Năm 1993, Camơrun sản xuất khoảng 2,5 triệu m3 gỗ tròn, xuất khẩu 1 triệu m3, khoảng 60% được chế biến tại chỗ.
Năm 1997, Camơrun sản xuất 3,4 triệu m3 gỗ tròn và xuất khẩu 2 triệu m3 chiếm gần 60%. Thay đổi này đã đánh dấu một vị thế mới của Trung Phi trong thương mại quốc tế về buôn bán gỗ tròn.
Cho tới năm 1998, việc xuất khẩu gỗ tròn của Camơrun chủ yếu sang thị trường Châu Âu và Trung Đông, các nước Châu á trở thành bạn hàng thường xuyên và quan trọng của Camơrun. Khối lượng gỗ chế biến xuất khẩu của Camơrun không đáng kể. Chính vì vậy mục tiêu chế biến gỗ tại chỗ 100% là không thực tế.
Các nước sản xuất gỗ đều thấy rõ rằng giá trị của gỗ được thể hiện thông qua việc chế biến gỗ, nhưng đôi khi các nước này rút ra những kết luận sai lầm ngay cả trong thương mại quốc tế, xem giá bán gỗ tròn làm mất đi giá trị thực của gỗ trong công nghiệp chế biến gỗ. Một vài nước đã cấm xuất khẩu gỗ tròn nhằm mục đích phát triển nền công nghiệp chế biến gỗ trong nước. Biện pháp này nhìn chung đã được các tổ chức bảo vệ thiên nhiên ủng hộ vì họ xem đó là một phương tiện làm giảm sức ép thương mại đối vơí rừng.
Những nước, trong những năm vừa qua không xuất khẩu gỗ tròn, thì trong nước phát triển mạnh một nền công nghiệp chế biến gỗ, kết quả của cuộc cách tân kỹ thuật, chuyển từ một nền công nghiệp với khối lượng và chất lượng thấp thành một nền kỹ thuật tiên tiến và hiệu quả cao.
Việc giảm giá gỗ tròn và việc điều hành được cung cầu trong nước cũng như quốc tế đã cứu giúp những đơn vị hoạt động hiệu quả thấp và đáp ứng được nhu cầu cấp bách thường xuyên về tài nguyên rừng của một nước.
Mai Thành biên dịch từ ” Bois et Forêts des Tropiques” No 262,1999********************************************
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghề trồng cây teck (Tectona grandis L.F) trên thế giới
- hiện tượng thông caribaea ra hoa và kết quả ở đải lải
- hội thảo về bảo vệ và phát triển rừng ngập ven biển nam bộ
- Một số nét khái quát về chính sách giao đất, giao rừng và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam
- Thực trạng thị trường lâm sản Việt Nam hiện nay và các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản