Thực hiện Quyết định số: 46/QĐ/KHLN-KH ngày 08/12/2021 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan Đào (Pygeum arboreum Endl.) cung cấp gỗ lớn ở Vùng Đông Bắc và Tây Bắc”.
Chủ trì: TS. Hoàng Văn Thắng
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu:
Chọn được xuất xứ và gia đình Xoan đào cho năng suất gỗ vượt ít nhất 15% về thể tích thân cây so với các giống đại trà trong sản xuất. – Xác định được biện pháp nhân giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Xoan đào
Nội dung 2:Chọn giống, nhân giống và khảo nghiệm giống Xoan đào
Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn
Nội dung 4: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn
Hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
- a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
– Chọn được các giống (xuất xứ, gia đình) Xoan đào cho năng suất, chất lượng gỗ cao, phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
– Góp phần hoàn thiện hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào cung cấp gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị gia tăng của rừng trồng sản xuất từ khâu chọn lập địa, giống, mật độ trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng với một số kỹ thuật mới.
– Bổ sung các TBKT, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho công tác nhân giống, trồng rừng thâm canh Xoan đào ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và các vùng có điều kiện tương tự
– Kết quả của đề tài sẽ giúp tổ chức chủ trì có thêm nguồn dữ liệu khoa học, các hiện trường rừng thí nghiệm để theo dõi đánh giá phục vụ nghiên cứu lâu dài. Kết quả nghiên cứu khoa học về cây Xoan đào với cách tiếp cận tổng hợp theo hướng thâm canh cung cấp gỗ lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với trước đây. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài đã kết hợp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhằm nâng cao năng lực cán bộ cho các cơ sở nghiên cứu.
- b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
– Các cơ sở ứng dụng sẽ được tiếp cận với các nguồn giống tốt, kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan đào cho năng suất, chất lượng cao hơn, mang lại hiệu quả cao và bền vững hơn so với kỹ thuật đã áp dụng trước đây.
– Góp phần nâng cao giá trị gia tăng của rừng trồng sản xuất, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.
– Đề tài sẽ góp phần nâng cao nhập cho người sản xuất cây giống Xoan đào chất lượng cao và các chủ rừng tham gia trồng rừng, sản xuất kinh doanh gỗ rừng trồng Xoan đào cung cấp gỗ lớn ở các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Thư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhân kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28/11
- Lan tỏa các mô hình khuyến nông hiệu quả ở Phú Yên
- Cơ hội cho ngành lâm nghiệp phát triển
- Lễ bàn giao Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững từ Tổng cục Lâm nghiệp về Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam