Thực hiện Quyết định số: 529/QĐ-KHLN-KH ngày 22 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”. Chủ nhiệm: TS. Trần Hữu Biển. Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ.
Mục tiêu:
– Công nhận được ít nhất 2 giống Quốc gia Keo lá tràm (giống tiến bộ kỹ thuật mở rộng cho vùng mới).
– Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn các giống Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) với năng suất đạt 20 m3/ha/năm và tỷ lệ gỗ xẻ đạt trên 40% đến kỳ khai thác.
– Chuyển giao được giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh năng suất cao, cung cấp gỗ lớn bằng các giống Keo lá tràm cho sản xuất tại hai vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Nội dung:
Nội dung 1: Hoàn thiện công nghệ (Khảo nghiệm giống mở rộng cho vùng trồng mới; Hoàn thiện kỹ thuật làm đất; Hoàn thiện kỹ thuật bón phân);
Nội dung 2: Xây dựng vườn cung cấp vật liệu và chuyển giao giống;
Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm;
Nội dung 4: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn Keo lá tràm.
Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:
Kết quả của dự án làm cơ sở nhân rộng 3 giống Keo lá tràm AA56, AA92, AA95 phục vụ trồng rừng vùng Nam Trung Bộ, cụ thể tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ – Quảng Ngãi đã triển khai hoạt động nhân giống trồng rừng của đơn vị. Bên cạnh đó Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà – Đồng Nai cũng đã ứng dụng các giống Keo lá tràm này vào sản xuất nhằm tăng tính đa dạng nguồn giống, giảm thiểu rủi ro nấm bệnh hại.
Đối với xã hội:
Đưa nhanh giống mới và biện pháp kỹ thuật trồng rừng vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, tạo nguồn thu nhập và việc làm ổn định cho vùng nông thôn nhất là nơi điều kiện kinh tế khó khăn.
Chất lượng của rừng trồng Keo lá tràm khi áp dụng giống tốt phù hợp với vùng sinh thái và kỹ thuật lâm sinh tối ưu sẽ giảm được sâu bệnh, khuyết tật gỗ và nâng cao giá trị sử dụng và cạnh tranh với các nguồn gỗ nguyên liệu khác. Các nghiên cứu về tính chất cơ lý gỗ Keo lá tràm cho thấy phù hợp cho chế biến đồ gỗ nội thất chất lượng cao, nên xu hướng trồng rừng Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn phù hợp với công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Một số hình ảnh đoàn kiểm tra mô hình dự án:
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại Quế tại một số vùng trồng Quế trọng điểm (MNPB và Quảng Nam)”.
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.