thí nghiệm
Về hiệu quả của nhiệm vụ:
Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
Kết quả nghiên cứu xác định được thông số công nghệ, chế độ ép tạo ván dăm định hướng từ luồng quy mô thí nghiệm
Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá khối lượng riêng, độ trương nở chiều dày độ bền kéo vuông góc bề mặt, độ bền uốn tĩnh đã lựa chon được thông số công nghệ ép phù hơp cho ép tạo ván dăm định hướng từ luồng:
– Nhiệt độ và thời gian không ảnh hƣởng nhiều đến khối lượng riêng của sản phẩm ván dăm định hướng.
– Độ trương nở chiều dày, độ bền uốn tĩnh và mô-đun đàn hồi khi uốn tĩnh; độ bền kéo vuông góc bề mặt của ván dăm thay đổi khi nhiệt độ và thời gian thay đổi. Các tính chất đạt giá trị cao nhất với nhiệt độ 150 0C và thời gian 14 phút.
– Xác định được thông số công nghệ, chế độ ép tạo ván dăm định hướng từ luồng
– Sản phẩm ván dăm định hướng từ luồng có độ bền uốn tĩnh nằm trong khoảng 44,87 – 57,39 MPa. Với kết quả này, sản phẩm ván dăm định hướng từ luồng đáp ứng được yêu cầu chịu tải sử dụng trong điều kiện khô (P-LB REG) theo tiêu chuẩn TCVN 12362:2008
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Nguyên liệu Luồng đã được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn như: chiếu, đũa, mành, các sản phẩm công nghiệp ván sàn tre ván gỗ tre, tre ép khối….Do các vật liệu tre có độ bền cao, độ cứng tốt, tính ổn định nên tre cũng được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp xây dựng. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy Luồng (Dendrocalamus barbatus) có khối lượng riêng 0,586 g/cm3 thuộc loại tre có khối lượng trung bình như các loài tre khác như tre moso (Phyllostachys pubescens), tre (Dendrocalamus asper Backer), tre mai (Dendrocalamus giganteus Munro) đều có khả năng sử dụng là nguyên liệu cho ván dăm định hướng.
Đã lựa chọn được phương pháp tạo dăm ở quy mô thí nghiệm:
+ Sử dụng thiết bị chẻ nan theo nguyên lý cắt theo trục dọc thân cây với thông số chính của máy: Chiều rộng nan từ 5 – 25 mm và chiều dày của nan 0,5 – 5 mm
- Đã lựa chọn được loại keo và lượng keo phù hợp thông qua kết quả đánh về một số tính chất cơ học và vật lý của ván dán định huớng từ luồng: Khối luợng riêng, độ truơng nở chiều dày, độ bền uốn tĩnh và mô-đun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền kéo vuông góc với mặt ván, luợng dư phenol formaldehyde:
+ Sử dụng Keo Melamin Ure Formaldehyde (MUF) với lượng keo 13% với khối lượng dăm khô.
+ Với chiều dài dăm 160 mm độ bền uốn tĩnh đạt giá trị lớn nhất
- Đã lựa chọn được thông số công nghệ, chế độ ép tạo ván dăm định hướng từ luồng quy mô thí nghiệm:
Áp suất ép: P= 2,5 ±0,05 MPa
+ Thời gian ép 14 ± 0,5 phút
+ Nhiệt độ ép 150 ±2 0C
- Chất lượng sản phẩm đề tài tạo ra đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nội thất đạt chỉ tiêu. + Khối lượng riêng: 0,75 g/cm3; độ trương nở: 9,48%; độ bền uốn tĩnh (MOR): 57,39 MPa; Modul đàn hồi: 7838,45 MPa; độ bền liên kết: 0,45 MPa;
Theo tiêu chuẩn TCVN 12362:2008, độ bền uốn tĩnh cho ván dăm chịu tải lớn sử dụng trong điều kiện khô tiêu chuẩn nằm trong phạm vi 15,0 MPa. Sản phẩm ván dăm định hướng từ luồng có độ bền uốn tĩnh nằm trong khoảng 44,87 – 57,39 MPa. Với kết quả này, sản phẩm ván dăm định hƣớng từ luồng đáp ứng đƣợc yêu cầu chịu tải sử dụng trong điều kiện khô (P-LB REG)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"