Trần Tuấn Nghĩa, Bùi Chí Kiên
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Hiện nay, công nghệ chế biến gỗ rừng trồng mang lại hiệu quả cao nhất là sản xuất ván nhân tạo, chủ yếu là ván MDF (Medium Density Fiber board) và ván dăm. Thị trường ván dăm và ván MDF đang phát triển với quy mô lớn trong khoảng 20 năm gần đây, do tính ưu việt của ván MDF hơn hẳn các loại ván nhân tạo khác về chất lượng mà các yêu cầu về chủng loại, kích thước và chất lượng của nguyên liệu lại thấp hơn. Nhưng vốn đầu tư cho một dây chuyền thiết bị và công nghệ phải nhập từ nước ngoài vào lại rất lớn( hàng chục triệu USD ).
Nước ta hiện nay chưa có được nhiều vùng rừng trồng tập trung cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất ván nhân tạo quy mô lớn. Trong giai đoạn trước mắt, chúng ta mới chỉ có thể lựa chọn được một vài địa điểm trên địa bàn cả nước, đầu tư được một vài dây chuyền sản xuất ván MDF với quy mô khoảng 50.000 m3 sản phẩm / năm. Vì vậy, công nghệ chế biến gỗ rừng trồng hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế hiện nay chủ yếu là băm dăm làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy và xây dựng dây chuyền sản suất ván dăm quy mô nhỏ. Thực tế gỗ rừng trồng cũng có những cây tăng trưởng rất nhanh. Theo số liệu và kết quả thu được khi tiến hành đo đếm và tính toán tại Xưởng băm dăm huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ thì gỗ rừng trồng mọc nhanh này chiếm tỷ lệ khoảng 36,66 % . Và được khai thác từ các huyện trong tỉnh Phú Thọ, tỉnh Tuyên Quang, tuổi từ 8 đến 12 năm cho nên khi băm dăm phải mất thêm công đoạn xẻ nhỏ những cây gỗ lớn ( do máy băm dăm chỉ băm được những cây gỗ có F£15 cm). Trong khi đó, nhu cầu về gỗ xẻ vẫn không giảm mà gỗ lớn thì ngày càng khan hiếm .
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đã đưa ra công nghệ xẻ kết hợp với băm dăm gỗ rừng trồng và đã tiến hành làm thực nghiệm tại xưởng băm dăm huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ, Xí nghiệp Cung ứng nguyên liệu, Công ty giấy Bãi Bằng. Chúng tôi đã tuyển chọn trong 300 m3 gỗ nguyên liệu gồm có gỗ Bạch Đàn , gỗ Keo Lá Tràm . . . . . được 75,5 m3 gỗ lớn ( đường kính trung bình từ 15 – 25 cm ) để tiến hành thực nghiệm theo công nghệ xẻ – băm dăm. Nhằm xác định hiệu quả kinh tế của phương án xẻ – băm dăm, đã tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế khi chế biến 300 m3 gỗ rừng trồng theo phương án sản xuất đang thực hiện tại xưởng băm dăm theo sơ đồ sau :
Nguyên liệu Băm dăm Dăm Bán Tiền Lợi nhuận =”åThu– åChi
(Gỗ rừng trồng) (VND)
Dưới đây là một số chỉ tiêu Kinh tế – Kỹ thuật thu thập tại xưởng băm dăm :
– Mua nguyên liệu :
Gỗ loại A : 297.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng đã bóc vỏ
247.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng chưa bóc vỏ
Gỗ loại B : 270.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng đã bóc vỏ
220.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng chưa bóc vỏ
– Bán dăm gỗ : 850.000 đ/ 1 tấn dăm khô
– Tỷ lệ băm dăm : 55 %
– Xẻ gỗ để băm dăm: 20.000 đ/ 1 m3 gỗ
– Băm dăm gỗ : 40.000 đ/ 1 tấn dăm
– Bốc dăm + Cước vận chuyển dăm đi bán : 80 000 đ/ 1 tấn dăm . .
Dựa vào các số liệu trên và căn cứ vào thực tế tại xưởng băm dăm huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ, sau khi tính toán thu được : 21.186 000 đ tiền lãi. Tức là thu được : 21.186.000đ /300 m3 = 70.620 đ tiền lãi / 1 m3 gỗ nguyên liệu.
Hiệu quả của phương án xẻ – băm dăm đã được xác định bằng thực nghiệm theo sơ đồ sau :
Bán
Gỗ hộp Tiền
Nguyên liệu xẻ
Lợi nhuận=””>åThu-åChi
(Gỗ rừng trồng) gỗ
Băm Bán
Bìa bắp Dăm Tiền
dăm
Việc xẻ gỗ hộp được tiến hành theo sơ đồ cắt khúc và xẻ tối ưu (áp dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài 04 thuộc Chương trình nghiên cứu KN03). Dưới đây là các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đã xác định tại cơ sở sản xuất :
– Độ tuổi gỗ : Từ 8 đến 12 năm tuổi
– Đường kính gỗ đưa vào xẻ : Fmin ³13 cm
– Độ cong ( % ) : 0.4 £ f £ 1.5
– Độ thót ngọn ( độ thon ) : ( 1 – 2 ) cm/ m
– Chiều dài gỗ đưa vào xẻ ( áp dụng kết quả nghiên cứu của Đề mục 03 thuộc chương trình nghiên cứu KN 04 ) : Lmin = 2.1 m.
– Tỷ lệ gỗ đạt kích thước đưa vào xẻ :
75.5 m3/300 m3 = 25.16(%)
– Tỷ lệ thành khí : 60.7 ( % )
– Mua nguyên liệu :
Gỗ loại A : 297.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng đã bóc vỏ
247.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng chưa bóc vỏ
Gỗ loại B : 270.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng đã bóc vỏ
220.000 đ/ 1 tấn gỗ rừng trồng chưa bóc vỏ
– Bán gỗ hộp : 1.100.000 đ/ 1 m3 gỗ hộp
– Chọn gỗ + Cưa cắt khúc : 50.000 đ/ 1 m3 gỗ tròn
– Xẻ gỗ tròn ( Bổ hộp ) : 60.000 đ/ 1 m3 gỗ tròn
– Băm dăm : 40.000 đ/ 1 tấn dăm
– Bốc dăm + Vận chuyển bán dăm : 80 000 đ/ 1 tấn dăm
– Bốc gỗ + Vận chuyển bán gỗ hộp: 150 000 đ/ 1 m3 gỗ hộp. . .
Sau khi tiến hành làm thực nghiệm với 75,5 m3 gỗ lớn(chọn từ 300 m3 gỗ nguyên liệu)theo sơ đồ công nghệ Xẻ-Băm dăm thu được: 14.404.850 đ tiền lãi. Lợi nhuận thu được khi chế biến 300 m3 gỗ nguyên liệu theo phương án này là : L = T1 + T2
Trong đó : L : Lợi nhuận
T1: Tiền lãi thu được khi chế biến gỗ lớn theo phương án xẻ – băm dăm ( 75,5 m3 );
T1 = 14.404.850đ
T2: Tiền lãi thu được khi chế biến gỗ nhỏ theo phương án băm dăm của xưởng ( 300 m3 – 75,5 m3 = 224,5 m3 ).
T2 = 224,5 x 70.620 đ = 15.854.190 đ
ÞL = 14 404 850 + 15.854.190 = 30.259.040 đ
Tức là thu được: 30.259.040đ/300 m3 = 100.863đ tiền lãi/ 1 m3 nguyên liệu.
Như vậy , lợi nhuận thu được thông qua phương án xẻ – băm dăm lớn hơn phương án băm dăm đơn thuần là : 100.863 đ – 70.620 đ = 30.243 đ tiền lãi / 1 m3 gỗ nguyên liệu.
Sau một thời gian nghiên cứu và làm thực nghiệm tại Xưởng băm dăm huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán, phân tích cho thấy: Công việc đặt ra và áp dụng ở đây là khá đơn giản, không đòi hỏi phải đầu tư lớn, không thay đổi nhiều việc tổ chức sản xuất tại cơ sở song mang lại hiệu quả khá cao (»47%). Nếu chúng ta mở rộng cho nhiều cơ sở băm dăm hiện nay, hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Ngoài ý nghĩa về hiệu quả kinh tế ra, phương án này còn góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động ( cụ thể với 75,5 m3 gỗ lớn làm thực nghiệm theo phương án xẻ – băm dăm tại xưởng băm dăm huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ đã tạo thêm cho người lao động 297 công lao động với mức thu nhập 15.000 đ/ 1 công lao động) và sử dụng hiệu quả hơn nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, góp phần làm giảm nạn chặt phá rừng, bảo vệ môi trường sinh thái .
Tài liệu tham khảo
1. TS. Trần Tuấn Nghĩa Matxcowva -Cắt khúc và xẻ tối ưu gỗ bạch đàn (luận văn tiến sĩ) 1989.
2. TS. Trần Tuấn Nghĩa -Xây dựng sơ đồ xẻ và và chế độ sấy hợp lý gỗ Bạch đàn và Keo lá Tràm làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh ( Đề tài nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KN0304), Hà Nội 1996.
3. KS. Nguyễn Mạnh Hoạt – Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy băm dăm lưu động MB 900 ( đề tài nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KN0304), Hà Nội 1996.
Socio-economic effectiveness of integrated processing of some types of forest – plantation wood
The research subject deals with the socio-economic effects of an integrated wood processing technology sawing and chipping of some types of forest plantation wood. The problems are as follows:
– To define the ratio of wood of suitable dimension for sawing, the appropriate processing technology. the best sawing method to obtain highest ratio of sawn wood.
– To identify the economic effectiveness the processing technology applied for forest platation wood.*************************************
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Một vài Kinh nghiệm quản lý rừng trồng bền vững trong các dự án trồng rừng Việt - Đức kfw
- Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây)
- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật Trồng rừng Trám trắng ( Canarium album Raeusch) làm nguyên liệu gỗ dán.
- Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau
- Kỹ thuật tạo giống và gây trồng Luồng