Diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu của Việt Nam có khoảng 3,69 triệu ha, trong đó diện tích được quản lý bởi các hộ gia đình khoảng 1,87 triệu ha. Rừng trồng là phần trọng tâm của chương trình trồng rừng tại Việt Nam với cam kết trồng thêm khoảng 1 tỷ cây phân tán trên toàn quốc vào năm 2025. Rừng trồng cũng là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho ngành chế biến gỗ đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam mà trong năm 2020 ngành này đã đóng góp 15,6 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam.
Bản chất cố hữu của rừng trồng hộ gia đình đã gây khó khăn cho việc quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp. Rừng trồng hộ gia đình thường có diện tích nhỏ, lẻ và manh mún (mỗi hộ thường có ít hơn 1ha rừng trồng). Các hộ gia đình có mô hình sản xuất và hệ thống giao đất giao rừng phức tạp, đa dạng, đồng thời cũng thiếu kiến thức, năng lực và nguồn lực để đáp ứng các quy định và yêu cầu về tuân thủ theo pháp luật hiện hành, cũng như các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như VPA/FLEGT và EVFTA. Dự kiến rằng việc thực hiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) sẽ ảnh hưởng tới các hộ gia đình đầu tiên, Hệ thống này sẽ tăng cường xác minh tính hợp pháp và thực hiện các biện pháp kiểm soát chuỗi cung ứng. Mặc dù, Hệ thống VNTLAS sẽ mang lại lợi ích về quản trị rừng nhưng cũng có khả năng làm tăng chi phí liên quan đến xây dựng và tuân thủ pháp luật – có thể sẽ loại trừ một bộ phận các hộ sản xuất gỗ quy mô nhỏ ra khỏi thương mại gỗ hợp pháp.
Nhận thức được rủi ro này, Trung tâm nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp (FEREC) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, với sự hỗ trợ của Chương trình FAO-EU về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT), đã nâng cấp và thử nghiệm hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ iTwood cho hộ gia đình trồng rừng, cho phép quản lý rừng trồng một cách minh bạch và hiệu quả hơn, đồng thời hỗ trợ truy xuất nguồn gốc gỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và chuỗi cung ứng và thương mại gỗ hợp pháp (website: http://itwood.vn/).
Thông tin chi tiết xem tại: https://www.fao.org/in-action/eu-fao-flegt-programme/news-events/news-details/en/c/1504846/
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có thêm một Phó giáo sư trẻ
- Hệ lụy và lãng phí do trồng keo thiếu khoa học – Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Thăm và làm việc tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
- Thăm và làm việc tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ