TS. Lê Xuân Phúc và các CTV
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
I- MỞ ĐẦU
Chất lượng giống quyết định năng suất, chất lượng rừng trồng. Ngày nay, ở nước ta nhu cầu cây giống chất lượng cao cho trồng rừng nguyên liệu, phòng hộ và bảo tồn nguồn gen ngày càng lớn. So với phương pháp gieo hạt, nuôi cấy mô, giâm hom phổ biến và thích hợp nhất cho nhiều quốc gia trên thế giới để đáp ứng được yêu cầu trên vì đảm bảo tính di truyền đầy đủ, không cần công nghệ cao, vốn đầu tư không lớn và có khả năng sản xuất với số lượng lớn nên rất phù hợp với điều kiện sản xuất của các cơ sở lâm nghiệp ở Việt Nam, Quá trình ra rễ và phát triển của hom giâm phụ thuộc rất nhiều vào tiểu khí hậu môi trường giâm hom (MTGH) ở trong NGH: nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng,… [1], trong đó ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất vì không thể thiếu được cho quá trình quang hợp của cây xanh (hom giâm) và còn ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm trong MTGH do tác động của năng lượng bức xạ mặt trời..
Ánh sáng thích hợp cho quá trình ra rễ của đa số các loài cây nhiệt đới là ánh sáng tán xạ có cường độ tương đương trong bóng râm [1], khoảng 4.000 ÷ 8.000 lux tùy thuộc mùa và thời điểm trong ngày [4]. Kết quả thí nghiệm [4].cho thấy: hom Keo lai vẫn ra rễ trên 90 % và phát triển bình thường trong MTGH có cường độ sáng tới 12.000 lux vào khoảng giũa trưa trong 6 – 8 ngày nắng nóng và 1500 lux cũng vào khoảng giữa trưa trong 4 – 5 ngày lạnh, mưa phùn
Cường độ ánh sáng tự nhiên (ngoài trời) biến động rất rộng do phụ thuộc vào cường độ nắng mặt trời và khí hậu, thời tiết. Ở Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta, khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt và biến động mạnh do gió mùa Đông Bắc, gió Lào. Vào mùa hè nắng nóng dữ dội, vào mùa đông và đầu xuân, lạnh giá và mây mù, mưa phun dày đặc.
Để có được cường độ ánh sáng thích hợp cho cây giống, nhiều biện pháp che nắng và vật liệu che khác nhau đã được nghiên cứu úng dụng: nhà kính, nhà lưới, nhà nilon, che tấm nhựa composit,…. Ở Việt Nam, đã nghiên cứu giâm hom nhiều loài cây lâm nghiệp trong một số nhà kính hiện đại nhập nội nhưng tỷ lệ hom ra rễ rất thấp trong khi giá thiết bị cao, chi phí sản xuất rất lớn nhất là chi phí điện năng trong mùa nắng nóng. Các NGH được nghiên cứu trong nước đon giản hơn, chỉ bao gồm: các luống giâm hom được xây bằng gạch dạng bể nông có hệ thống tưới nước phun sương mù và được đặt dưới dàn che nắng. Mỗi luống giâm có vòm che riêng biệt dạng nửa hình trụ, mặt ngoài được phủ nilon trong suốt để làm tán xạ, làm đều ánh sáng trên mặt luống giâm đồng thời giữ ẩm cho không khí bên trong và giá thể giâm. Vật liệu che sáng thường là tấm nhụa composite màu trắng đục, lưới nilon chuyên dụng, nilon trong suốt và kể cả phên tre nứa. Ở các NGH này đã giảm được đáng kể hiệu ứng nhà kính trong mùa nắng nóng và đạt tỷ lệ hom ra rễ cao hơn nhiều so với khi giâm trong các nhà kính. Tuy nhiên tồn tại rất lớn đối với các NGH này là vật liệu che sáng đa dạng không đồng nhất về kích thước, tỷ lệ che và hệ thống che sáng không điều chỉnh được các mức độ che khác nhau để tạo môi trường thích hợp theo yêu cầu công nghệ giâm hom. Thêm nữa, các loại lưới che đang được sử dụng (do Trung Quốc sản xuất) rất nhanh bị mục và rách hỏng, tấm lợp nhựa composite, nilon nhanh bị ố bẩn và rất khó tẩy rửa. Các cơ sở sản xuất phải thường xuyên tẩy rửa mái và vách che bằng tấm nhựa composite, mất nhiều công sức song hiệu quả rất thấp. Mặc dù đạt tỷ lệ hom ra rễ cao hơn ở các nhà kính, các NGH này cũng chỉ hoạt động hiệu quả trong 4 – 6 tháng /năm khi thời tiết nắng nhiều, ít nóng, chỉ giâm hom được một số loài cây rừng thuộc nhóm không khó ra rễ.
Cho đến nay, chưa đủ căn cứ khoa học để tính toán thiết kế hệ thống che sáng của các NGH lâm nghiệp ở Việt Nam nhằm điều tiết ánh sáng tư nhiên thích họp cho quá trình giâm hom tùy thuộc loài cây, thời tiết, thời gian trong ngày, mùa vụ. Vì vậy, nghiên cứu chọn loại vật liệu che, xác định một số thông số cơ bản của hệ thống che sáng nhằm khắc phuc các tồn tại trên đây và nâng cao hiệu quả sử dụng của các NGH ở nước ta là vấn đề cấp thiết.
2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
2.1. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu quy luật biến động của cường độ ánh sáng tự nhiên (ngoài trời) theo thời gian trong ngày ở các điều kiện thời tiết đặc trưng của 2 mùa: mùa hè và mùa đông.
* Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vật liệu che sáng phổ biến cho các vườn ươm cây giống lâm nông nghiệp
– Quan hệ giữa tính chất che ánh sáng và một số tính chất cơ lý khác vói yếu tố sử dung
– Quan hệ giữa tính chất che sáng của vật liệu che và cường độ sáng tác động
* Chọn loại vật liệu che, xác định một số thông số cơ bản của hệ thống che sáng và chế độ che ở các NGH theo yêu cầu công nghệ giâm hom của cây trồng
2.2. Vật liệu nghiên cứu
a. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu che sáng: lưới che vườn ươm (Trung Quốc, Thái Lan), nilon trong suốt (Việt Nam), tấm lợp nhựa composite màu trắng.
b. Thiết bị nghiên cứu
Sử dụng máy đo cường độ ánh sáng kỹ thuật số: Extech – 401025 (Mỹ), Tenmark (Đài Loan), máy tính (Laptop) và phần mềm thu thập, xử lý số liệu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm, gồm:
– Thí nghiệm đo và xác định quy luật biến đổi của cường độ ánh sáng ngoài trời
– Thí nghiệm xác định một số tính chất cơ lý của vật liệu che sáng chuyên dụng
Mô hình thí nghiệm được thiết lập tại Trạm nghiên cứu Giống cây rừng Đá Chông – Ba Vì (thuộc Trung tâm NC Giống cây rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) với cấu trúc tương tự nhà lưới giâm hom trong sản xuất (hình 1) song các tầng lưới che di dộng được.
C1- Vị trí cảm biến đo cường độ sáng ngoài trời A0 (lux)
C2- Vị trí cảm biến đo cường độ sáng sau khi qua vật liệu che (lưới, tấm composite) A1
C3- Vị trí cảm biến đo cường độ sáng trong vòm nilon (mặt luống giâm) A2
Các cảm biến đo cường độ ánh sáng được đặt vuông góc với phương thẳng đứng tại vị trí đảm bảo không có vật cản che tia sáng mặt trời tác động vào cảm biến.
Phương pháp xử lý số liệu, xây dựng một số đặc tính bằng phần mềm Excel
a. Thí nghiệm xác định quy luật biến động của cường độ ánh sáng ngoài trời.
– Mùa Hè: khi nắng nóng mạnh không có mây
– Mùa Thu khi trời nắng và không có mây
– Mùa Đông: ngày nắng và khô có sương mù buổi sáng và, cuối chiều
– Mùa Xuân: ngày lạnh và ẩm mây mù dày đặc và mưa phùn do gió mùa Đông Bắc.
Ở mỗi mùa, chia ra 3 trạng thái thời tiết để thí nghiệm, gồm: Nắng không mây hoặc rất ít mây / Nắng xen lần nhiều mây hoặc có mưa giông / Mưa và mây mù dày đặc liên tục suốt ngày
Mỗi trạng thái thời tiết của mỗi mùa được thí nghiệm lặp 3 lần tương ứng với 3 ngày gần nhau, mỗi lần thí nghiệm từ 7 giờ sáng – 5 giờ chiều, thu thập số liệu cách nhau 5 phút
b. Thí nghiệm xác một số tính chất cơ lý của vật liệu che sáng
* Thí nghiệm xác định độ co kích thước do nắng nóng của 5 lưới che chuyên dụng phổ biến cho vườn ươm lâm nông nghiệp (2 loại lưới Trung Quốc, 3 loại lưới Thái Lan). Các dải lưới được căng dải trên dàn dây đỡ bằng dây nhựa PP chịu lực để phơi ngoài trời trong thời gian nắng nóng nhất (tháng 6/2010), định kỳ sau 4 – 5 ngày đo lại kích thước của dải lưới
* Xác định tính chất che ánh sáng của vật liệu che 5 loại lưới che, tấm lợp composit, ni lông trong suốt. Mức độ che sáng của mỗi loại vật liệu được đặc trưng bởi hệ số H = A1 / A2
H được gọi là hệ số che sáng của vật liệu. A1 (lux) là cường độ sáng tác động lên vật liệu che, A2 (lux) là cường độ sáng sau khi qua lớp vật liệu che
3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu quy luật biến động của ánh sáng ngoài trời
Kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị 1, cho thấy cường độ ánh sáng ngoài trời tác động lên hệ thống che sáng của NGH biến đổi rất phức tạp tùy thuộc thời điểm trong ngày, các ngày trong mùa và các mùa trong năm.
Trong ngày, cường độ ánh sáng ngoài trời tăng dần và cao nhất vào khoảng giữa trưa: (12 – 12 giờ 30) rồi lại giảm dần Cường độ sáng ngoài trời cực đại trong các ngày nắng không mây trong các mùa rất khác nhau: 130.000 – 140.000 lux (mùa hè), 85.000 – 90.000 lux (mùa Thu), 40.000 – 45.000 lux (mùa Đông). Khi nắng xen kẽ mây nhiều và mưa nhất là vào mùa hè, cường độ sáng ngoài trời biến động mạnh và bất thường không theo quy luật nào. Vào cuối đông và đầu xuân, trời rất lạnh, mây mù dày đặc và mưa phùn liên tục, cường độ sáng ngoài trời giảm rất thấp, cao nhất chỉ đạt khoảng 10.000 lux vào giữa trưa.
Cường độ ánh sáng ngoài trời (tác động lên hệ thống che sáng NGH) trong những ngày nắng không có mây hoặc rất ít mây và những ngày mây mù dày đặc trong các mùa có thể được mô tả bằng các quy luật toán học bậc 2 với mức độ chính xác có thể chấp nhận được (đồ thị 1).
3.2. Nghiên cứu một số tính chất che sáng và cơ lý khác của vật liệu che sáng
3.2.1. Quan hệ giữa tính chất che sáng và một số tính chất cơ lý khác vói yếu tố sử dung
* Quan hệ giũa tính chất che sáng của nilon phủ vòm che và thời gian sử dụng
Bảng 1: Hệ số che sáng của ni lon phủ vòm che
Thời gian sử dụng |
Hệ số che sáng |
Ghi chú |
|
Ký hiệu |
Giá trị |
||
Nilon mới |
Hn |
1,450 |
Năm sử dụng thứ nhất |
Nilon sau 1 lần sử dụng (sau 1 đợt giâm hom) |
Hn1 |
1,547 |
|
Nilon sau 2 lần sử dụng |
Hn2 |
1,650 |
|
Nilon sau 3 lần sử dụng |
Hn3 |
1,840 |
|
Nilon sau 4 lần sử dụng |
Hn4 |
1,980 |
|
Nilon sau 5 lần sử dụng |
Hn5 |
2,190 |
|
Nilon sau 6 lần sử dụng |
Hn6 |
2,490 |
Năm sử dụng thứ 2 |
Nilon sau 7 lần sử dụng |
Hn7 |
2,770 |
|
Nilon sau 8 lần sử dụng |
Hn8 |
3,310 |
(Kết quả thí nghiệm ở dải cường độ sáng tác động lên vòm che nilon A1 = 12.000 – 15.000 lux)
Nilon được sử dụng phủ vòm che luống giâm hom do Việt Nam sản xuất, sẵn có trên thị trường. Trong quá trình sử dụng, nilon bị ố bẩn do bụi đất, rêu mốc, gỉ sắt từ khung vòm che. Mức ố bẩn tăng càng mạnh theo thời gian làm tăng hệ số che sáng của nilon (bảng 1). Sau mỗi đợt giâm hom, cơ sở sản xuất thường phải phun nước rửa bụi đất bám trên nilon, song rất khó tẩy bỏ gỉ sắt.. Ở vùng Đông Bắc Bộ, nếu sử dụng đúng kỹ thuật, tẩy rửa định kỳ thì có thể dùng loại nilon này được tối đa 8 lần giâm hom các loài mọc nhanh (tương đương 8 tháng) và khi đó hệ số che sáng của nilon lên tới 3.31 gấp 2,2 lần so với hệ số che sáng của nilon mới. (1,45)
* Quan hệ giũa tính chất che sáng của tấm lợp nhựa composite và thời gian sử dụng
Theo đồ hị 2, số năm đã sử dung càng lớn thì hệ số che sáng của tấm lợp nhựa composite tăng vói tốc độ càng lớn. Khi tẩy rửa định kỳ tấm composite có làm giảm hệ số che sáng song không đáng kể
Sau 4 năm sử dụng, mặc dù được tẩy rửa hàng năm hệ số che của tấm nhựa composite vẫn lên tới 9.76. Như vậy: vào giũa Thu (tháng 9), cường độ sáng ngoài trời (A0) cao nhất 75.000 ÷ 90.000 lux thì cường độ sáng trong NGH (dưới mái che, trên vòm nilon) chỉ còn 7.900 ÷ 9.500 lux và trong MTGH (trong vòm che nilon mới) 5.600 ÷ 6.800 lux. Nghĩa là trong vụ Thu nếu nắng liên tục và sử dụng nilon còn rất mới, mới có thể giâm hom được các loài cây ưa sáng.
* Độ co do nắng nóng của lưới che chuyên dụng
Kết quả tại bảng 4 cho thấy, lưới Trung Quốc không đồng nhất về chiều rộng dải lưới, độ co chiều dài và chiều rộng của dải lưới lón hơn nhiều so với các loại lưới Thái lan. Lưới càng dày thì độ co do nắng nóng càng lớn. Các loại lưới Thái Lan ít bị co chiều dài và hầu như không bị co chiều rộng
Bảng 2: Một số tính chất cơ lý của lưới che chuyên dụng
Thông số |
Lưới đen T.Quốc mỏng
|
Lưới đen T.Quốc dày
|
Lưới đen Thái lan 50% (L1) |
Lưới đen Thái lan 60% (L2) |
Lưới đen Thái lan 70% (L3) |
Bề rộng (cm) |
170 – 195 |
180 – 195 |
200 |
200 |
200 |
Độ co chiều dài do nắng nóng (mm/ mdài) |
60
|
85 |
20 |
25 |
30 |
Độ co chiều rộng do nắng nóng (mm/ mdài) |
20 |
40 |
10 |
10 |
10 |
Về độ bền tự nhiên của 5 loại lưới này, qua khảo sát ở một số cơ sở sản xuất [5] cho thấy:
– Tuổi thọ của lưới Trung Quốc rất thấp đặc biệt khi sử dụng trong điều kiện khí hậu gió Lào, lưới rất nhanh bị mục nát tự nhiện, tuổi thọ chỉ từ 6 – 8 tháng, trong vùng Đông Bắc Bộ (có gió mùa Đông Bắc), tuổi thọ trung bình 10 – 12 tháng. Lưới càng dày, trong mùa nắng nóng càng bị co kích thước dẫn tới rách nát
– Lưới Thái Lan sau hơn 4 năm sử dụng trong vùng gió Lào vẫn đảm bảo tốt.
3.2.2. Mối quan hệ giữa tính chất che sáng của vật liệu che và cường độ sáng tác động
* Nilon phủ vòm che luống giâm hom
Theo kết quả trên đồ thị 3, hệ số che sáng của nilon tăng theo cường độ ánh sáng tác động, múc gia tăng phụ thuộc vào tình trạng của nilon, nilon đã sử dụng càng nhiều lần, mức gia tăng càng lớn. Quan hệ này có thể mô tả bằng phương trình toán học bậc 1.
* Lưới che sáng chuyên dụng
Kết quả thí nghiệm được mô tả trên đồ thị 4 cho thấy lưới che càng dày (tỷ lệ che sáng lớn) thì hệ số che sáng càng cao. Hê số cản sáng của tất cả các loại lưới che đều giảm khi cường độ ánh sáng tác động lên lưới tăng lên. Mối quan hệ giữa hệ số che sáng của mỗi loại lưới và tổ hợp 2 tầng lưới che với cường độ ánh sáng tác động đều có thể mô tả bằng phương trình toán học bậc nhất với hệ số tương quan khá cao.
Nếu hệ thống che sáng phía trên NGH có nhiều tầng che thì hệ số che sáng của toàn bộ hệ thống nhỏ hơn tích số hệ số che sáng của 2 lưới ở cùng giá rị cường độ sáng tác động
3.3- Chọn loại vật liệu che, xác định một số thông số cơ bản của hệ thống che sáng và chế độ che ở các NGH theo yêu cầu công nghệ giâm hom của cây trồng
3.3.1- Chọn vật liệu che sáng thích họp cho các NGH lâm nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam trong vùng nhiệt đới, có cường độ ánh sáng và năng lượng bức xạ mặt trời rất cao gây nên hiệu ứng nhà kính rất mạnh, vì vậy sử dụng nhà kính vào sản xuất giống cây lâm nghiệp sẽ không hiệu quả trong khi mùa giâm hom đa số các loài cây là mùa hè. Việc sử dụng các loại nhà lưới với các luống giâm có vòm che nilon riêng biệt đã được chúng minh là hiệu quả hơn nhà kính không chỉ do giá đầu tư thấp mà tỷ lệ hom ra rễ cao hơn nhiều
Từ kết quả trên dây cho thấy:
+ Không nên sử dụng kính, nilon trong suốt để che mái và vách của NGH vì hiệu ứng nhà kính quá mạnh. Loại vật liệu compoite sẵn có trong nước, giá thấp hơn nhiều so với kính, nhẹ, chịu được mưa nắng và va đập cơ học, mưa đá nhưng rất nhanh bị ố bẩn và rất khó tẩy rửa, vì thế chỉ nên lắp đặt ở vách che gió NGH dưới dạng tấm rời di động để tăng khả năng thông gió tự nhiên giảm nhiệt độ trong nhà khi nắng nóng và dễ tẩy rửa.
+ Loại nilon phủ vòm che luống giâm sẵn có trong nước, đảm bảo tính chất che và làm đều ánh sáng, giữ ẩm trong MTGH, hoàn toàn phù hợp với công nghệ giâm hom cây lâm nghiệp. Tuy độ bền thấp, nhanh ố bẩn trong quá trình sử dụng song tấm phủ ở dưới thấp, dễ tháo rời để tẩy rủa nên tùy điều kiện thời tiết, kết cấu kỹ thuật của hệ thống che sáng và loài cây để sử dụng
+ Các loại lưới Trung Quốc với giá thị trường chỉ bằng 50% lưới Thái Lan nhưng kích thước và tỷ lệ che không đều và không ổn định, độ co do nắng nóng rất lớn, độ bền rất thấp (nhất là loại lưới đen dày) nên chỉ thích hợp cho các vườn ươm tạm thời quy mô nhỏ ở các vùng ít nắng nóng, ít gió mạnh, không có gió Lào, không thích hợp cho các NGH quy mô công nghiệp.
+ Lưới Thái Lan được sản xuất theo tiêu chuẩn, đồng nhất và ít bị co kích thước do nắng nóng, có độ bền tự nhiên cao nên rất phù hợp cho các hệ thống che sáng của các NGH theo kết cấu mô đun công nghiệp với các tầng (lớp) che được đóng mở bằng cơ giới và tự động hóa để điều chỉnh được nhiều mức che sáng theo yêu cầu của cây trồng
3.3.2- Xác định một số thông số cơ bản của hệ thống che sáng và chế độ che ở các NGH theo yêu cầu công nghệ giâm hom của cây trồng
Thông số cơ bản nhất của hệ thống che sáng NGH làm co sở cho thiết kế, gồm:
– Hệ số che sáng lớn nhất của hệ thống che
– Số tầng che, lọai vật liệu che cho mỗi tầng
Cơ sở tính toán và lựa chọn:
– Khoảng cường độ ánh sáng trong MTGH ( tối đa và tối thiểu) cần thiết cho giâm hom
– Đặc tính diễn biến của cường độ ánh sáng ngoài trời tác động lên hệ thống che sáng NGH trong các điều kiện thời tiết đặc trưng ở các mùa vụ
– Loại vật liệu che sáng được lựa chọn và hệ số che sáng tương ứng
* Xác định thông số cơ bản của hệ thống che sáng NGH
Hệ thống che sáng của NGH được chọn tính toán tương tự mô hình thí nghiệm (hình 1)
A2 min ÷ A2 max là dải cường độ ánh sáng cho phép trong vòm che nilon khi giâm hom loài cây cụ thể để đảm bảo cho quá trình ra rễ và phát triển của hom giâm được bình thường, đạt tỷ lệ hom ra rễ tối thiểu theo yêu cầu lâm sinh
HL – hệ số che sáng của tổ hợp các tầng lưới che phía trên các luống giâm
Hn – hệ số che sáng của nilon phủ vòm che luống
HT – hệ số che sáng của toàn bộ hệ thống che của NGH (gồm các tầng lưới che phía trên và vòm nilon che luống): HT = HL* Hn = A0 / A2 (1)
Hệ thống che của NGH cần phải tạo được cường độ ánh sáng tự nhiên trong vòm nilon trong khoảng A2 mix ≤ A2 = (A0 / HT ) ≤ A2 max (2)
Hê thống che sáng cần có hệ số che tối đa HTmax ứng với cường độ ánh sáng cực đại A0max trong mùa hè: HTmax = A0 max / A2 max (3)
Căn cứ giá trị hệ số che sáng của các loại lưới che, tổ hợp nhiều tầng lưới che và nilon để lựa chọn loại lưới và số tầng che tối đa của hệ thống che phía trên các luống giâm hom
* Xác định chế độ che sáng trong NGH theo yêu cầu công nghệ giâm hom
Cường độ ánh sáng trong vòm nilon che luống giâm hom được tính theo:
A2 = A0 / (HL* Hn ) = y1 / ( y2 * y3 ) (4)
y1 – Hàm mô tả diễn biến cường độ ánh sáng ngoài trời trong các điều kiện thời tiết đặc trưng ở mỗi mùa vụ (đồ thị 1): y1 = A0 = f1 (t) = a1 t2 + b1 t + c1 (5)
y2 – Hàm mô tả quan hệ phụ thuộc giữa hệ số che sáng của lưới che hoặc tổ hợp của nhiều tầng lưới che phía trên các luống giâm hom và cường độ ánh sáng ngoài trời
y2 = HL = f2 (A0) = a2 y1 + b2 (6)
y3 – Hàm mô tả quan hệ phụ thuộc giữa hệ số che sáng của nilon che luống giâm hom và cường độ ánh sáng trong nhà giâm hom: y3 = Hn = f3 (A1) = a3 ( y1 / y2 ) + b3 (7)
Việc chọn các loại lưới che, nilon phủ vòm che, kết cấu hệ thống lưới che phải đảm bảo điều chỉnh được các múc che sáng tùy thuộc điều kiện thời tiết để đảm bảo cường độ ánh sáng trong vom nilon trong khoảng: [A2 min – A2 max]
* Xác định chế độ che sáng ở NGH khi giâm hom Keo lai
Qua các thí nghiệm giâm hom [4, 7, 8 ] có thể chọn A2 min = 1.500 lux, A2 max = 12.000 lux
Áp dụng phương pháp trên để xác định chế độ che sáng khi giâm hom Keo lai như đồ thị 5
A2-L1: Diễn biến cường độ sáng trong vòm nilon (A2) khi chỉ che 1 tầng lưới Thái Lan 50%
A2-L2: Diễn biến cường độ sáng trong vòm nilon (A2) khi chỉ che 1 tầng lưới Thái Lan 60%
A2-L3: Diễn biến cường độ sáng trong vòm nilon (A2) khi chỉ che 1 tầng lưới Thái Lan 70%
A2-2L1: Diễn biến cường độ sáng A2 khi che 2 tầng lưới Thái Lan 50%
A2-(L1+L3): Diễn biến cường độ sáng A2 khi che 2 tầng lưới Thái Lan 50% + 70 %
A2-(L2+L3): Diễn biến cường độ sáng A2 khi che 2 tầng lưới Thái Lan 60% + 70 %
Ở các điều kiện thời tiết nắng và mây hoặc mây mù mưa liên tục trong ngày trong mùa hè, thu, đông, xuân cũng được xác đinh tương tự và có được kết quả tại bảng 3
Bảng 3: Chế độ che sáng cho Keo lai trong những ngày có thời tiết đặc trưng
Mùa/ thời tiết |
Thời gian trong ngày |
Chế đô che |
Mùa hè, ngày nắng nóng không mây hoặc ít mây |
Trước 8 h, sau 16 h 45 |
1 tầng lưới 50% + nilon phủ vòm che luống giâm |
8 h – 9 h15 và 15 h30 – 16 h45 | 1 tầng lưới 70% + nilon phủ vòm che luống giâm | |
9 h15 – 15 h30 |
2 tầng lưới 50% + nilon phủ vòm che luống giâm | |
Mùa thu: ngày nắng không mây hoặc ít mây | Trước 8 h 45, sau 15 h 30 | 1 lưới 50% + nilon phủ vòm che luống giâm |
8 h 45 – 9 h 45 và 14 h30 -15 h 30 | 1 lưới 60% + nilon phủ vòm che luống giâm | |
9 h 45 – 14 h 30 |
1 lưới 70 % | |
Mùa đông: ngày nắng khô hanh không mây | Trước 8 h 30, sau 16 h | Không che lưới, chỉ che vòm nilon |
8 h 30 – 16 giờ: | Che 1 lưới 50 % + nilon phủ vòm che luống giâm | |
Mây mù, hoặc mưa phùn dầy đặc cả ngày | Cả ngày | Không che lưới, chỉ che vòm nilon |
Kết luận
1- Cường độ ánh sáng ngoài trời biến động rất phức tạp, phụ thuộc thời điểm trong ngày, mùa vụ..Mỗi mừa có 3 trạng thái thời tiết đặc trưng, cường độ ánh sáng ngoài trời ở một số trạng thái có thể mô tả bằng phương trình toán học bậc 2
2- Hệ số che sáng của nilon và tấm nhựa composite tăng nhanh theo thời gian sử dụng.. Hệ số che sáng của nilon tăng theo cường độ ánh sáng ngoài trời còn hệ số che sáng của lưới che lại giảm. Hệ số che sáng của tổ hợp nhiều tầng che nhỏ hơn tích số hệ số che sáng của các lưới che riêng biệt. Các mối quan hệ này có thể được mô tả bằng các phương trình toán học bậc 1
3- Không nên sử dụng NGH trong điều kiện Việt Nam dưới dạng nhà có kính và nilon bao che ngoài. Chỉ nên sử dụng tấm nhựa composte để che gió xung quanh vách của NGH. Nilon hoàn toàn phù hợp cho các NGH lâm nghiệp song phải rửa sạch bụi đất sau mỗi đợt giâm hom
4- Lưới che Trung Quốc có chất lượng thấp chỉ phù họp cho các NGH tạm thời quy mô nhỏ ở các vùng ít có gió mạnh và không có gió Lào. Các loại lưới che Thái Lan có chất lượng và độ bền cao, rất phù hợp cho hệ thống che sáng của các NGH quy mô công nghiệp.
5- Dựa vào đậc tính diễn biến ánh sáng ngoài trời trong ngày ở các điều kiện thời tiết đặc trưng trong các mùa và hệ số che sáng của các loại vật liệu che, dễ dàng xác định được các thông số cơ bản của hệ thống che sáng NGH, chế độ che sáng theo thời gian trong các ngày có thời tiết đặc trưng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu ánh sáng cho quá trình giâm hom. Hệ thống che sáng phía trên càng gồm nhiều tầng che ở dạng di động độc lập càng tăng khả năng điều tiết cường độ ánh sáng tự nhiên để tạo được ánh sáng trong MTGH thích hợp hơn cho cây trồng, tuy nhiên kết cấu hệ thống che phức tạp hơn làm tăng giá thành chế tạo. Vì vậy, chỉ làm hệ thống che trên với 2 tầng lưới di động. Khi cường độ sáng quá mạnh, nếu phải thêm tầng lưới thứ 3 thì bổ sung, phủ trực tiếp trên mặt vòm nilon khi cần
Tài liệu tham khảo
1- Dương Mộng Hùng, 2005. Kỹ thuật nhân giống cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2- Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
3- Lê Đình Khả và các CTV, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, Chương 8 . Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4- -Lê Xuân Phúc, Cao Chí Công, Phạm Đình Mạnh CTV, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài: ”Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhắm cải thiện môi trường nhân giống cây rừng bằng hom cành trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Láo và gió mùa Đông Bắc”
1- Lê Xuân Phúc, Cao Chí Công, Phạm Đình Mạnh, 2009. Báo cáo kết quả điều tra khảo sát các vườn ươm lâm nghiệp trong nước và Kết quả tham quan học tập các vườn ươm lâm nghiệp công nghệ cao tại Trung Quốc
2- Lê Xuân Phúc, Cao Chí Công, Phạm Đình Mạnh, 2009. Báo cáo kết quả khảo sát các vườn ươm lâm nghiệp trong nước và Kết quả tham quan học tập vườn ươm công nghệ cao ở Trung Quốc
3- Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, 2001. Tập huấn kỹ thuật nhân giống Keo lai bằng phương pháp giâm hom
4- Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, 2004. Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và khai thác Keo lai năng suất cao.
8- Trung tâm NC cây nguyên liệu giấy, 2000. Kỹ thuật nhân giống Bạch đàn bằng hom
9- Frank A. Blazich, Professor Department of Horticultural Science. Plant Propagation by Stem Cutting: Instructions for Home Gardener. Http://www.ces.ncsu.edu/depts/hort/hil/hil-8702.html, 3/20/2006.
10- Gislerod, Hans R. 1983. Physical conditions of propagation media and their influenceon the rooting of cuttings: The effect of the geenhouse environment on the temperature of propagation media. Pant and soil.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Giải thưởng Tạ Quang Bửu lần thứ 2 năm 2015
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và phát triển bền vững cây Dó trầm (Aquilarria spp.)
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn và thông trên các lập địa thoái hoá, nghèo chất dinh dưỡng
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu một số các biện pháp kỹ thuật trồng xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn trong vùng Đông Nam Bộ
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cải thiện môi trường tiểu khí hậu trong nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp