Thực hiện Quyết định số: 532/QĐ-KHLN-KH ngày 23 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Xuân Hưng. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng.
Mục tiêu:
Xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
– Xây dựng được 02 quy trình phòng trừ tổng hợp, hiệu quả, bền vững một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm (01 quy trình/nhóm loài sâu) giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật.
– Xây dựng được 12 mô hình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm, quy mô tối thiểu 01ha/mô hình giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng.Nội dung
Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng gây hại và bổ sung thành phần loài sâu ăn lá và mọt đục thân trên rừng trồng Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam
Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại chính
Nội dung 3: Nghiên cứu phòng trừ sâu ăn lá và mọt đục thân Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm
Nội dung 4: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng
Nội dung 5: Xây dựng 02 quy trình kỹ thuật tạm thời phòng trừ tổng hợp hiệu quả, bền vững một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật
Tóm tắt các kết quả của nhiệm vụ :
Diện tích rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng hiện nay đạt khoảng hơn hai triệu ha, chiếm gần một nửa so với diện tích rừng trồng của cả nước. Tuy nhiên các rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng đã và đang bị các loài sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại mạnh. Đề tài này nhằm xác định hiện trạng gây hại của các loài sâu ăn lá và mọt đục thân, nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài gây hại chính và xác định các giải pháp kỹ thuật để phòng chống tổng hợp các loài sâu ăn lá và mọt đục thân. Đề tài cũng đã xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp nhóm loài sâu ăn lá và mọt đục thân và đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua.
Các loài sâu ăn lá và mọt đục thân đều xuất hiện ở cả 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam với chỉ số hại chủ yếu ở mức hại nhẹ đến nặng, trong đó đối với Keo tai tượng tỷ lệ sâu ăn lá từ 42 đến 58,2% và mọt đục thân 31,6 đến 47,3. Đối với Keo lai, tỷ lệ bị sâu ăn lá 37,5 – 71,6%, mọt đục thân từ 26,8 – 38,1%. Đối với Keo lá tràm, tỷ lệ hại của sâu ăn lá 24,7 – 46,9%, tỷ lệ mọt đục thân từ 16,5 – 32,8 %.
Đề tài đã xác định ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, mật độ trồng, lượng mưa, địa hình, độ cao của các rừng trồng keo đến mật độ sâu và tỷ lệ hại. Các loài sâu ăn lá thường gây hại mạnh ở cấp tuổi 1 (dưới 3 tuổi), các loài mọt đục thân gây hại ở giai đoạn trên 3 tuổi.
Đề tài đã xác định được đặc điểm sinh học bổ sung cho 01 loài sâu ăn lá (Ericeia pertendens) và 2 loài mọt đục thân Euwallacea fornicatus và Xylosandrus crassiusculus. Đề tài đã phân lập 12 loài nấm từ các loài mọt đục thân và từ đường hang trong thân cây.
Đề tài đã xác định các biện pháp phòng chống đối với nhóm loài sâu ăn lá và mọt đục thân và Quy trình phòng chống tổng hợp nhóm loài sâu ăn lá và mọt đục thân đã được hội đồng Cục bảo vệ thực vật thông qua. Đề tài đã chỉ ra rằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, áp dụng biện pháp vật lý dùng bẫy đèn ánh sáng tím đối với sâu ăn lá và bẫy mồi đối với mọt đục thân, biện pháp sinh học với các nấm và vi khuẩn ký sinh đạt hiệu quả trong phòng chống các loài sâu ăn lá và mọt đục thân.
Hình ảnh cuộc họp Hội đồng KHCN Cấp cơ sở nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại Quế tại một số vùng trồng Quế trọng điểm (MNPB và Quảng Nam)”.
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023