PGS.TS Ngô Đình Quế 2006-2008 Ths Đinh Thanh Giang 2009. 1. Tóm tắt. Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm” được thực hiện trong 4 năm 2006- 2009. 2. Nội dung chủ yếu của đề tài: 1. Tổng hợp các tài liệu ở trong và ngoài nước, các kết quả trong nghiên cứu và sản xuất có liên quan. 2. Điều tra, đo đếm sinh trưởng rừng ngoài hiện trường, xây dựng bản đồ năng suất rừng trồng ở các cơ sở sản xuất. Nghiên cứu và … [Read more...]
Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm
Báo cáo tóm tắt đề tài: Thiết kế chế tạo và chuyển giao hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ
KS. Nguyễn Văn Dưỡng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1975, với sự giúp đỡ kỹ thuật và thiết bị của Cộng hòa Pháp, một xí nghiệp sản xuất tinh dầu Hồi đã được xây dựng ở Phai Vệ, Lạng Sơn. Công suất 150 tấn tinh dầu Hồi / năm. Chất lượng tinh dầu Hồi của xí nghiệp này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu, kể cả những thị trường khó tính như Bắc Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Trong thời gian này, nước láng giềng của chúng ta vẫn chưa có một cơ sở sản xuất tinh dầu Hồi nào có trang bị tương tự. Năm 1979, … [Read more...]
Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau
TS. Phạm Thế Dũng I. ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Bạch đàn và keo đang là cây chủ lực trong trồng công nghiệp, chiếm tới 46% tổng diện tích rừng trồng và có xu hướng tăng. Khuynh hướng suy giảm năng suất rừng sau nhiều chu kỳ kinh doanh đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Quản lý hợp lý vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm soát thảm thực bì và sử dụng phân bón phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất rừng trồng (Nambiar, 1996). Quản lý … [Read more...]
Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng-giai đoạn 2006-2010
TS. Phí Hồng Hải I. Đặt vấn đề Nước ta có một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, trong đó có khoảng 30% số loài là đặc hữu, không tìm thấy ở nơi khác ngoài Việt Nam (N.N.Thìn 1997). Các nhà khoa học dự đoán Việt Nam có khoảng 12.000 tới 15.000 loài thực vật, trong đó khoảng 7.000 loài đã được nhận biết (Trần Đình Lý 1993). Nhân dân ta từ xa xưa đã sử dụng hàng ngàn loài cây làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, nguyên nhiên liệu, cây cảnh và nhiều các mục tiêu … [Read more...]
Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn thuốc và công nghệ bảo quản nứa nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Nguyễn Văn Đức I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nứa là vật liệu tự nhiên, ngay sau khi khai thác cũng như quá trình sử dụng, nứa có thể bị các loài sinh vật như mốc, mọt gây hại, làm giảm phẩm chất, phá hỏng hàng hoá. Vì vậy, trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, nứa nguyên liệu được ngâm trong ao hồ từ 3-4 tháng để loại bỏ các chất chiết xuất là đối tượng thức ăn của sâu, nấm. Quá trình xử lý nứa đã làm tiêu tốn thời gian, gây ô nhiễm nguồn nước ao hồ. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài … [Read more...]
Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận
TS. Phạm Thế Dũng I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nhiều năm qua, việc gây trồng các loài cây có giá trị kinh tế trên vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận đang gặp nhiều khó khăn. Đã có hàng ngàn ha rừng trồng bị chết do khô hạn, còn lại cũng sinh trưởng rất kém. Do đó,việc tìm kiếm những loài cây bản địa có khả năng chịu được điều kiện khô hạn nhưng có gía trị kinh tế, có khả năng cải tạo môi trường, cải thiện tiểu vùng sinh thái cho phát triền nông nghiệp… là điều cần giải quyết … [Read more...]
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) và Gáo trắng (Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng trọng điểm.
Lê Minh Cường Trung tâm KHSXLN Đông Bắc Bộ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội, cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người. Rừng còn giữ vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp về diện tích và giảm sút chất lượng. Theo kết quả điều tra đã được công bố, năm 1945 tổng diện tích rừng cả nước là 14,3 triệu hecta đạt tỷ lệ che phủ 43%, chủ yếu là … [Read more...]
Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên
ThS. Trần Lâm Đồng; ThS. Nguyễn Toàn Thắng (i). Đặt vấn đề Tây Nguyên là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình khá đa dạng vừa có khí hậu nhiệt đới, vừa có khí hậu á nhiệt đới, địa hình có sự chênh lệch về độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố của nhiều loài dẻ, trong đó có một số loài dẻ ăn hạt. Dẻ ăn hạt là nhóm loài cây bản địa đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao: gỗ có thể làm nhà, đồ gia dụng,... đặc biệt hạt dẻ là loại thực phẩm có giá trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu … [Read more...]
Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, tràm, thông và keo, giai đoạn 2 (2006-2010)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chọn lọc cây trội kết hợp với lai giống và sử dụng giống lai đang được nhiều nhà chọn giống quan tâm. Những nghiên cứu về lai giống và sử dụng giống bạch đàn lai ở một số nước như Brazil, Congo, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Indonesia, Zambia..... cho thấy lai giống đã tạo ra được các giống mới có năng suất cao hơn rất nhiều so với các giống bố mẹ. Trong đó nổi bật là các giống lai E. grandis x E. tereticornis, E. torelliana x E. pellita, E. torelliana x E. urophylla ở … [Read more...]
Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở việt nam
Trần Văn Con Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ Sự thành công trong quản lý rừng bền vững phụ thuộc vào sự hiểu biết về các quá trình xẩy ra trong các hệ sinh thái rừng (HSTR) và các phản ứng của chúng đối với các tác động lâm sinh. Rừng tự nhiên ở Việt Nam đã được quản lý từ hơn 40 năm nay, nhưng những hiểu biết về cấu trúc và các quá trình sinh thái của rừng vẫn còn rất hạn chế do thiếu các sơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống ô tiêu chuẩn định vị (ÔTCĐV). Hệ thống ÔTCĐV là … [Read more...]