Thực hiện Quyết định số: 614 /QĐ /KHLN-KH ngày 18/12/2020 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tại KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng có năng suất cao chống chịu bệnh mục ruột phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
Chủ trì: TS. La Ánh Dương.
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát:
Chọn giống Keo tai tượng có năng suất gỗ cao chống chịu bệnh mục ruột phục vụ phát triển trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được yếu tố ngoại cảnh tác động đến bệnh mục ruột ở cấp tuổi và lập địa khác nhau tại rừng trồng Keo tai tượng ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
- Chọn được ít nhất 5 gia đình Keo tai tượng/vùng có triển vọng chống chịu bệnh mục ruột (tỷ lệ mục ruột <10% ở tuổi 3 – 5) năng suất gỗ ít nhất bằng các giống đã được công nhận.
– Xây dựng được 9 ha mô hình khảo nghiệm hậu thế (3ha/vùng).
– Xây dựng được 6ha vườn giống vô tính Keo tai tượng (2ha/vùng).
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Điều tra đánh giá yếu tố hoàn cảnh tác động đến mục ruột Keo tai tượng ở các lập địa và tuổi khác nhau tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Nội dung 2: Phân lập và định danh nấm bệnh chính gây bệnh mục ruột.
- Phân lập một số loài nấm gây bệnh mục ruột và vi sinh vật nội sinh ức chế bệnh mục ruột
- Định loại nấm mục ruột bằng hình thái học và DNA Barcordes.
Nội dụng 3: Chọn lọc các gia đình Keo tai tượng có năng suất, chất lượng cao và mức độ mục ruột thấp tại các khảo nghiệm hậu thế ở Tuyên Quang, Hà Nội, Bình Dương và rừng trồng Keo tai tượng tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền về một số tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây, khối lượng riêng của gỗ và mức độ mục ruột tại các khảo nghiệm hậu thế ở Tuyên Quang, Hà Nội, Bình Dương và rừng trồng Keo tai tượng tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
- Chọn lọc và thu hái hạt giống, cành ghép các gia đình Keo tai tượng đã được tuyển chọn ở các khảo nghiệm hậu thế tại Hà Nội, Tuyên Quang, Bình Dương và rừng trồng Keo tai tượng tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nghiên cứu khả năng nhiễm bệnh mục ruột các gia đình được chọn lọc cho Keo tai tượng tại vườn ươm ở tuổi 1-1,5.
Nội dung 4: Xây dựng khảo nghiệm hậu thế và đánh giá khả năng chống chịu bệnh mục ruột cho các gia đình Keo tai tượng ở các khảo nghiệm hậu thế.
- Xây dựng khảo nghiệm hậu thế cho Keo tai tượng tại Tuyên Quang, Quảng Trị và Quảng Ngãi
- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh mục ruột cho các gia đình Keo tai tượng ở các khảo nghiệm hậu thế thế tại Tuyên Quang, Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Nội dung 5: Xây dựng vườn giống vô tính cho Keo tai tượng tại Tuyên Quang, Quảng Trị và Quảng Ngãi
Hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
– Biến dị và khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân, chất lượng gỗ và mục ruột liên quan tới gỗ xẻ ở tất cả các khảo nghiệm hậu thế Keo tai tượng biến động khá lớn giữa các gia đình và cá thể. Khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân ở mức thấp tới trung bình, trong khi các tính trạng chất lượng gỗ khá cao.
– Đã chọn lọc được 161 cây trội, gồm 140 cây trội từ các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội, Sơn Dương – Tuyên Quang, Bàu Bàng – Bình Dương; 21 cây trội từ rừng trồng sản xuất tại Lang Chánh – Thanh Hóa, Sơn Dương – Tuyên Quang và Long Thành – Đồng Nai, các cây trội được chọn lọc có độ vượt từ 21,52-79,9% về đường kính , chiều cao từ 16,2-51,2% và tỷ lệ mục ruột từ 1-3%
– Đã chọn được 19 gia đình có triển vọng là các gia đình 23, 55, 87, 95, 96 và 109 là những gia đình có sinh trưởng nhanh nhất từ 29,8-35,0 dm3/cây, thân thẳng, cành nhỏ, tỷ lệ mục ruột thấp từ 0,0 – 3,7% và khả năng chống chịu bệnh mục ruột từ mạnh đến rất mạnh. Tại Quảng Trị, các gia đình có triển vọng 20, 25, 49, 59, 71, 88, 113 và 116 là những gia đình có sinh trưởng nhanh, nằm trong nhóm 10 gia đình có sinh trưởng nhanh nhất từ 24,6-32,7 dm3/cây, thân thẳng, cành nhỏ, tỷ lệ mục ruột thấp từ 0,0 – 3,1% và khả năng chống chịu bệnh mục ruột mạnh. Tại Quảng Ngãi 05 gia đình có triển vọng là 92, 44, 88, 16 và 111 có độ vượt từ 24,8% tới 107,1% so với trung bình khảo nghiệm và vượt 153,0% -366% so với gia đình có sinh trưởng kém nhất và tỷ lệ mục ruột của các gia đình là thấp, từ 0 – 3,0%.
– Nghiên cứu nhân giống mô CFF đã xác định được phương pháp khử trùng và nhân chồi, ra rễ, số lần tối đa cấy chuyển cho nhân giống mô CFF cho các gia đình Keo tai tượng.
– Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung thêm kiến thức lý luận và thực tiễn cho các chương trình chọn giống cho Keo tai tượng.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
– Các gia đình có triển vọng và vườn giống sẽ là nguồn cung cấp hạt giống chất lượng cao cho trồng rừng gỗ lớn Keo tai tượng
– Các kỹ thuật nhân giống CFF sẽ được chuyển giao cho sản xuất để giảm nhập khẩu hạt giống
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
- Lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp năm 2020
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2021
- Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2020, Chào mừng kỷ niệm 59 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2020)