Thực hiện Quyết định số: 162/QĐ /KHLN-KH ngày 25/4/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang; Chủ nhiệm: TS. Lê Văn Quang; Đơn vị: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
Góp phần bổ sung loài cây bản địa sinh trưởng nhanh, gỗ có giá trị kinh tế cao cho phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Bắc Giang nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến đồ mộc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
* Mục tiêu cụ thể:
– Xây dựng được vườn sưu tập giống Vù hương (từ cây giống đã được chọn lọc) với quy mô 0,5 ha để cung cấp vật liệu nhân giống cho địa phương với năng suất hom giống đạt 2.000 hom/năm.
– Xây dựng được mô hình trồng thâm canh Vù hương với quy mô 5,0 ha, tỷ lệ sống của rừng trồng đạt 85% trở lên.
– Đào tạo, tập huấn về nhân giống; trồng rừng thâm canh Vù hương cho người dân và cán bộ địa phương.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng phân bố, sinh thái và gây trồng Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Nội dung 2: Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật nhân giống Vù hương
Nội dung 3: Xây dựng 0,5 ha vườn sưu tập giống Vù hương (từ nguồn giống đã được chọn lọc)
Nội dung 4: Xây dựng 5,0 ha mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương
Nội dung 5: Hội thảo, hội nghị đầu bờ và tập huấn kỹ thuât
Về hiệu quả của nhiệm vụ:
* Hiệu quả về khoa học và công nghệ
Về mặt khoa học đã bổ sung được một số đặc điểm sinh học (sinh thái, phân bố, gây trồng) của loài Vù hương tại tỉnh Bắc Giang; đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống loài Vù hương bằng phương pháp giâm hom, phương pháp gieo hạt, trong đó quy trình kỹ thuật nhân giống Vù hương bằng hạt đã được Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật (Ban hành kèm theo quyết định số 243/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 01/11/2021);
Đã xây dựng được 0,5 ha mô hình vườn sưu tập giống Vù hương từ nguồn giống được chọn lọc; đã nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh, xây dựng 5,0 ha mô hình trình diễn và hoàn thiện được quy trình trồng thâm canh loài Vù hương tại tỉnh Bắc Giang, trong đó quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vù hương đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn tiến tới công nhận là giải pháp hữu ích (Quyết định số 3379/QĐ-SHTT ngày 12/01/2024).
Hiện tại mô hình trồng thâm canh cây Vù hương, mô hình vườn sưu tập giống đều sinh trưởng tốt, có triển vọng nhân rộng với địa phương.
* Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường
– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh của đề tài sẽ góp phần xây dựng các mô hình trồng rừng Vù hương theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tốt, từ đó giảm áp lực tiêu cực vào rừng tự nhiên.
Một số hình ảnh của đề tài.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có thêm 02 Phó Giáo sư trẻ
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam