Trong vòng 50 năm kể từ năm 1943, diện tích rừng tự nhiên nước ta đã bị thu hẹp đáng kể, trung bình mỗi năm bị mất hơn 100.000ha. Chất lượng rừng ngày càng giảm sút, gỗ từ rừng tự nhiên không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, chưa nói đến xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ và giấy ngày càng tăng của xã hội, ngành công nghiệp chế biến gỗ và giấy đã và đang phát triển rất mạnh trong thời gian vừa qua. Nhà máy chế biến ván MDF Gia Lai có nhu cầu tiêu thụ mỗi năm trên 100.000m3 gỗ, tương tự như vậy nhà máy ván dăm Thái Nguyên cũng cần 30.000m3 gỗ mỗi năm. Chiến lược phát triển ngành giấy dự kiến vào năm 2005 nhu cầu sử dụng giấy trong nước khoảng gần 800.000tấn/năm, tương đương khoảng 4.000.000m3 gỗ/năm. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu dăm giấy cũng rất lớn, Công ty TNHH trồng rừng Qui Nhơn có nhu cầu xuất khẩu từ 80-90.000 tấn dăm khô/năm, Công ty trồng rừng và chế biến dăm xuất khẩu Việt-Nhật (VIJACHIP) cũng có nhu cầu xuất khẩu từ 50-70.000 tấn dăm khô/năm. Do nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng nên việc trồng rừng nguyên liệu công nghiệp đã trở thành xu hướng tất yếu. Trong số các loài cây nhập nội, một số loài keo và bạch đàn đã tỏ ra thích hợp với nhiều vùng sinh thái nước ta và chúng đã trở thành những loài cây chủ yếu để phát triển rừng trồng nguyên liệu công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để thấy rõ được vai trò của một số loài keo và bạch đàn trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, việc tổng hợp và đánh giá thực trạng rừng trồng trong những năm qua cũng có ý nghĩa nhất định.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam