Thực hiện Quyết định số: 499/QĐ /KHLN-KH ngày 02/12/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh:
- Sản phẩm: (i) Quy trình kỹ thuật nhân giống Vù hương ở Lào Cai; (ii) Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh Vù hương ở Lào Cai; (iii) Báo cáo phân tích đánh giá kết quả điều tra thực trạng phân bố Vù hương trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai.
Chủ nhiệm: Ths. Hoàng Văn Thành.
Đơn vị: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu:
Bổ sung cơ cấu loài cây trồng rừng đa tác dụng có giá trị cao cho tỉnh Lào Cai, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của rừng và nâng cao thu nhập cho người trồng rừng ở Lào Cai.
Mục tiêu cụ thể:
– Xác định được đặc điểm phân bố của Vù hương ở Lào Cai
– Xây dựng được 1ha vườn sưu tập giống Vù hương (từ cây giống đã được chọn lọc) để cung cấp vật liệu nhân giống cho địa phương.
– Xây dựng được 4ha mô hình trồng thâm canh Vù hương cho sinh trưởng tốt.
– Hoàn thiện được quy trình nhân giống bằng hạt, quy trình trồng rừng thâm canh Vù hương và tập huấn chuyển giao cho các thành phần liên quan ở Lào Cai.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Điều tra đặc điểm phân bố của Vù hương trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Nội dung 2: Chọn lọc cây trội Vù hương và tạo cây giống Vù hương chất lượng cao
Nội dung 3: Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật nhân giống và xây dựng vườn sưu tập giống Vù hương ở Lào Cai
Nội dung 4: Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh và xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Vù hương ở Lào Cai
Nội dung 5: Tập huấn chuyển giao các kết quả nghiên cứu của đề tài cho các thành phần liên quan
Về hiệu quả của nhiệm vụ:
Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
Kết quả của đề tài này sẽ xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng rừng thâm canh và mô hình trình diễn về trồng rừng thâm canh Vù hương, làm cơ sở để phát triển rừng trồng ở Lào Cai, đáp ứng được mục tiêu đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp nói chung theo hướng phát triển gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu, nâng cao giá trị gia tăng của rừng.
Kết quả của đề tài là cơ sở để bổ sung loài cây Vù hương vào cơ cấu loài cây trồng rừng chủ lực cho năng suất, chất lượng gỗ cao, phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở Lào Cai.
Bổ sung các cơ sở khoa học về trồng rừng thâm canh Vù hương ở Lào Cai và các địa phương có điều kiện tương tự.
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả thực hiện đề tài là cơ sở khoa học quan trọng để các cơ quan quản lý cấp tỉnh quản lý, hoạch định chính sách về trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.
Về nghiên cứu bổ sung kỹ thuật trồng thâm canh Vù hương và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương: được thực hiện tại hiện trường của Công ty cổ phần Lâm nghiệp Bảo Thắng và hộ gia đình ông Nguyễn Đức Mười, tại thôn Mom Đào, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Thông qua thực hiện đề tài này sẽ nhân rộng được kết quả để xây dựng và phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn bằng loài cây Vù hương trên diện tích đất của công ty đang quản lý, đồng thời có thể chuyển giao cho các chủ rừng khác có quan tâm, qua đó sẽ từng bước góp phần nâng cao giá trị gia tăng của rừng.
Đối với kinh tế – xã hội và môi trường
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh (để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác…) góp phần bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất, giảm chi phí nhân công, hạn chế được sử dụng thuốc hóa học đặc biệt là thuốc trừ cỏ, từ đó nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng theo hướng bền vững.
Đề tài sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người tham gia trồng rừng, sản xuất kinh doanh gỗ rừng trồng Vù hương ở Lào Cai.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
Các tin khác
- Ngành cao su Việt Nam chủ động đáp ứng Quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR)
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2024, Chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2024)
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025