Thực tế hiện nay cho thấy, việc phát triển rừng trồng, đặc biệt ở quy mô nhỏ vẫn còn nhiều bất cập.
Đó là giá trị SX chưa cao, chưa tạo được mối liên kết bền vững giữa người SX và ngành chế biến, nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế biến, các vấn đề về suy thoái môi trường do áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa phù hợp.
Cán bộ dự án đi kiểm tra thực địa |
Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã xác định ưu tiên trong SX lâm nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao giá trị trong kinh doanh rừng trồng, đáp ứng các yêu cầu của ngành chế biến gỗ và bảo vệ môi trường… Trong bối cảnh này, việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách cho phát triển rừng trồng theo hướng bền vững là một trong các yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay.
Theo đó, dự án “Hoàn thiện chính sách rừng trồng để cân bằng nhu cầu giữa chủ rừng nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ và môi trường ở Lào và Việt Nam” được Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện trong 3 năm, từ 2016-2018 tại Lào và Việt Nam.
Ở Việt Nam, dự án được thực hiện tại Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Đến nay, dự án đã đạt được một số kết quả bước đầu thể hiện trong báo cáo phân tích “Khung chính sách: Rừng trồng ở Việt Nam”. Các khuyến nghị dự án đưa ra cho từng vấn đề cụ thể như sau.
Dự án đầu tư vào thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực SX và quản lý các diện tích rừng trồng hiện có, ví dụ như kiểm soát chất lượng cây giống, tư vấn, và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng quy mô nhỏ về sâu, bệnh hại.
Thực hiện đúng các quy định hiện hành để duy trì độ che phủ rừng và các diện tích rừng trồng và khuyến khích việc bảo vệ đất dưới tán rừng (ví dụ như thông qua việc chi trả dịch vụ hấp thụ các bon của rừng trồng, chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, thực hiện việc đền bù môi trường và xử lý nghiêm hành vi phá rừng và chuyển đổi rừng).
Thực hiện và hỗ trợ các cơ chế chi phí thấp, dễ dàng thích ứng để đảm bảo tính bền vững và hợp pháp của gỗ SX trong nước và nhập khẩu, bao gồm thông qua các chứng chỉ rừng theo nhóm, tự nguyện. Thực hiện phân tích các loài cây trồng rừng thích hợp, sản lượng gỗ và diện tích phù hợp nhất để chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh dài.
Cải thiện việc cung cấp thông tin cho người trồng rừng về sản lượng gỗ mục tiêu, các thị trường và giá cả khác nhau, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và lợi ích của việc sử dụng nguồn giống tốt ở các khu vực.
Xây dựng các giải pháp, ví dụ như giảm hoặc miễn trừ thuế, lệ phí, bảo hiểm hoặc chi trả dịch vụ hấp thụ các-bon để khuyến khích người dân kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng.
Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ quản lý theo mô hình hợp tác xã, xây dựng mối quan hệ và chia sẻ giá trị theo chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc thông qua liên kết chứng chỉ rừng.
Dự án cũng thực hiện phân tích rủi ro và các công cụ quản lý rủi ro phù hợp cho các chu kỳ kinh doanh dài hơn như hình thức cho vay hoặc bảo hiểm. Xóa bỏ các rào cản về quy định đối với thị trường gỗ nhỏ và tận thu các sản phẩm phụ. Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và nâng cao năng lực của các chủ rừng nhỏ tham gia vào các công ty, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. Cung cấp điều kiện và hỗ trợ phù hợp để cải thiện mối liên kết giữa các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, các cơ quan chính quyền địa phương và các hộ SX nhỏ về giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp.
Dự án tiến hành hỗ trợ tổ chức các gói tập huấn linh hoạt nhằm cải thiện năng lực cho cộng đồng trong trồng rừng, chứng chỉ rừng và tiếp thị gỗ rừng trồng. Nâng cao năng lực khuyến lâm cho chủ rừng nghèo để hỗ trợ có mục đích và kịp thời tại chỗ nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quản lý rừng trồng. Hiểu và cải thiện chức năng lưới an toàn của cây để giảm rủi ro tài chính hoặc khí hậu. Rà soát các chính sách hiện hành để đảm bảo rằng chúng đóng góp một cách hiệu quả vào các mục tiêu giảm nghèo. |
NGUYÊN HUÂN
Nguồn: http://m.nongnghiep.vn/chinh-sach-nao-cho-rung-trong-quy-mo-nho-post207349.html
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Quy trình xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm của Hệ thống Chứng chỉ rừng Việt Nam
- Thi đấu Giao hữu bóng chuyển giữa nữ công Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, nữ công Đại học Lâm nghiệp và nữ công Học viện Chính trị Công an Nhân dân
- Phát triển giống phục vụ trồng rừng vùng Bắc Trung Bộ - Nông nghiệp Việt Nam
- Nhà khoa học lâm nghiệp được vinh danh Thương hiệu Việt Nam 2017
- Hội thảo tham vấn lần 2 Bộ tiêu chuẩn QLRBV và Chuỗi hành trình sản phẩm gỗ thuộc Hệ thống Chứng chỉ Rừng Việt Nam