ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo lá đối tượng cây trồng chủ lực ở nhiều nước trên thế giới, Tuy nhiên trong quá trình gây trồng keo bị rất nhiều loài côn trùng gây hại các các phần của cây. Vấn đề nghiên cứu các loài sâu hại cây keo ở các nước trên thế giới rất được quan tâm chú trọng. Vì không những chúng ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế mà còn gây ra nhiều thiệt hại về cảnh quan và môi trường xung quanh.
Hiện nay, theo báo cáo của Chi Cục Kiểm lâm – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tại công văn số: 48/BC-KL, ngày 30 tháng 09 năm 2008, tình hình sâu ăn lá đã xẩy ra dịch gây hại nghiêm trọng cho Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai tại tiểu khu 543 thuộc địa bàn thôn Chấp Đông và tiểu khu 545 thuộc địa bàn thôn Bắc Phú xã Vĩnh Chấp, tiểu khu 541, 553T, 542 và NTK xã Vĩnh Tú và một số xã tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, diện tích bị sâu gây hại lên đến 145 ha. Kết quả phân loại bước đầu của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT cho thấy đây là loài sâu hại mới có tên khoa học là Phalera sp thuộc họ Notodontidae, bộ cánh vẩy Lepidoptera và một số loài sâu ăn lá khác nữa. Những loài này khác với loài sâu gây hại Keo tai tượng trước đây đã gây ra dịch tại Phú Tho, Tuyên Quang, Yên Bái và Hà Tây (cũ). Loài sâu này có sức phá hại rất lớn, chúng ăn trụi lá và chết cây; mật độ nhộng trung bình 200 nhộng/cây. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học và các biện pháp phòng trừ loài sâu này. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu ăn lá keo tại Quảng Trị”.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 1. Nội dung nghiên cứu
1.1. Điều tra thành phần loài sâu ăn lá Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai; loài sâu hại chính, tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại ở 3 huyện của tỉnh Quảng Trị và giám định tên khoa học loài sâu chính.
- Điều tra, thu mẫu các loài sâu ăn lá keo.
- Xây dựng danh mục sâu ăn lá và sâu hại chính .
- Xác định tỷ lệ và mức độ hại.
- Giám định tên khoa học 1 loài sâu hại chính.
1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của 1 loài sâu hại chính lá keo ở 1 huyện của tỉnh Quảng Trị làm cơ sở cho việc đề xuất các biện phòng trừ
- Đặc điểm hình thái
- Tập tính và đặc điểm vòng đời
- Đặc điểm sinh thái
1.3. Dự tính dự báo khả năng pháp dịch cho 1 loài sâu hại chính lá keo tại 1 huyện tỉnh Quảng Trị
- Điều tra thời kỳ xuất hiện, biến động số lượng quần thể sâu ăn lá keo qua các thế hệ.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp điều tra thành phần loài sâu ăn lá Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai; loài sâu hại chính, tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại.
2.1.1. Phương pháp điều tra thành phần tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của sâu ăn lá keo tỉnh Quảng Trị
- Điều tra theo tuyến
Tuyến điều tra là tuyến điển hình đi qua các dạng rừng và những khu vực đã và đang xẩy ra dịch sâu ăn lá keo, từ đó phát hiện những vùng rừng keo bị sâu ăn lá và những vùng không bị. Toàn bộ tuyến điều tra được xác định là 20km/huyện, điều tra 3 huyện
- Điều tra theo ô tiêu chuẩn
Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại hiện tại của sâu gây ra, số cây trong ô tiêu chuẩn, loài cây, mật độ, tàn che, thực bì và đặc điểm về độ cao, độ dốc, hướng phơi, diện tích của ô tiêu chuẩn là 2.000m2 (50 x 40m), ranh giới của ô được xác định bằng cọc mốc, cây điều tra trong ô được đánh dấu bằng sơn đỏ, cứ cách một cây điều tra một cây, cách một hàng điều tra một hàng. Mỗi huyện điều tra 6 OTC (mỗi loài keo điều tra 2 OTC x 3 loài keo = 6 OTC) “Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng”.
- Phân cấp mức độ hại bị hại cho từng cây trên ô tiêu chuẩn
Phân cấp sâu hại lá chia làm 5 cấp, với chỉ tiêu sau:
Cấp hại |
Chi tiêu phân cấp |
0 |
Cây khỏe, tán lá không bị hại |
1 |
< 25% tán lá bị hại |
2 |
25 ÷ 50% tán lá bị hại |
3 |
50 ÷ 75% tán lá bị hại |
4 |
> 75% tán lá bị hại |
Trên cơ sở kết quả phân cấp bị hại, tính toán các chỉ tiêu sau:
- Mức độ bị hại dựa trên chỉ số % trung bình sâu hại
R≤10% |
cây khỏe |
10%<R≤15% |
cây bị sâu hại nhẹ |
15%<R≤25% |
cây bị sâu hại trung bình |
25%<R≤50% |
cây bị sâu hại nặng |
R>50% |
cây bị sâu hại rất nặng |
2.1.2. Phương pháp xây dựng danh mục thành phần các loài sâu ăn lá keo
Dựa vào các số liệu điều tra về thành phần, tỉ lệ bị hại và mức độ bị hại trên các ô tiêu chuẩn ở ngoài hiện trường.
2.1.3. Phương pháp xây dựng danh mục các loài sâu hại chính
Dựa vào các số liệu điều tra đánh giá mức độ bị hại và quy mô gây hại của từng loài sâu ăn lá keo để phân hạng thành 3 mức: Nguy hiển, tiềm năng và thường thấy:
- Nguy hiểm : là loài sâu có mực độ phá hại cao với quy mô lớn đã gây ra dịch.
- Tiềm năng : là loài sâu hiện thới mức độ phá hại chưa cao nhưng có khả năng gây hại lớn và bùng pháp thành dịch trong điều kiện thích hợp.
- Thường thấy : là những loài sâu thường gặp nhưng không có khả năng lây lan rộng và mức độ phá hại không cao.
Các tiêu chí để phân hạng được xác định như sau:
- Thường thấy: (Được ký hiệu +) Thường thấy xuất hiện, mức độ gây hại từ cấp I đến cấp II, ảnh hưởng ít đến sinh trưởng của cây, diện tích bị hại nhỏ và rải rác (<30ha). Cần theo dõi diễn biến tình hình gây hại của chúng.
- Tiềm năng: (Được ký hiệu ++) Mức độ hại từ cấp II đến cấp III hoặc ít có khả năng làm chết cây, diện tích bị hại không lớn (30 – 60ha), có khả năng gây thành dịch. Cần chú ý điều tra diễn biến tình hình gây hại của chúng và đưa vào diện ưu tiên nghiên cứu phòng trừ.
- Nguy hiểm: (Được ký hiệu +++): Mức độ hại từ cấp III đến cấp IV, ảnh hưởng đến sinh trưởng hoặc làm chết cây, diện tích bị hại lớn (>60ha). Đã gây thành dịch. Cần ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu phòng trừ hoặc lên kế hoạch phòng trừ.
Từ tiêu chí phân hạng trên xếp loại sâu hại chính từ tiềm năng (Được ký hiệu ++) đến nguy hiểm (Được ký hiệu +++).
2.1.4. Phương pháp giám định tên khoa học sâu hại chính.
- Gây nuôi để lấy sâu non, nhộng, trứng và sâu trưởng thành phục vụ cho công tác phân loại.
- Dựa vào các tài liệu chuyên khảo trong và ngoài nước.
- Thuê chuyên gia giám định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của 1 loài sâu hại chính lá keo làm cơ sở cho việc đề xuất các biện phòng trừ.
Nghiên cứu hình thái, tập tính, vòng đời và sinh thái của sâu hại chính lá keo là phương pháp điều tra và phương pháp nuôi được tiến hành ở trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường, đồng thời tiến hành theo dõi các tập tính của từng pha và mô tả từng giai đoạn ở pha các pha như: trứng, sâu non, nhộng và sâu trưởng thành.
Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm
Nuôi sâu ngoài hiện trường
2.3. Phương pháp dự tính dự báo khả năng phát dịch cho 1 loài sâu hại chính lá keo tại tỉnh Quảng Trị.
Phương pháp điều tra thời kỳ xuất hiện, biện động số lượng và diện tích sâu ăn lá keo
Thông qua nghiên cứu đặc điểm sinh học của 1 – 2 loài sâu hại chính lá keo tại 1 huyện, tiến hành lựa chọn phương pháp điều tra ngoài hiện trường cho 1 địa điểm để dự tính dự báo khả năng pháp dịch của 1 – 2 loài sâu hại chính lá keo cho tỉnh Quảng Trị. Tiến hành lập ô tiêu chuẩn điều tra ngoài hiện trường cũng giống như điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại, ô tiêu chuẩn 2.000m2 sau đó điều tra sâu ăn lá theo định kỳ trên các ô tiêu chuẩn cứ 15 ngày điều tra 1 lần, điều tra theo dõi thời kỳ phát triển và số lượng sâu non, nhộng, sâu trưởng thành và trứng, điều tra trong 12 tháng, tổng số 24 đợt điều tra (ô tiêu chuẩn được lập trên 3 loài, Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai), mỗi loài 3 ô. Phương pháp dự tính dự báo này được dựa trên cơ sở của tài liệu điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp và cẩm nang ngành Lâm nghiệp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả điều tra thành phần loài sâu ăn lá Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai ở 3 huyện của tỉnh Quảng Trị.
Tiến hành hành điều tra sâu ăn lá trên các khu vực trồng keo (Keo lá tràm, keo lai va Keo tai tượng) tại 3 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong) của tỉnh Quảng Trị, điều tra thu mẫu các loài sâu ăn lá từ đó xác định được thành phần loài sâu hại và loài sâu hại chính. Tống số loài thu được là 8 loài sâu gây hại: Sâu ăn lá (Phalera grotei Moore), Sâu kèn dài (Pteroma pendula), Câu cấu lớn (Hypomeces squamosus), Câu cấu nhỏ (Polydrusus confluens), Cánh cam (Anomala sp), Châu chấu (Valanga sp.), sâu ăn lá (Ericeia sp.), thuộc 3 bộ (Lepidoptera, Coleoptera và Orthoptera), 6 họ (Notodontidae, Psychidae, Curculionidae, Scarabaeideae, Acrididae và Noctuidae).
Kết quả trên cho thấy loài cây Keo lá tràm tại huyện Vĩnh Linh bị loài sâu ăn lá (Phalera grotei) gây hại chính.
- Điêu tra tỷ lệ và mức độ bị hại loài sâu có mật độ nhiều hại Keo lá tràm là loài Phalera grotei. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của sâu hại Keo lá tràm ở tháng 6 tỷ lệ bị hại từ 64.8 đến 83.1%, mức độ bị hại trung bình đến hại năng từ 26.4% đến 30.5%. Đến tháng 9 tỷ lệ bị hại tăng lên từ 86.2 đến 97.4%, mức độ bị hại nặng đến rất nặng từ 38.4 – 43.1%.
4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính lá keo ở huyện Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị làm cơ sở cho việc đề xuất các biện phòng trừ
- Đặc điểm hình thái của sâu ăn lá Keo lá tràm
– Sâu trưởng thành: Con cái dài từ 48 đến 60mm, con đực dài từ 41 đến 53mm, râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép màu đen xám, đỉnh đầu có đám lông hơi nhô lên màu nâu, phía trên mắt có 4 cục nhô lên màu trắng, bụng dưới sâu trưởng thành có màu nâu nâu trắng. Toàn thân có màu nâu xám, gốc cánh trước có 1 đám màu xám trắng, vệ ngoài cánh trước có một đám mầu nâu, mép ngoài cánh trước có 6 đám lượn sóng màu nâu, cánh trước có 4 hàng lượn sọc chỉ đen vuông với gân cánh, 2 hàng ở gần gốc cánh và 2 hàng gần mép ngoài cánh trước. Sâu trưởng thành đậu cánh trước không che khín được phía đuôi.
– Trứng: Dài từ 0.9mm đến 1.1mm, hình ô van, có màu vàng nhạt.
– Sâu non: Có 6 tuổi, 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng
+ Sâu tuổi 1 dài từ 5 đến 10mm, màu xanh.
+ Sâu tuổi 2 dài từ 12 đến 15mm, màu xanh.
+ Sâu tuổi 3 dài từ 17 đến 23mm, màu xanh.
+ Sâu tuổi 4 dài từ 24 đến 32mm, màu xanh nhạt.
+ Sâu tuổi 5 dài từ 38 đến 49mm, màu trắng, đầu màu vàng nhạt, đốt thứ nhất trên đỉnh có 1 đôi gai thịt nhô lên màu vàng, vệ xườn có một đường chỉ màu vàng và 9 chấm màu đen, xung quanh chấm đen có viền màu vàng, mặt bụng và 5 đôi chân bụng màu đen, 3 đôi chân ngực màu nâu nhạt, trên lưng có 2 hàng lông chạy dọc có thể, mỗi hàng có 13 túm lông màu trắng.
+ Sâu tuổi 6 dài từ 59 đến 65mm, màu xám đen, đầu màu nâu xám, vệ xườn có một đường chỉ màu mậm chín và có 9 chấm màu đen, 8 chấm màu vàng, mặt bụng và 5 đôi chân bụng màu đen, 3 đôi chân ngực màu cánh gián, trên lưng có 2 hàng lông chạy dọc co thể, mỗi hàng có 13 túm lông màu nâu nhạt.
– Nhộng: Dài từ 20 đến 39mm, rộng trung bình từ 4 đến 8mm, có màu cánh gián sẫm, mầm cành kéo dài đến đốt bụng thứ 4 và có 6 đôi lỗ thở, đuôi của nhộng có 6 gai.
- Đặc điểm sinh học
– Đặc điểm vòng đời
Sâu ăn lá Keo lá tràm là loài biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn: sâu trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Chúng tôi đã gây nuôi sâu ăn lá Keo lá tràm ở ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm.
Qua bảng trên cho thấy thời gian hoàn thành vòng đời của Phalera grotei phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ không khí: trong điều kiện nhiệt độ trung bình 27.1oC, độ ẩm trung bình 86.2% thời gian phát triển từ 85 đến 120 ngày trung bình 96.5 ngày, điều kiện nhiệt độ trung bình 23.6oC, độ ẩm trung bình 88.5% thời gian phát triển từ 44 đến 77 ngày trung bình 60.5 ngày.
– Một số tập tính sinh hoạt của sâu ăn lá Keo lá tràm Phalera grotei
+ Pha sâu trưởng thành: Ngay sau khi vũ hóa, sâu trưởng thành cái đã tiết chết dẫn dụ sinh dục (Pheromone) cùng với sâu trưởng thành đực ghép đôi rất nhanh, sau khi giao phối xong chừng khoảng 30 đến 90 phút con cái tìm nơi đẻ trứng, vị trí đẻ trứng thường ở phía trên mặt lá non của cây. Sau khi đẻ trứng, thường 2-6 ngày kể từ khi vũ hóa, sâu trưởng thành kiệt sức chết, con đực sống ngắn hơn con cái vì sau khi giao phối để duy trì sự ổn định của quần thể sâu.
+ Pha trứng: Trứng sâu thường được đính trên lá keo, xếp thành đám không theo quy định, tùy vào điều kiện môi trường sống, trứng trải qua 4 đến 6 ngày thì mới nở.
+ Pha sâu non: Sâu non là pha duy nhất duy trì dinh dưỡng của sâu ăn lá Keo lá tràm, tùy vào điều kiện thức ăn thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm và các nhân tố khác của từng vùng mà sâu non có độ tuổi khác nhau. Tại địa điểm nghiên cứu và nuôi sâu trong phòng cho thấy quá trình phát của sâu non trải qua 5 lần lột xác..
+ Pha nhộng: Nhộng sâu ăn lá keo lá tràm chỉ tìm thấy ở dưới đất nằm ở xung quanh gốc cây. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 16 đến 37 ngày ở nhiệt độ trung bình 27.1oC, nhưng ở nhiệt độ trung bình 23.6oC nhộng kéo dài từ 40 – 60 ngày.
- Đặc điểm sinh thái
Đặc điểm sinh thái của côn trùng nói chung và loài sâu Phalera grotei hại Keo lá tràm nói riêng là nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa môi trường ở rừng Keo lá tràm với loài sâu Phalera grotei.
Mối quan hệ của sâu với các yếu tố như: thức ăn, cấu trúc lâm phần bị hại, thiên địch và nhiệt độ không khí, độ ẩm, lượng mưa, đất, các yêu tố này chúng gây ảnh hưởng đến sâu.
– Mối quan hệ của sâu với thức ăn
Thức ăn được coi là nhân tố sinh thái quan trọng, vì thức ăn cần cho sâu sinh trưởng phát triển, thức ăn bù đắp lại năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động trong cuộc sống.
Để kiểm tra số liệu điều tra ngoài hiện trường chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi sâu non của sâu tuổi 3, 4, 5 hại chính Keo lá tràm ở tuổi 1, 2, 3, 4 và 5. Kết quả cho thấy có sự thống nhất cao. Đáng lưu ý là sâu lựa chọn thức ăn được lấy từ cây tuổi 4 và 5, nhưng trong thực tế thì rừng khi xảy ra dịch sâu ăn từ tuổi 1 đến tuổi 5, vì trong thí nghiệm đã sử dụng sâu tuổi lớn làm thí nghiệm nuôi, ở giai đoạn này sâu ưa ăn những lá già, lá bánh tẻ và lá trên những cây có tuổi cao, trong khi đó sâu non ở tuổi 1 và 2 ăn lá non có nhiều nước.
– Mối quan hệ của sâu với đặc điểm cấu trúc lâm phần Keo lá tràm
- Trạng thái sinh trưởng và chất lượng của lâm phần
Qua điều tra quan sát thực tế cho thấy hầu hết các lâm phần xẩy ra dịch sâu lần đầu tiên là những lâm phần sinh trưởng bình thường và sinh trưởng tốt, đối với lâm phần sinh trưởng kém sâu suất hiện ít. Đây cũng là hiện tượng lựa chọn loại thức ăn phù hợp của sâu liên quan đến trạng thái chất lượng. Nhưng khi dịch sâu đã xuất hiện và lan tràn mạnh thì những lâm phần sinh trưởng kém cũng bị hại nặng.
- Mật độ lâm phần
Mật độ cây trong lâm phần có liên quan rõ đến mật độ quần thể của sâu, khi dịch sâu phát triển mạnh thì những lâm phần có mật độ cây cao (từ 1660 cây/ha đến trên 2000 cây/ha) mật độ sâu và mức độ bị hại thường cao hơn những lâm phân có mật độ cây thấp hơn (dưới 1000 cây/ha).
- Thực bì dưới tán rừng
Kiểu thực bì dưới tán rừng cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng sâu và chất lượng của sâu. Nếu thực bì có nhiều hoa mua, hoa xim và các cây hoa dại khác thì mật độ sâu giảm vi tỷ lệ chết do ký sinh nhiều. Còn lại thực bì cây bụi, thảm mục, cành khô, lá rụng thì mật độ sâu cao, tỷ lệ ký sinh ít. Kết quả điều tra tại xã Vĩnh Tú huyện Lĩnh Linh tỉnh Quảng Trị được trình bày ở bảng 5.
- Mối quan hệ của sâu với thiên địch
Các loài ký sinh thiên địch có vai trò rất lớn trong việc khống chế số lượng quẩn thể sâu hai chính Keo lá tràm, mức độ ảnh hưởng của chúng đế sâu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển vòng đời của sâu và thời kỳ phát triển dịch sâu. Kết quả điều tra thiên địch trong rừng Keo lá tràm tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đối với pha sâu non có 7 loài ký sinh thiên địch: Ong râu dài, Nấm xanh, Nấm bạch cương, Ruồi 3 vạch, Bọ ngựa, Nhện, Bọ xít hoa; Pha nhộng có 2 loài ký sinh thiên địch: Ong đùi to và Nấm xanh; Pha trưởng thành có 3 loài: Bọ ngựa, bọ ngựa vằn và nhện
- Mối quan hệ của sâu với nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối quá trình phát triển của sâu son. Thời gian hoàn thành vòng đời trong điều kiện nhiệt độ không khí từ tháng 3 đến tháng 5 ở khu vực nghiên cứu nhiệt độ không khí trung bình 24.1oC mất khoảng 80 ngày. Kết quả điều tra đợt 2 vào tháng 9 có nhiệt độ là 2.67oC có số lượng cao nhất là 257con/cây, thấp hơn là 141 con/cây ở nhiệt độ 29.6oC vào tháng 6 và tháng 7.
4.3. Dự tính dự báo khả năng phát dịch cho loài sâu hại chính lá keo lá tràm của tỉnh Quảng Trị.
- Điều tra dự báo thời kỳ xuất hiện, biến động số lượng qua các thể hệ.
Điều tra dự báo sâu hai chính Keo lá tràm được dựa trên các kết quả nghiên cứu sinh học và sinh thái học và những số liệu điều tra định kỳ liên tục về mật độ của chúng trong năm để từ đó biết được mật độ sâu có khả năng phát dịch. Việc điều tra sâu hại chính Keo lá tràm được tiến hành liên tục với định ký 10 ngày 1 lần trên các ô tiêu chuẩn để xác định được mật độ tương đối của chúng ở khu vực nghiên cứu. Từ đó phân tích số liệu điều tra sẽ thấy diễn biến của sâu hại và xu thế phát triển của chúng. Kết quả nghiên cứu trong năm cần điều tra định kỳ theo dõi mật độ vào tháng định kỳ vào 2 đợt (đợt 1 vào tháng 6 tháng 7 và đợt 2 vào tháng 9), đây là những tháng có mật độ sâu có sự biến động lớn có xung hướng tăng thành dịch sâu ăn lá Keo lá tràm.
- Dự tính dự báo khả năng phát dịch của loài sâu hại chính Keo lá tràm tại Quảng Trị.
Tiến hành điều tra dự tính dự báo khả năng phát dịch của loài sâu hại chính Keo lá tràm được tiến hành điều tra định kỳ trong 12 tháng tại xã Vĩnh Tú huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
KẾT LUẬN
- Đã điều tra xác định được 8 loài sâu hại lá keo (Trong đó có 8 loài hại Keo lá tràm, tại huyện Vĩnh Linh 6 loài hại keo lai và Keo tai tượng tại Gio Linh và Triệu Phong). Xác định được 1 loài sâu hại chính loài Keo lá tràm có tên khoa học là Phalera grotei.
- Sâu hại Keo lá tràm có 4 pha: Sâu trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng; sâu non có 6 tuổi.
- Vòng đời sâu hại Keo lá tràm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 27.1oC, độ ẩm trung bình 86.2% thời gian phát triển từ 85 đến 120 ngày trung bình 96.5 ngày, điều kiện nhiệt độ trung bình 23.6oC, độ ẩm trung bình 88.5% thời gian phát triển từ 44 đến 77 ngày trung bình 60.5 ngày.
- Sâu hại Keo lá tràm ở tuổi 1, 2 thích ăn lá non có nước nhiều, sâu non tuổi 3, 4, 5, 6 thích ăn cây ở tuổi 4, 5 lá bánh tẻ và lá già.
- Sâu hại chính Keo lá tràm thường phát triển mạnh ở những lâm phân có mật độ cây cao từ 1660 cây/ha đến trên 2000 cây/ha.
- Phát hiện 7 loài ký sinh sâu non, 2 loài ký sinh nhộng và 3 loài ký sinh pha sâu trưởng thành tại khu vực nghiên cứu.
- Dự tính dự báo khả năng phát dịch của sâu hai Keo lá tràm gây hại vào tháng 6 và tháng 7; gây hại nặng và có khả năng phát dịch vào tháng 9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Văn Độ (2000): “Báo cáo kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu khảo nghiệm xuất xứ keo và bạch đành tại Đá Chông huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây (cũ) ”.
- Hutacharern (1993) and Wylie et al. (1998). A list a bout 20 of the more inportant species/species groups associated with Acacia mangium. Pest outbreaks in Tropical forest plantation. By Center for international forestry research (2001) 15 – 17.
- K.S.S. Nair and Sumardi (2000). Insect pests and diseases indonesian forests : An assessment of the major threat, research efforts and forest. Center for international forestry research, Bogor, Indonesia, 101p. 16-17
- Nguyễn Thế Nhã và cộng tác viên (1999 – 2001): “Xây dựng quy trình dự tính dự báo và phòng trừ sâu ăn lá Keo tai tượng tại vùng trung tâm” – báo cao tổng kết đề tài Trường ĐHLN Việt Nam.
- Đào Ngọc Quang (2003), Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu túi nhỏ hại rừng trồng Keo tai tượng tại xã Suối Hai – huyện Ba Vì – tỉnh Hà Tây (cũ), báo cáo tổng kết đề tài 2001- 2003, Viện KHLN Việt Nam”.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Kỹ thuật trồng Keo lai
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tình hình gây trồng loài Lò bo (brownlowia tabularis Pierre), Xoan mộc (toona surenii (Blume) merr) và Dầu cát (dipterocarpus condorensis Ashton)
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS Hồ Thanh Hà
- Kỹ thuật trồng Kháo vàng
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học phân loại gỗ Việt Nam