Thực hiện Quyết định số: 446/QĐ-KHLN-KH ngày 05 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Đức Kiên. Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp.
Mục tiêu chung
– Chọn tạo và phát triển các giống Keo lai tự nhiên, Keo lá tràm có năng suất cao, có khả năng chống chịu bệnh và chất lượng gỗ tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn.
– Xác định được kỹ thuật nhân giống Keo lai tự nhiên và Keo lá tràm mới được chọn tạo.
1.2. Mục tiêu cụ thể
– Chọn lọc được ít nhất 02 giống Keo lai tự nhiên/vùng có năng suất tối thiểu 25 m3/ha/năm cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; 30 m3/ha/năm cho vùng Đông Nam Bộ; chất lượng gỗ tốt đáp ứng yêu cầu làm gỗ xẻ sản xuất đồ mộc được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
– Chọn lọc được ít nhất 02 giống Keo lá tràm/vùng có năng suất tối thiểu 20 m3/ha/năm cho vùng Nam Trung Bộ; 25 m3/ha/năm cho vùng Đông Nam Bộ; chất lượng gỗ tốt đáp ứng yêu cầu làm gỗ xẻ sản xuất đồ mộc được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
– Tạo được 5 đến 10 tổ hợp lai khác loài thuận nghịch có triển vọng cho Keo lai nhân tạo và 5 đến 10 tổ hợp lai trong loài có triển vọng cho Keo lá tràm.
– Xây dựng được 01 ha vườn giống vô tính Keo lá tràm đối với các giống mới được chọn tạo.
Xây dựng được 02 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Keo lai và Keo lá tràm mới được chọn tạo.
– Xây dựng được 12 ha khảo nghiệm giống Keo lai tự nhiên và 06 ha khảo nghiệm Keo lá tràm.
- Nội dung đề tài
Nội dung 1: Nghiên cứu chọn lọc, khảo nghiệm giống Keo lai tự nhiên có năng suất và chất lượng tốt cho trồng rừng gỗ lớn
Nội dung 2: Nghiên cứu chọn lọc và khảo nghiệm giống Keo lá tràm có năng suất cao và chất lượng tốt cho trồng rừng gỗ lớn
Nội dung 3: Nghiên cứu lai tạo giống theo hướng kết hợp giữa sinh trưởng và tính chất gỗ và khảo nghiệm các tổ hợp lai
Nội dung 4: Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Keo lai tự nhiên và Keo lá tràm mới chọn tạo
Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:
- Đã thông qua hội đồng cấp bộ công nhận được 10 giống Keo lai tự nhiên và 3 giống Keo lá tràm là giống mới
- Giống Keo lai tự nhiên BV97 và BV566 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Quy Nhơn – Bình Định (vùng Nam Trung Bộ) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Giống Keo lai tự nhiên BV110 và BV133 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Cam Lộ – Quảng Trị (vùng Bắc Trung Bộ) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Giống Keo lai tự nhiên BV333 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Ba Vì – Hà Nội (vùng Đông Bắc Bộ) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Giống Keo lai tự nhiên BV102 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Ba Vì – Hà Nội (vùng Đông Bắc Bộ), Cam Lộ – Quảng Trị (vùng Bắc Trung Bộ) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Giống Keo lai tự nhiên BV340 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Cam Lộ – Quảng Trị (vùng Bắc Trung Bộ), Quy Nhơn – Bình Định (vùng Nam Trung Bộ) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Giống Keo lai tự nhiên BB001, BV334 và BV518 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Định Quán – Đồng Nai (vùng Đông Nam Bộ) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Giống Keo lá tràm LT35, LT70 và LT74 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Bàu Bàng – Bình Dương (vùng Đông Nam Bộ) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
- Đã hoàn thành 02 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô
- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 4 dòng Keo lai tự nhiên mới (BV333, BV340, BV518, BB001).
- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các dòng Keo lá tràm mới (LT35, LT70, LT74).
- Bên cạnh đó đề tài đã tạo ra nhiều sản phẩm trung gian mang tính chất làm nền tảng cho chọn tạo giống trong tương lai:
- 18 ha khảo nghiệm giống (khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm tổ hợp lai, khảo nghiệm chọn lọc sớm, vườn giống) đã được xây dựng trên các vùng sinh thái trong cả nước. Những khảo nghiệm này bao gồm các bộ giống tốt, vừa là vật liệu để sản xuất các giống có chất lượng cao cho các kế hoạch trồng rừng trong tương lai, vừa là tập đoàn giống công tác có giá trị trong các chương trình chọn giống tiếp theo.
- 100 cây trội Keo lai tự nhiên được chọn trong 2 khảo nghiệm chọn lọc sớm tại Định Quán – Đồng Nai và Ba Vì – Hà Nội (50 cây trội/khảo nghiệm) sẽ là nguồn vật liệu có giá trị cho các chương trình chọn giống sau này.
- 9 tổ hợp lai trong loài Keo lá tràm có năng suất vượt trội trên 10 % so với cây hạt Keo lá tràm từ vườn giống đã được công nhận, đây là nguồn vật liệu để chọn cây chọn và dẫn giống để phục vụ cho các chương trình chọn giống sau này.
- 5 tổ hợp lai khác loài giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm tại Ba Vì, Hà Nội và 7 tổ hợp lai tại Định Quán, Đồng Nai có thể tích thân cây vượt trội trên 10 % so với giống đối chứng BV10, đây là nguồn vật liệu để chọn chọn và nhân giống cho chọn lọc các dòng Keo lai nhân tạo mới.
Đối với xã hội:
Các dòng Keo lai và Keo lá tràm mới được chọn tạo sẽ được bổ sung thêm và làm đa dạng cơ cấu cây trồng rừng sản xuất, góp phẩn nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề rừng, tạo thêm được việc làm, cải thiện đời sống cho hộ gia đình, cũng như góp phần tăng diện tích rừng trồng đảm bảo an toàn sinh học.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại Quế tại một số vùng trồng Quế trọng điểm (MNPB và Quảng Nam)”.
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ“.
- Hội thảo “Giải pháp quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn vùng Nam Trung Bộ”.