Báo cáo tóm tắt đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình rừng trồng Keo bằng giống tiến bộ kỹ thuật mới được công nhận tại vùng Bắc Trung Bộ.

Nguyễn Xuân Hoàng

                                                                   Trung tâm KHSXLNvùng Bắc Trung Bộ

 ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Các dòng Keo lá tràm  Bvlt83, Bvlt84,Bvlt85, AA1, AA9 và các dòng Keo lai tự nhiên AH1, AH7 là giống tiến bộ kỹ thuật mới được công nhận có nhiều đặc điểm ưu việt như chất lượng gỗ tốt, thân thẳng, ít cành nhánh, cho năng suất cao, chống chịu bệnh tốt là loài cây mọc nhanh đáp ứng nhu cầu cung cấp gỗ, củi, góp phần đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc; nên cần được nghiên cứu, thực nghiệm trên các phương pháp làm đất thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Qua việc xây dựng mô hình nghiên  cứu, thực  nghiệm của 5 dòng  Keo lá tràm (Bvlt83, Bvlt84, Bvlt85, AA1, AA9), 2 dòng Keo lai tự nhiên (AH1,AH7) ở hai phương  pháp  làm đất khác nhau tại Đông Hà – Quảng Trị đã có được một số kết quả, tuy thời gian còn chưa đủ theo yêu cầu của đề tài đặt ra để đưa ra những nhận xét xác thực, nhưng kết quả bước đầu của đề tài sẽ trình bày dưới đây cũng có ý nghĩa nhất định.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1. a.      Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp làm đất đào hố bằng máy với kích thước 60cm x 60cm x 60cm (CT1) so với phương pháp làm đất cày băng kết hợp cày rạch sâu >40cm (CT2) đến sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm và Keo lai tự nhiên tham gia xây dựng mô hình.

  1. b.      Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp kế thừa: Kế thừa một số số liệu và kết quả của các nghiên cứu khác để xác định đặc điểm khí hậu và đất đai tại khu vực xây dựng mô hình nghiên cứu.

• Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Mô hình A: Gồm các dòng Bvlt83, Bvlt84, Bvlt85. Mỗi dòng được trồng thành một khối riêng biệt có diện tích 01 ha/02 phương pháp làm đất.

– Xử lý thực bì/mỗi phương pháp làm đất: Phát toàn diện.

– Mật độ trồng/mỗi phương pháp làm đất: 1.650 cây/ha tương đương với cự ly 3m x 2m.

– Phân bón/mỗi phương pháp làm đất: Bón lót 200 gam vi sinh + 100 gam NPK và bón thúc vào năm thứ 2: 200 gam vi sinh + 200gam NPK.

– Giống trồng/mỗi phương pháp làm đất: Trồng bằng cây con tạo từ hom của các dòng  Bvlt83, Bvlt84, Bvlt85.

– Thời vụ trồng: Tháng 12 năm 2007.

–  Phát chăm sóc 2 lần, vun gốc 2 lần/mỗi phương pháp làm đất.

               Mô hình B: Gồm các dòng  AA1, AA9 và AH1, AH7. Mỗi dòng được trồng thành một khối riêng biệt có diện tích 1,5 ha, (riêng dòng AH1 trồng với diện tích 0,5 ha)/02 phương pháp làm đất.

– Xử lý thực bì/mỗi phương pháp làm đất: Phát toàn diện.

– Mật độ trồng/mỗi phương pháp làm đất: 1.650 cây/ha tương đương với cự ly 3m x 2m.

– Phân bón/mỗi phương pháp làm đất: Bón lót 200 gam vi sinh + 100 gam NPK và bón thúc vào năm thứ 2: 200 gam vi sinh + 200gam NPK.

– Giống trồng/mỗi phương pháp làm đất: Trồng bằng cây con tạo từ hom của các dòng  AA1, AA9 và AH1, AH7.

– Thời vụ trồng: Tháng 12 năm 2008.

–  Phát chăm sóc 2 lần, vun gốc 2 lần/mỗi phương pháp làm đất.

• Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu sinh trưởng về đường kính 1,3 m (cm), chiều cao vút ngọn (m) thu thập mỗi năm 01 lần.

• Phương pháp xử lý số liệu:

– Sử dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp và sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu (so sánh các chỉ tiêu về: Đường kính (D1,3 m); Chiều cao vút ngọn (Hvn ); Thể tích (V), để kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng chiều cao, đường kính, trữ lượng của các dòng keo/02 phương pháp làm đất).

– Phương pháp đánh giá  hiệu quả kinh tế:

anova1

3.    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:

3.1.         Đặc điểm khí hậu và đất đai:

Đặc điểm khí hậu:

Quảng Trị  là tỉnh nằm trong  khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt.

Mùa khô:  Từ tháng 3 đến tháng 8, có gió Tây nam thổi mạnh và khô nóng; cao điểm là tháng 5 tháng  6 và có gió cấp 5, cấp 6.

Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mưa lớn thường tập trung vào tháng 10 đến tháng 11 hàng năm nên thường gây ra lũ lụt ở những tháng này, lượng mưa bình quân từ 2.200 – 2.400mm/năm.

– Nhiệt độ bình quân năm : 22,40C

– Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất: 260 C

– Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất: 160 C

– Nhiệt độ cao tuyệt đối: 410C

                – Nhiệt độ thấp tuyệt  đối: 100C

– Độ ẩm không khí bình quân năm: 80%

Đặc điểm đất đai:

Đất ở khu vực xây dựng mô hình nghiên cứu là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, tầng đất mặt mỏng (từ 10- 40cm), khô cằn, ít mùn, độ phì đất kém, tỷ lệ đá lẫn chiếm 20-25%, đất chua (pH 4-5), có độ đốc <100, thực bì chủ yếu là cây bụi nhỏ tái sinh sau khai thác rừng Bạch đàn và rừng  Keo.

            3.2. Ảnh hưởng của phương pháp làm đất đến sinh trưởng của các dòng keo tham gia xây dựng mô hình nghiên cứu.

Phương pháp làm đất không những là một chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng tới suất đầu tư mà còn là một chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nó ảnh hưởng  đến năng suất, chất lượng  rừng trồng.  Phương pháp làm đất như thế nào để đạt năng suất, chất lượng  cao nhất,  nhưng  lại có chi phí  phù hợp? Đây vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp thích đáng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, đề tài đã tiến hành bố trí thí nghiệm trồng các dòng keo là giống tiến bộ kỹ thuật mới  được công nhận ở hai phương pháp làm đất trên diện tích 8 ha tại Đông Hà – Quảng Trị.

            Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phương pháp làm đất đến sinh trưởng của các dòng keo sau 3 năm tuổi (Mô hình thí nghiệm A trồng tháng 12/2007, thu thập số liệu tháng 12/2010)

 

TT

Dòng

D 1.3 tb (cm)

Ft

Sig

Hvn tb (cm)

Ft

Sig

V (m3)

Ft

Sig

Đào hố bằng máy

Cày rạch, cuốc hố

Đào hố bằng máy

Cày băng kết hợp cày rạch

Đào hố bằng máy

Cày băng kết hợp cày rạch

1

BVlt83

6,43

6,05

1,272

0,2621

6,91

5,64

5,46

0,0215

0,0114

0,0083

4,1260

0,0449

2

BVlt84

6,8

5,87

0,156

0,6933

6,92

5,63

0,002

0,9686

0,0130

0,0080

4,1919

0,0433

3

BVlt85

6,45

5,64

0,083

0,7737

6,5

5,7

15,33

0,0002

0,0109

0,0074

2,7951

0,0977

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy cả 3 dòng Keo lá tràm trồng ở hai phương pháp làm đất chưa có sự  khác nhau về đường kính (Ft < F­05). Về chiều cao 2 dòng Bvlt 83, Bvlt 85 trồng ở phương pháp làm đất đào hố bằng máy với kích thước 60cm  x 60cm x 60cm (CT1) đã có sự khác nhau so với phương pháp làm đất cày băng kết hợp cày rạch sâu >40cm (CT2), Ftt >F05, còn dòng Bvlt84 chưa có sự khác nhau (Ftt<F05).  Về thể tích có 2 dòng Bvlt83, BVlt 84 có sự sai khác giữa 2 công thức làm đất, Ft > F 05.

            Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phương pháp làm đất đến sinh trưởng của các dòng keo sau 2 năm tuổi (Mô hình thí nghiệm B trồng tháng 12/2008, thu thập số liệu tháng 12/2010)

TT

Dòng

D 1.3 tb (cm)

Ft

Sig

Hvn tb (cm)

Ft

Sig

V (m3)

Ft

Sig

Đào hố bằng máy

Cày rạch, cuốc hố

Đào hố bằng máy

Cày băng kết hợp cày rạch

Đào hố bằng máy

Cày băng kết hợp cày rạch

1

AA9

5,65

5,11

0,843

0,3623

5,01

4,17

3,288

0,0750

0,0065

0,0045

0,414

0,5226

2

AA1

5,95

5,37

1,027

0,3151

5,07

4,67

0,999

0,3218

0,0072

0,0056

0,119

0,7320

3

AH7

7,04

6,56

0,009

0,9226

6,04

5,84

4,472

0,0388

0,0122

0,0102

1,071

0,3051

4

AH1

6,99

7,01

5,194

0,0264

6,34

6,34

1,411

0,2397

0,0130

0,0123

9,580

0,0030

 

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy 03 dòng AA9, AA1, AH7 chưa có sự  khác nhau (Ft< F05 ), chỉ có dòng AH1 đã có sự khác nhau  khá rõ rệt về đường kính giữa 2 công thức làm đất (Ft > F05). Dòng AH7 đã có sự sai khác về chiều cao giữa 2 công thức làm đất (Ft >F05). Xét về thể tích thì dòng AH1 có sự sai khác khá rõ rệt trên 2 công thức thí nghiệm (Ft > F05).

3.3. So sánh sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các dòng trên mô hình thí nghiệm

– Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố bằng phần mềm SPSS 13.0. Kết quả như sau:

3.3.1. Mô hình thí nghiệm trồng năm 2007 với 3 dòng: BVlt 83, Bvlt 84, BVlt 85

Bảng 3.3: Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố (mô hình trồng 2007)

anova2

– Kết quả kiểm tra sự bằng nhau của phương sai cả đường kính và chiều cao: Sig > 0,05 chứng tỏ chưa có sự sai khác về sinh trưởng đối với đường kính D1.3 và chiều cao vút ngọn (Hvn) của 3 dòng thí nghiệm.

3.3.2. Mô hình thí nghiệm trồng năm 2008 với 4 dòng (2 dòng Keo lai tự nhiên và 2 dòng Keo lá tràm)

Bảng 3.4: Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố (mô hình trồng 2008)

anova3

Kết quả phân tích phương sai cho thấy xác suất của F cả đường kính, chiều cao đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ sinh trưởng đường kính và chiều cao ở mô hình thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt.

Theo số liệu tính toán về sinh trưởng đường kính và chiều cao: Dòng AH1 có sinh trưởng tốt nhất, với đường kính là: 7 cm; chiều cao 6,33 m; tiếp đó là các dòng: AH7, AA1, AA9. Sinh trưởng 2 dòng Keo lai tốt hơn sinh trưởng 2 dòng Keo lá tràm.

  1. 3.    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.Kết luận

Từ các kết quả  phân tích trên đây có thể rút ra một số kết luận ban đầu như sau:

– Sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm sau 3 năm tuổi cho thấy: 2 dòng Bvlt 83, Bvlt 84 trồng trên 2 phương thức làm đất (CT1 và CT2) có sự sai khác về thể tích. Trong đó 2 dòng Bvlt83, Bvlt 84 trồng trên phương pháp làm đất (CT1) cho thể tích bình quân cao hơn trồng trên phương pháp làm đất (CT2) và dòng Bvlt84 trồng ở (CT1) cho thể tích cao nhất (0,013 m3/cây).

– Sinh trưởng của các dòng keo sau 2 năm tuổi cho thấy 3 dòng AA9, AA1, AH7 chưa có sự sai khác về thể tích trên 2 phương pháp làm đất. Riêng dòng AH1 có sự sai khác rõ rệt về đường kính, thể tích trên 2 công thức thí nghiệm. Thể tích bình quân trên cây của dòng AH1 trồng ở công thức (CT1) là lớn nhất (0,0130 m3/cây).

– Sinh trưởng đường kính và chiều cao của 4 dòng thí nghiệm trong mô hình trồng năm 2008 có sự sai khác rõ rệt. Dòng AH1 có sinh trưởng tốt nhất, với đường kính bình quân là: 7 cm; chiều cao bình quân 6,33 m; tiếp đó là các dòng: AH7, AA1, AA9.

            4.2.Kiến nghị:

– Tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng của các dòng Keo tham gia xây dựng mô hình nghiên cứu ở 02 phương pháp làm đất. Đồng thời  tiếp tục theo dõi thu thập số liệu đến hết thời hạn thực hiện đề tài.

– Hiệu quả kinh tế của các dòng keo tham gia xây dựng mô hình ở 2 phương pháp làm đất được tính toán và so sánh tại báo cáo tổng kết đề tài.

   

            5TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Giáo trình Điều tra Quy hoạch rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

2. Lê Đình Khả (1996), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ cho việc cung cấp nguồn giống cây rừng được cải thiện, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam.

3. Lê Đình Khả và cộng sự (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp

4. Nguyễn Hải Tuất (1982), Giáo trình Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Hà Huy Thịnh, Lê Đình Khả, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đoàn Thị Mai, Trần Hồ Quang.  Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2001-2005, Báo cáo tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp phía Bắc, năm 2009.

6. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

7. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu chọn các dòng Keo và Bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế, Báo cáo tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp phía Bắc, năm 2009.

8.  Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phát triển các loài Keo ACACIA ở Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2003.

9.  Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính (tổng luận). Bộ Lâm nghiệp.

10. Nguyễn Huy Sơn, 2004. Kết quả bước đầu trồng rừng thâm canh Keo lai ở Cam Lộ – Quảng Trị (Hội nghị KHKT Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ).

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]