Nguyễn Thị Bích Ngọc Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản Thuốc bảo quản là một mắt xích quan trọng trong kỹ thuật bảo quản lâm sản. ở nước ta, hai loại thuốc PBB và CMM được sử dụng rộng rãi để bảo quản gỗ, trong đó PBB là thuốc muối tan trong nước và CMM là thuốc dầu. Các loại thuốc này có hiệu lực cao chống lại các sinh vật hại gỗ mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của gỗ cũng như chất lượng trang sức bề mặt trong gia công chế biến. Tre là loại lâm sản dễ bị các sinh vật … [Read more...]
Đa dạng hoá sản xuất trong phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam
Nguyễn Ngọc Quang Phòng Nghiên cứu KTLN - Viện KHLNVN 1. Một vài khái niệm và quan điểm chung về đa dạng hoá sản xuất trong kinh tế nông thôn ở nước ta, "đa dạng hoá sản xuất" là cụm từ còn tương đối mới mẻ. Để đưa ra một khái niệm chính xác và cụ thể vẫn còn rất nhiều bàn luận. Đỗ Kim Chung đã đưa ra khái niệm và quan điểm chung về đa dạng hoá như sau: "Đa dạng hoá kinh tế nông thôn là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá với tỷ suất hàng hoá cao, tận dụng triết để các lợi … [Read more...]
Một số giải pháp LNXH nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ củi
Nguyễn Thị Lai PhòngNCKinh tế Lâm nghiệp Khái niệm LNXH đã chỉ rõ việc giải quyết nhu cầu lâm sản cho người dân địa phương cũng như tạo điều kiện để các ngành sản xuất nhỏ trong nhân dân phát triển là một trong những nội dung quan trọng. Đánh giá và tìm biện pháp hiệu quả nhất giải quyết nhu cầu gỗ củi là một công việc không những đòi hỏi về thời gian mà còn phải có phương pháp chuẩn xác, tin cậy và phù hợp với điều kiện từng vùng của Việt nam . Gỗ, củi có quan hệ mật thiết với quỹ … [Read more...]
một số Giải pháp về cơ chế chính sách ván nhân tạo và đặc sản rừng
Võ Nguyên Huân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trong quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam, chính sách lâm nghiệp cần được sửa đổi để phù hợp với cơ sở tài nguyên rừng, phù hợp với chủ trương quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân một cách bền vững, phù hợp với dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và đẩy mạnh công tác chế biến lâm đặc sản. Chính sách lâm nghiệp đúng đắn sẽ tạo động lực thúc đấỵ phát triển lâm nghiệp và công nghệ rừng ỏ Việt Nam, tạo điều kiện sử dụng … [Read more...]
Các loài tre với dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
Nguyễn Tử Ưởng Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nước ta có khoảng 150 loài tre (cây tre là tên gọi chung cho các loài thuộc họ phụ tre- Bambusoidac), phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ ven biển đến đồng bằng và trên núi cao. Theo "Kết quả kiểm kê rừng tự nhiên" 1993, trong tổng số 5.168.952 ha rừng tự nhiên giành cho sản xuất kinh doanh có 896.391 ha rừng tre- chiếm 17% (tre thuần loại là 580.120 ha, tre hỗn giao với gỗ là 316.271 ha) với trữ lượng 3.908.066.000 cây Theo "Số … [Read more...]
Bước đầu nghiên cứu về bệnh héo thông ba lá do tuyến trùng ở tỉnh Lâm Đồng
Phạm Quang ThuA, Akiomi YamaneB A: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam B: Trường đại học Tài nguyên sinh vật, Đại học Tổng hợp Nihon, Nhật Bản Lâm Đồng là một tỉnh phía nam của Tây nguyên, tài nguyên rừng và đất rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đầu nguồn trong khu vực. Theo số liệu của Bộ Lâm nghiệp năm 1995, tổng số diện tích đất có rừng của toàn tỉnh là 559.039 ha trong đó có 127.440 ha rừng gỗ cây lá kim (chủ yếu là thông 3 … [Read more...]
Kết quả điều tra sinh thái – Di truyền bốn loài cây họ dầu trên vùng cát ven biển
Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Họ Dầu ( Diptercarpaceae ) là một họ thực vật điển hình của rừng nhiệt đới Đông Namá có phân bố rộng rãi trải suốt khu vực ấn Độ đến Philipin, gồm có 13 chi và 470 loài. Trung tâm phân bố của các loại cây họ Dầu vươn lên đến Campuchia, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, ấn Độ và Trung Quốc ( Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Đảo Hải Nam ) ( Thái Văn Trừng, 1983 ). Họ Dầu ở Việt Nam có các loài thân cây gỗ cao tới 30-40m, với trên 40 … [Read more...]
Thành tựu nghiên cứu chủ yếu về rừng tự nhiên và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
Đỗ Đình Sâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Những thành tựu chủ yếu Rừng ở nước ta được chia làm 3 loại: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng vì thế rừng tự nhiên cũng được phân chia thành 3 loại rừng tương ứng. Rừng tự nhiên còn được phân chia theo quan điểm thống kê tài nguyên là: Rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng lá kim, rừng tre, nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng ngập mặn và rừng tràm... ở đây bài viết tập trung chủ yếu vào đối tượng rừng tự nhiên … [Read more...]
Đất nước Camơrun và việc xuất khẩu gỗ tròn
Năm 1993, Camơrun sản xuất khoảng 2,5 triệu m3 gỗ tròn, xuất khẩu 1 triệu m3, khoảng 60% được chế biến tại chỗ. Năm 1997, Camơrun sản xuất 3,4 triệu m3 gỗ tròn và xuất khẩu 2 triệu m3 chiếm gần 60%. Thay đổi này đã đánh dấu một vị thế mới của Trung Phi trong thương mại quốc tế về buôn bán gỗ tròn. Cho tới năm 1998, việc xuất khẩu gỗ tròn của Camơrun chủ yếu sang thị trường Châu Âu và Trung Đông, các nước Châu á trở thành bạn hàng thường xuyên và quan trọng của Camơrun. Khối lượng gỗ chế … [Read more...]
Nghề trồng cây teck (Tectona grandis L.F) trên thế giới
Cây teck (Tectona grandis), nguồn gốc từ ấn Độ, Myanmar, Thailand và Lào, là loài cây gỗ tạo tác được các nhà công nghiệp đánh giá cao. Diện tích phân bố tự nhiên của cây teck khoảng 25 triệu ha và nhìn chung thường mọc hỗn giao với các loài cây khác. Cây teck đựợc khai thác rộng rãi từ 3 thế kỷ nay để không còn thoả mãn nhu cầu của thế giới, nhiều dự án trồng cây teck đã được bắt đầu ở nhiều dải chí tuyến. Vào thế kỷ 14, cây teck đã được đưa vào đảo Java (Indonesia) bằng hạt giống của ấn Độ. … [Read more...]