Thực hiện Quyết định số: 506/QĐ/KHLN-KH ngày 31/12/2021 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch–Ham) góp phần phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng cửa sông, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”.
Chủ trì: TS Lê Văn Thành
Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu:
Xác định được một số đặc điểm sinh lý, sinh thái và tính chất cơ lý gỗ liên quan đến khả năng phòng hộ chắn sóng của loài Bần không cánh. – Xác định được kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Bần không cánh ở vùng cửa sông, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng Bần không cánh hiện nay và chọn địa điểm xây dựng mô hình thí nghiệm
Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái, vật hậu cây Bần không cánh
Nội dung 3: Chọn cây mẹ ưu trội và khảo nghiệm giống Bần không cánh
Nội dung 4: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng Bần không cánh, công nhận tiến bộ kỹ thuật
Hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
- a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
- Bổ sung loài cây ngập mặn thực thụ vào cơ cấu cây trồng rừng ngập mặn cho vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, là loài cây cho sinh trưởng nhanh, có tính chống chịu cao với điều khí hậu cực đoan như lạnh rét, nắng nóng ở miền Bắc Việt Nam.
- Cung cấp cơ sở khoa học tương đối hoàn thiện từ NC đặc điểm sinh lý, sinh thái, chọn giống, nhân giống, khảo nghiệm giống và KT trồng Bần không cánh làm cơ sở đưa ra biện pháp nhân giống và gây trồng phát triển loài cây này ở vùng cửa sông, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ góp phần phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, ngăn cản gió bão, bảo vệ con người và tài sản của nhân dân vùng ven biển.
- b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
– Kết quả nghiên cứu của đề tài có vai trò thúc đẩy công tác gây trồng phát triển rừng Bần không cánh góp phẩn bảo vệ đê biển, hệ thống canh tác, sản xuất của các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Tạo bãi đẻ, nơi trú ngụ và nguồn thức ăn cho thủy hải sản và tạocông ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân ven biển khai thác nguồn lợi thủy sản trong rừng ngập mặn.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2022
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị và máy công tác chuyên dụng liên hợp với máy kéo có khả năng kéo bám và ổn định cao phục vụ trồng và chăm sóc rừng”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Ươi (Scaphium macropodum) tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2022
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo do nấm Ceratocysts sp. cho Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng”.