Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng gỗ nguyên liệu tại tỉnh Quảng Trị

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 – 2010 thì tài nguyên đất trống núi trọc có khả năng phát triển lâm nghiệp của Tỉnh Quảng Trị khá lớn (khoảng gần 165.000 ha). Đến nay việc khai thác tài nguyên rừng ở Quảng Trị chưa được phát huy đúng với tiềm năng của nó. Gần đây các nhà máy dăm giấy và ván dăm mọc lên rất nhiều, tính từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng bình quân hàng năm các nhà máy này tiêu thụ vào khoảng trên 4 triệu tấn gỗ nguyên liệu. Trong đó tỉnh Quảng Trị chiếm khoảng 30% tổng sản lượng tức là vào khoảng 1,3 triệu tấn. Đây là một trong những nguồn thu nhập chính cho nhân dân vùng trung du của tỉnh. Vậy làm thế nào để tăng năng suất rừng trồng vừa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu, vừa nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng. Tuy nhiên rừng trồng đang được đầu tư một cách dàn trải, quảng canh, chưa đi sâu vào vấn đề thâm canh. Năng suất rừng trồng và hiệu quả đầu tư chưa được xem xét một cách toàn diện.

Hiện nay Keo tai tượng và Keo lai đang được trồng đại trà trên diện rộng, tuy nhiên nó cũng biểu hiện một số yếu điểm như dễ gãy đổ, đơn giản hoá nguồn Gen nên dễ dẫn đến nguy cơ dịch bệnh. Keo lưỡi liềm là  một trong những loài được đánh giá cao tại tỉnh Quảng Trị nhờ sinh trưởng nhanh, chịu gió tốt, là loài có triển vọng trong trồng rừng thâm canh. Bạch đàn trắng trước đây được trồng đại trà trên diện rộng, sinh trưởng rất kém, dịch bệnh tràn lan nên bị tẩy chay dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu bạch đàn nghiêm trọng. Trước búc xúc đó việc đưa nhanh các dòng Bạch đàn vô tính được tuyển chọn mà điển hình là Bạch đàn U6 vào trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu đang là một trong những yêu cầu bức thiết.

            Xuất phát từ thực tế đó, đề tài Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng gỗ nguyên liệu tại tỉnh Quảng Trị có một ý nghĩa rất lớn về kinh tế – xã hội.

Rung-trong

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

1. Xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng gỗ nguyên liệu đảm bảo năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao.

2. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu vùng Quảng Trị.

Đối tượng nghiên cứu:

– Loài cây: Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) và Bạch đàn Uô U6 (Eucaliptus urophylla).

– Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh:  làm đất, bón phân và mật độ trồng rừng.

Nội dung nghiên cứu

– Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp làm đất đến sinh trưởng rừng trồng.

– Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng rừng trồng.

– Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng rừng trồng.

– Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu tại tỉnh Quảng Trị.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu tổng quát.

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp sinh thái thực nghiệm kết hợp với phương pháp phân tích trong phòng, bố thí ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại từ 3-4 lần, n>30. Thu thập số liệu theo phương pháp điều tra ÔTC gồm các chỉ tiêu D1.3; Hvn; Dt. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của phần mền Excel 5.0 và SPSS 13.0.

Bố trí thí nghiệm:

i) Thí nghiệm làm đất 02 công thức:  Sử dụng 02 công thức làm đất thông dụng là:

CT1: Ủi thực bì toàn diện, cày toàn diện và cày rạch sau khi cày toàn diện (Gọi tắt là làm đất toàn diện).

CT2: Phát thực bì toàn diện, đốt, dọn sạch thực bì, cày băng, băng cày 1,2m, băng chừa 1,8m, cày rạch lại giữa băng cày (Gọi tắt là làm đất cục bộ).

Thí nghiệm làm đất được sử dụng làm thí nghiệm nhân tố nền, hai công thức làm đất được sử dụng làm cơ sở, trên đó sẽ bố trí thí nghiệm mật độ trồng và thí nghiệm bón phân.

ii)  TNMật độ trồng  02 công thức cho mỗi nền làm đất: (Tổng 04 công thức cho mỗi loài):

a. Đối với Keo lưỡi liềm:

 Nền làm đất cục bộ                                         Nền làm đất toàn diện:

CT1: 3 x 2m (1.650 cây/ha)                         CT1: 3 x 2m (1.650 cây/ha)

CT2: 3 x 2.5m (1.330 cây/ha)                      CT2: 3 x 2.5m (1.330 cây/ha)

b. Đối với Bạch đàn U6:

        Nền làm đất cục bộ                                           Nền làm đất toàn diện:

CT1: 3 x 1.5m (2200 cây/ha),                CT1: 3 x 1.5m (2200 cây/ha),

CT2: 3 x 2m (1.650 cây/ha)                   CT2: 3 x 2m (1.650 cây/ha)

Các thí nghiệm được bón lót 200 g Vi sinh hữu cơ sông Gianh.

iii) TN Bón  thúc phân  05 công thức cho mỗi nền làm đất (Tổng 10 CT cho mỗi loài):

Trồng mật độ 1650 cây/ha, bón lót 200 g Vi sinh/gốc.

CT1: VSHC Sông gianh: 200 g/gốc;                         CT3: NPK 5:10:3          : 150 g/gốc.

CT2: VSHC Sông gianh: 300 g/gốc;                         CT4: NPK 5:10:3          : 200 g/gốc.

CT5: VSHC Sông gianh: 200 g/gốc +: NPK 5:10:3  : 100 g/gốc.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:

1. Mô hình thực nghiệm Keo lưỡi liềm

 1.1. Mô hình thực nghiệm phân bón Keo lưỡi liềm

Bảng 1. Ảnh hưởng của BPKTLĐ và BP đến ST rừng KLL 27  tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2):

MH/ Tuổi

Công thức

Do (cm)

Hvn (m)

Dt (m)

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

X

V%

X

V%

X

V%

X

V%

MH1     27 tháng tuổi

1

6.26

14.06

7.05

15.01

3.51

17.88

3.62

15.45

2.51

2.39

2

6.75

20.51

7.65

15.41

3.67

17.35

3.65

17.38

2.37

2.23

3

6.26

17.21

7.21

12.72

3.68

13.94

3.87

13.38

2.43

2.38

4

6.91

20.10

7.41

14.35

3.57

17.16

3.87

15.08

2.32

2.33

5

6.90

15.47

7.58

14.99

3.68

17.97

3.95

15.04

2.19

2.33

BQ

6.62

17.47

7.38

14.50

3.62

16.86

3.79

15.27

2.36

2.33

BĐ giữa các CTTN BP

Ft/F0,5

1,42

2,87

1,22

2,87

BĐ giữa Các BPKTLĐ

Ft/F0.5

13,22

4,35

4,63

4,35

MH2     2 tuổi

1

5,56

16,89

6,39

17,51

3,24

19,55

3,55

16,69

2,46

2,33

2

5,94

19,03

6,3

18,78

3,44

18,45

3,41

18,88

2,36

2,16

3

5,6

19,26

6,33

15,02

3,39

17,45

3,64

14,29

2,29

2,3

4

6

20,72

6,31

15,32

3,35

18,64

3,56

16,29

2,25

2,25

5

6,17

18,42

6,76

18,54

3,72

19,63

3,93

18,11

2,14

2,31

BQ

5,86

18,86

6,42

17,03

3,43

18,74

3,62

16,85

2,3

2,27

BĐ giữa các CTTN BP

Ft/F0,5

1,76

2,87

1,32

2,87

 

BĐ giữa Các BPKTLĐ

Ft/F0.5

3,74

4,35

3,89

4,35

 

Kết quả bảng 1 cho thấy ở 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2):

– Giữa các CTTN bón phân: Do và Hvn có Ftính đều nhỏ hơn F0,5 = 2,87, chứng tỏ sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức thí nghiệm chưa có sai khác rõ rệt cả về đường kính và chiều cao. Như vậy ảnh hưởng giữa các công thức bón phân đối với sinh trưởng của Keo lưỡi liềm 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2) là chưa khác nhau.

– Giữa các BPKT làm đất:

+ Ở MH1: Do và Hvn có Ftính lần lượt là 13,22 và 4,63 > F 0,5 = 4,35 tức là giữa hai công thức làm đất có sai khác rõ rệt cả về đường kính và chiều cao, tức là ảnh hưởng của công thức thí nghiệm làm đất toàn diện đối với sinh trưởng của Keo lưỡi liềm ở thí nghiệm bón phân 27 tháng tuổi (MH1) là tốt hơn so với làm đất cục bộ.

+ Ở MH2: Do và Hvn có Ftính  < F 0,5 = 4,35 tức là giữa hai BPKTLĐ chưa có sai khác rõ rệt cả về đường kính và chiều cao của Keo lưỡi liềm ở TNBP rừng 2 tuổi (MH2).

Bảng 2. Ảnh hưởng của BPKTLĐ và BP đến ST rừng KLL 4 tuổi (MH1) và 3 tuổi (MH2)

MH/ Tuổi

 

MĐ ban đầu 

Tỷ lệ sống (%)

D1.3  (cm)

Hvn  (m)

V (m3)

M (m3/ha)

CT

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

 

X

V%

X

V%

X

V%

X

V%

MH1/ 4 tuổi

1

1650

98,25

8,53

10,62

8,58

9,88

7,02

12,6

7,61

9,93

0,019

0,0209

30,78

33,71

2

1650

97,98

8,6

9,52

8,71

11,5

7,18

10,5

7,62

12,9

0,020

0,0214

31,84

34,74

3

1650

97,73

8,59

9,86

8,71

9,36

7,25

10,6

7,58

9,71

0,020

0,0213

32,02

34,39

4

1650

99,02

8,68

9,22

8,68

8,67

7,27

11,4

7,64

9,30

0,020

0,0214

33,23

34,97

5

1650

97,78

8,78

11,85

8,72

12,5

7,49

13,7

7,86

12,20

0,021

0,0221

33,79

35,78

BQ

98,15

8,64

10,2

8,68

10,4

7,24

11,7

7,66

11,02

0,02

0,02144

32,33

34,87

BĐ giữa các CTTNBP Ft/F0,5

1,46

2,87

1,07

2,87

2,91

2,87

BĐ giữa các CTTNMĐ Ft/F0,5

6,32

4,35

16,63

4,35

13,86

4,35

MH2/ 3 tuổi

1

1650

98,76

7,13

11,73

7,33

11,2

5,58

10,8

6,46

10,5

0,011

0,0129

17,16

21,02

2

1650

98,84

6,93

11,91

7,17

12,2

5,66

9,72

6,42

11,9

0,010

0,0123

16,47

19,99

3

1650

98,42

7,01

11,63

7,23

10,9

5,43

9,68

6,4

11,4

0,010

0,0124

16,09

20,18

4

1650

98,56

7,67

12,44

7,76

10,8

5,75

10,7

6,85

9,53

0,013

0,0153

20,43

24,91

5

1650

98,43

7,72

12,44

7,98

12,4

5,98

12,6

6,97

12,11

0,013

0,0165

21,49

26,77

BQ

 

7,29

12

7,49

11,5

5,68

10,7

6,62

11,12

0,011

0,0139

18,33

22,57

BĐ giữa các CTTNBP Ft/F0,5

3,59

2,87

2,94

2,87

2,91

2,87

 

 

BĐ giữa các CTTNMĐ Ft/F0,5

3,32

4,35

6,64

4,35

13,86

4,35

 

 

Kết quả bảng 2 cho thấy rằng ở giai đoạn tuổi 4 (MH1) và 3 tuổi (MH2) thí nghiệm bón phân rừng Keo lưỡi liềm qua kết quả phân tích phương sai thì:

– Giữa các Công thức thí nghiệm bón phân: Ngoại trừ  D1,3 và Hvn ở MH1 có Ftính là  1,46 và 1,07 < F0,5 = 2,87, còn lại tất cả các Ftính khác > F0,5 , chứng tỏ chỉ đường kính và chiều cao của Keo lưỡi liềm 4 tuổi (MH1) là chưa biểu hiện sai khác hoàn toàn. Còn đường kính, chiều cao ở MH2 và thể tích thân cây ở cả hai mô hình đều có sai khác hoàn toàn. Qua phân nhóm thì ở hai mô hình đều cho kết quả là: CT4 và CT5 tốt nhất.  Ngoài ra khi so sánh trử lượng 2 công thức này cũng cho kết quả tốt nhất.

– Giữa các biện pháp kỹ thuật làm đất: ở cả hai mô hình có chiều cao, đường kính ngang ngực và thể tích thân cây cá thể có  Ftính > F 0,5 = 4,35 (Trừ đường kính ở MH2) tức là ảnh hưởng giữa hai công thức thí nghiệm làm đất đối với sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây cá thể Keo lưỡi liềm ở cả hai mô hình là đều sai khác nhau hoàn toàn, tức là BPKT làm đất toàn diện tốt hơn làm đất cục bộ.

1.2. Mô hình thực nghiệm mật độ trồng rừng Keo lưỡi liềm

Kết quả bảng 3. cho thấy ở 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2) rừng Keo lưỡi liềm thí nghiệm mật độ thì: Giữa các công thức thí nghiệm mật độ trồng và các biện pháp kỹ thuật làm đất về Do và Hvn đều có các Ftính < F0,5 như vậy sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức thí nghiệm mật độ và các biện pháp kỹ thuật làm đất ở cả hai mô hình trên chưa có sự sai khác rõ rệt. Chứng tỏ đến giai đoạn này rừng chưa thực sự khép tán, sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng chưa nhiều nên chưa có sự phân hóa mạnh, chưa biểu hiện sai khác về sinh trưởng giữa các mật độ.

Bảng 3. Ảnh hưởng của BPKTLĐ và MĐT đến ST rừng KLL 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2)

MH/                   Tuổi

CT

Do (cm)

Hvn  (m)

Dt  (m)

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

 X

V%

X

V%

X

V%

X

V%

MH1/     27 tháng tuổi

1

7.43

19.74

7.48

14.33

3.64

12.36

3.70

16.80

2.44

2.26

2

7.29

19.15

7.39

15.04

3.59

11.67

3.79

15.58

2.46

2.28

BQ

7.36

19.45

7.43

 

14.69

3.61

12.01

3.74

16.19

2.45

2.27

BĐ giữa các CTTNMĐ

Ft/F0.5

1,31

5,32

1,22

5,32

 

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

1,5

5,32

1,28

5,32

 

MH2/       2 tuổi

1

6,34

21,67

6,46

17,17

3,52

14,34

3,59

18,27

2,3

2,19

2

6,42

19,27

6,52

17,77

3,53

14,09

3,65

16,72

2,33

2,23

BQ

6,38

20,47

6,49

 

17,47

3,52

14,21

3,62

17,5

2,31

2,21

BĐ giữa các CTTNMĐ

Ft/F0.5

2,14

5,32

1,25

5,32

 

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

1,19

5,32

3,18

5,32

 

Bảng 4. Ảnh hưởng của BPKT LĐ và MĐT đến ST rừng KLL 4 tuổi (MH1) và 3 tuổi (MH2)

MH/   Tuổi

CT

MĐ ban đầu

Tỷ lệ sống (%)

D1,3 (cm)

Hvn (m)

V (m3)

M(m3/ha)

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

 

Toàn diện

 

Cục bộ

 

Toàn diện

 

X

V%

X

V%

X

V%

X

V%

MH1/ 4 tuổi

1

1650

94,76

8,21

10,63

8,37

9,36

7,29

11,29

7,44

11,28

0,0182

0,0193

28,51

30,26

2

1330

98,79

8,68

9,07

8,88

8,41

7,54

11,15

8,03

11,31

0,0210

0,0235

27,71

30,91

T/ bình

 

8,44

9,85

8,63

8,88

7,41

11,22

7,7

11,30

0,0196

0,0214

BĐ giữa các CTTNMĐ

Ft/F0.5

5,46

5,32

1,87

5,32

5,51

5,32

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

5,34

5,32

5,57

5,32

6,31

5,32

MH2/ 3 tuổi

1

1650

97,52

7,57

11,85

7,81

10,91

5,9

11,88

6,51

10,75

0,01257

0,01476

20,21

23,74

2

1330

98,46

7,55

11,4

8,01

10,88

6,28

10,82

6,66

10,66

0,01327

0,01587

17,38

20,78

Trung bình

 

7,56

11,6

7,81

10,9

6,09

11,35

6,58

10,71

0,01292

0,0149

18,79

22,26

BĐ giữa các CTTNMĐ

Ft/F0.5

2,19

5,32

3,28

5,32

4,33

5,32

 

 

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

3,17

5,52

5,59

5,32

5,89

5,32

 

 

Kết quả bảng 4. cho thấy rừng Keo lưỡi liềm thí nghiệm mật độ trồng 4 tuổi (MH1) và 3 tuổi (MH2) qua kết quả phân tích phương sai thì:

– Giữa các công thức thí nghiệm mật độ:

Ở MH2 tất cả các Ftính đều < F0,5 nên chưa có sự sai khác giữa hai mật độ, tức là đến tuổi 3 thì hai mật độ chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của Keo lưỡi liềm.

Ở MH1 chỉ ngoại trừ chiều cao, còn đường kính và thể tích thân cây cá thể đều cho Ftính > F0,5, vậy lúc này cây đã cạnh tranh không gian dinh dưỡng nhiều và phân hóa sinh trưởng mạnh và mật độ 1330 cây/ha cho sinh trưởng tốt hơn so với mật độ 1650 cây/ha.

Tuy nhiên xét về trữ lượng thì ngược lại mật độ 1650 cây/ha cho kết quả tốt hơn. Cần phải tiếp tục theo dõi để kết luận chính xác hơn vì cây càng lớn thì yêu cầu không gian dinh dưỡng càng cao và phân hóa sinh trưởng càng mạnh.

– Giữa các công thức thí nghiệm làm đất: Cả hai mô hình đều có các Ftính > F 0,5 tức là sinh trưởng giữa hai công thức làm đất có sai khác rõ rệt, tức là ảnh hưởng của làm đất toàn diện đối với sinh trưởng Keo lưỡi liềm tốt hơn so với làm đất cục bộ ở thí nghiệm mật độ trồng Keo lưỡi liềm ở cả hai mô hình thí nghiệm.

2. Mô hình thí nghiệm bạch đàn U6:

2.1. Thí nghiệm bón phân Bạch đàn U6:

Bảng 5.  Ảnh hưởng của BPKTLĐ và BP đến ST rừng BĐU6 ở 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2).

MH/                   Tuổi

Công thức

D (cm)

Hvn  (m)

Dt (m)

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

V%

V%

V%

V%

 MH1/     27 tháng tuổi

1

7.73

12.21

7.36

11.32

5.93

9.87

5.61

10.25

1.48

1.35

2

7.43

13.29

7.68

10.56

5.67

10.23

5.78

7.98

1.42

1.42

3

7.46

10.44

7.67

11.86

5.66

7.53

5.79

9.67

1.41

1.41

4

6.98

12.12

7.49

11.54

4.96

11.77

5.39

12.50

1.39

1.36

5

6.99

9.76

7.94

10.71

5.37

7.78

6.15

8.82

1.35

1.42

Trung bình

7.32

11.57

7.63

 

11.20

5.52

9.44

5.75

9.84

1.41

1.39

BĐ giữa các CTTNBP

Ft/F0.5

0,38

2,87

2,01

2,87

 

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

2,39

4,35

1,38

4,35

 

MH2/       2 tuổi

1

6,89

13,92

6,46

13,15

4,54

11,71

4,37

12,41

1,99

1,87

2

6,59

15,08

6,73

12,33

4,85

12,2

4,89

9,68

1,9

1,92

3

6,57

12,06

6,74

13,84

4,83

9,08

4,4

11,75

1,92

1,9

4

6,11

13,51

6,58

13,75

4,28

12,88

4,7

13,27

1,85

1,84

5

6,09

11,47

6,96

12,45

4,52

9,6

5,58

10,59

1,77

1,88

Trung bình

6,45

13,21

6,69

 

13,1

4,6

11,09

4,79

11,54

1,89

1,88

BĐ giữa các CTTNBP

Ft/F0.5

1,31

2,87

0,32

2,87

 

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5  2,14

4,35

1,43

4,35

 

Kết quả bảng 5 cho thấy rừng Bạch đàn U6 thí nghiệm bón phân 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2) qua kết quả phân tích phương sai thì: Giữa các công thức thí nghiệm bón phân và các biện pháp kỹ thuật làm đất đều cho kết quả tất cả các Ftính đều < F0,5 nên chứng tỏ giữa các công thức thí nghiệm bón phân và BPKT làm đất chưa có ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng Bạch đàn U6 ở cả hai mô hình giai đoạn này. Chứng tỏ lúc này rừng mới được bón thúc, chưa đủ thời gian tác động mạnh đến sinh trưởng của cây nên chưa thấy sai khác rõ rệt về sinh trưởng giữa các công thức thí nghiệm.

Bảng 6. Ảnh hưởng của BPKTLĐ và BP đến rừng BĐU6 ở 4 tuổi (MH1) và 3 tuổi (MH2)

 MH/                   Tuổi

CT

MĐ ban đầu 

Tỷ lệ sống (%)

D1.3  (cm)

Hvn  (m)

V (m3)

M (m3/ha)

Cục bộ 

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

X

V%

 X

V%

 X

V%

X

V%

MH1/ 4 tuổi

1

1650

98,65

7,66

15,78

8,33

11,43

8,51

18,79

8,56

12,93

0,0195

0,0233

31,87

37,93

2

1650

99,32

7,77

15,9

8,15

11,31

8,23

19,63

8,42

13,94

0,0195

0,0219

31,97

35,97

3

1650

98,74

7,81

16,07

8,34

13,11

7,94

17,63

8,4

16,07

0,0189

0,0229

30,93

37,32

4

1650

98,97

7,91

14,74

8,68

9,92

8,99

17,17

8,81

12,75

0,022

0,026

36,04

42,5

5

1650

99,23

8,06

17,2

8,71

12,06

9,19

20,41

8,97

13,53

0,023

0,027

38,32

43,75

T/ bình

98,9

7,74

15,9

8,27

12

8,23

18,7

8,46

14,31

0,019

0,023

31,59

37,07

BĐ giữa các CTTNBP

Ft/F0.5

2,96

2,87

0,93

2,87

3,04

2,87

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

3,86

4,35

1,24

4,35

5,41

4,35

MH2/

3tuổi

1

1650

99,78

6,43

15,09

7,01

12,56

7,47

16,73

7,18

14,67

0,0121

0,0139

19,99

22,81

2

1650

99,67

6,54

16,8

6,98

12,66

6,86

20,57

7,43

14,75

0,0115

0,017

18,93

24,31

3

1650

99,54

6,32

14,89

6,97

13,09

7,12

18,58

7,16

14,29

0,0112

0,0137

18,32

22,41

4

1650

99,63

6,55

15,43

7,07

12,58

7,33

18,84

7,26

15,25

0,0124

0,0143

20,32

23,42

5

1650

99,81

7,19

16,4

7,52

14,77

7,77

19,71

7,73

16,52

0,016

0,017

25,98

28,26

T/ bình  

6,61

15,7

7,21

13,1

7,31

18,9

7,41

15,09

0,013

0,015

20,71

24,96

BĐ giữa các CTTNBP

Ft/F0.5

3,02

2,87

1,71

2,87

3,65

2,87

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

4,99

4,35

2,65

4,35

4,94

4,35

Từ kết quả bảng 6 ta thấy rằng rừng Bạch đàn U6 thí nghiệm bón phân 4 tuổi (MH1) và 3 tuổi (MH2) qua kết quả phân tích phương sai thì:

Ngoại trừ sinh trưởng chiều cao, còn lại thì tát cả các sinh trưởng ở cả hai mô hình thí nghiệm đối với giữa các CTTN bón phân và các BPKT làm đất đều cho kết quả Ftính > F0,5 chứng tỏ có sai khác giữa các CTTN. Qua kết quả phân nhóm thì CT4 và CT5 cho kết quả tốt nhất. Tức là hai công thức bón 200g NPK và 100g NPK + 200g VSHC cho kết quả tốt nhất. Và BPKT làm đất toàn diện tốt hơn so với làm đất cục bộ.

2.2. Thí nghiệm Mật độ trồng  Bạch đàn U6:

Bảng 7. Ảnh hưởng của BPKTLĐ và MĐT đến ST rừng BĐU6 ở 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2)

MH/                   Tuổi

Công thức

Do (cm)

Hvn (m)

Dt (m)

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

Cục bộ

Toàn diện

 X

V%

 X

V%

X

V%

X

V%

 MH1/     27 tháng tuổi

1

7.15

11.14

7.28

10.77

5.68

9.16

5.71

9.56

1.36

1.34

2

6.72

11.28

7.89

10.17

5.56

9.96

6.05

7.04

1.37

1.44

Trung bình

6.93

11.21

7.59

 

10.47

5.62

9.56

5.88

8.30

1.37

1.39

BĐ giữa các CTTNMĐT

Ft/F0.5  0,41  5,32

0,21

5,32

 

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5  6,82  5,32

1,19

5,32

 

MH2/       2 tuổi

1

6,27

13,02

6,35

12,62

4,84

11,2

4,86

11,6

1,78

1,73

2

6,54

13,25

6,97

11,73

4,97

12,1

5,21

8,4

1,78

1,81

Trung bình

6,40

13,13

6,66

 

12,17

4,91

11,6

5,04

9,98

1,78

1,77

BĐ giữa các CTTNMĐT

Ft/F0.5  2,11  5,32

0,93

5,32

 

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5  4,22  5,32

3,77

5,32

 

Kết quả bảng 7 cho thấy rừng Bạch đàn U6 Thí nghiệm Mật độ trồng 27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2) qua kết quả phân tích phương sai thì:

– Giữa các công thức thí nghiệm mật độ trồng: có tất cả các Ftính < F0,5, tức là ảnh hưởng giữa các mật độ trồng đối với sinh trưởng của Bạch đàn U6 giai đoạn  27 tháng tuổi (MH1) và 2 tuổi (MH2) là chưa khác nhau.

– Giữa các công thức thí nghiệm làm đất: Chỉ có Ftính Do của MH2 là > F0,5 có sai khác, tức là chỉ sinh trưởng đường kính ở mô hình 2 có sai khác giữa các BPKT làm đất, còn các chỉ số khác chưa biểu hiện sai khác.

Bảng 8. Ảnh hưởng của BPKTLĐ và MĐT đến ST rừng BĐU6 ở 4 tuổi (MH1) và 3 tuổi (MH2)

 MH/                   Tuổi

 

MĐ ban đầu 

Tỷ lệ sống (%)

D1.3  (cm)

Hvn  (m)

V (m3)

M (m3/ha)

Cục bộ 

Toàn diện

Cục bộ 

Toàn diện

Cục bộ 

Toàn diện

Cục bộ 

Toàn diện

 X

V%

X

V%

X

V%

 X

V%

MH1/ 4 tuổi

1

2200

95,53

6,93

17,44

8,06

11,03

7,13

20,45

8,46

14,7

0,01346

0,02158

28,29

45,35

2

1650

99,17

7,22

16,8

8,63

11,95

7,38

20,06

8,48

15,6

0,01508

0,02482

24,68

40,61

Trung bình  

7,08

17,1

8,35

11,49

7,26

20,3

8,47

15,2

0,0143

0,0232

26,48

42,98

BĐ giữa các CTTNMĐ

Ft/F0.5

5,51

5,32

1,91

5,32

3,78

5,32

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

5,41

5,32

8,19

5,32

13,08

5,32

MH2/

3tuổi

1

2200

97,86

5,98

17,08

7,04

12,22

6,29

18,19

7,16

14,5

0,00883

0,01392

19

29,96

2

1650

99,12

6,55

15,61

7,32

13,46

6,71

18,09

7,26

15,5

0,01129

0,01528

18,47

24,99

Trung bình  

6,26

16,3

7,18

12,8

6,5

18,1

7,06

15

0,0101

0,0146

18,74

27,48

BĐ giữa các CTTNMĐ

Ft/F0.5

5,39

5,32

3,28

5,32

5,73

5,32

BĐ giữa các BPKTLĐ

Ft/F0.5

5,47

5,32

5,91

5,32

9,89

5,32

Kết quả bảng 8 cho thấy rừng Bạch đàn U6 thí nghiệm mật độ, ở độ tuổi 3 và 4 qua kết quả phân tích phương sai thì:

– Giữa các công thức thí nghiệm mật độ: Ngoại trừ chiều cao có Ftính < F0,5, còn đường kính và thể tích thân cây cá thể ở cả hai mô hình đều có Ftính > F0,5 chứng tỏ mật độ 1.650 cây/ha cho sinh trưởng tốt hơn. Như vậy giai đoạn này rừng đã có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng lớn, mật độ 1.650 cây/ha có không gian dinh dưỡng nhiều hơn nên có khuynh hướng sinh trưởng mạnh hơn về đường kính và thể tích thân cây. Song xét về trữ lượng thì mật độ 2.200 cây/ha còn cao hơn so với mật độ 1.650 cây/ha. Như vậy giai đoạn 4 tuổi trữ lượng  hai mật độ này đang tương đương nhau. Chính vì vậy cần có thêm thời gian theo dõi, vì tuổi càng cao thì tán phát triển càng mạnh và sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng càng mạnh, do đó ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến sinh trưởng của cây càng rõ rệt, và như vậy mới kết luận chính xác được.

* Đánh giá chung kết quả thí nghiệm bón phân:

Thí nghiệm bón phân đã cung cấp được một lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Trong giai đoạn đầu mới bón thúc sự ảnh giữa các loại phân khác nhau đối với rừng trồng chưa có sai khác rõ rệt, đến tuổi 3 và 4 thì hai công thức bón thúc 200g NPK và 100g NPK + 200g VSHC cho kết quả tốt nhất về chiều cao và thể tích thân cây cá thể, đối với cả hai loài Keo lưỡi liềm và Bạch đàn U6, xét tổng thể thì cũng cho kết quả tốt nhất về trữ lượng. Hai công thức bón phân này được sử dụng để hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu tại tỉnh Quảng Trị.

* Đánh giá chung kết quả thí nghiệm mật độ trồng Keo lưỡi liềm:

Với hai mật độ được bố trí thí nghiệm đến thời điểm tuổi 3, và 4, rừng đã khép tán, cạnh tranh sinh trưởng đã rõ rệt, do đó mật độ 1330 cây/ha đối với keo lưỡi liềm và 1.650 cây/ha đối với Bạch đàn U6 cho kết quả là sinh trưởng đường kính và thể tích thân cây tốt hơn mật độ còn lại. Tuy nhiên xét về trữ lượng thì hai mật độ này đang tương đương nhau, tức là chưa thể kết luận được mật độ nào là tốt hơn, cần có thời gian theo dõi tiếp theo để có kết luận chính xác hơn. Vì giới hạn thời gian của đề tài, trước mắt đề tài lựa chọn mật độ 1.330 cây/ha  đối với Keo lưỡi liềm và 1.650 cây/ha đối với Bạch đàn U6 để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng làm nguyên liệu, song sẽ tiếp tục theo dõi để sửa đổi bổ sung.

* Đánh giá chung kết quả giữa hai biện pháp làm đất Keo lưỡi liềm:

Theo kết quả chung thì biện pháp làm đất toàn diện cho sinh trưởng cao hơn so với làm đất cục bộ ở hầu hết các kết quả thí nghiệm cả bón phân và mật độ trồng, chứng tỏ ảnh hưởng của biện pháp làm đất toàn diện đối với sinh trưởng của rừng Keo lưỡi liềm và Bạch đàn U6 là tốt hơn so với làm đất cục bộ. Đề tài sử dụng BPKT làm đất toàn diện để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng làm nguyên liệu.

3. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu tại tỉnh Quảng Trị:

(Cho loài Bạch đàn U6 và Keo lưỡi liềm).

–  Biện pháp làm đất: Xử lý thực bì và làm đất bằng cơ giới, ủi toàn diện, cày toàn diện sâu >25cm, sau đó cày rạch lại với độ sâu >40cm, khoảng cách giữa các đường cày là 3m, các đường cày phải theo đường đồng mức. Thời vụ làm đất: cuối mùa mưa lũ khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm.

– Mật độ trồng: Mật độ tốt nhất là: 1.650 cây/ha đối với Bạch đàn U6 và 1.330 đối với Keo lưỡi liềm, song cần tiếp tục theo dõi để đánh giá đầy đủ hơn cho các mật độ khác.

– Phân bón:

+ Bón lót: Đề tài không thực nghiệm bón lót mà chỉ bón VSHC liều lượng 200 g/gốc.

+ Bón thúc:

Loại phân và liều lượng: Có thể bón một trong hai công thức sau: 200g NPK 5:10:3 hoặc 200g VSHC + 100g NPK.

Thời điểm bón thúc: Sau khi trồng rừng hơn một năm, đầu mùa xuân của năm sau nữa sau năm trồng rừng (tức là khoảng 13-14 tháng sau khi trồng rừng).

– Tiêu chuẩn cây con: Bạch đàn U6 phải nhân giống bằng nuôi cấy mô, Keo lưỡi liềm gieo hạt, gieo ươm theo quy trình qui phạm trồng rừng nói chung

–  Trồng rừng: Thời vụ trồng: Cuối mùa mưa lũ, Tháng 11 –  12 hàng năm.

Kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng: Theo qui trình, qui phạm trồng rừng chung cho các loài Keo và Bạch đàn nói chung.

 

IV. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ:

Kết luận:

1. Thí nghiệm bón phân: Hai công thức bón thúc 200g NPK và 100g NPK + 200g VSHC cho kết quả tốt nhất cho cả rừng Bạch đàn U6 và Keo lưỡi liềm.

2. Thí nghiệm mật độ trồng: Mật độ 1330 cây/ha (đối với Keo lưỡi liềm) và 1.650 cây/ha (Đối với Bạch đàn U6) cho kết quả là sinh trưởng đường kính và thể tích thân cây tốt hơn so với mật độ còn lại. Tuy nhiên xét về trữ lượng thì giữa các mật độ này đang tương đương nhau, tức là đến thời điểm 4 tuổi chưa kết luận được mật độ nào là tốt hơn, cần có thời gian theo dõi tiếp theo để có kết luận chính xác hơn.

3. Thí nghiệm làm đất: biện pháp làm đất toàn diện cho sinh trưởng tốt hơn so với làm đất cục bộ ở cả thí nghiệm bón phân và mật độ trồng ở cả hai mô hình thí nghiệm, và cả hai loài Keo lưỡi liềm và Bạch đàn U6.

4. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng: Đã xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng với biện pháp kỹ thuật làm đất toàn diện tức là ủi toàn diện, cày toàn diện sau đó cày rạch lại để trồng; mật độ trồng 1.330 cây/ha cho Keo lưỡi liềm và 1.650 cây/ha cho Bạch đàn U6; bón thúc 200g NPK 5:10:3 hoặc 200g VSHC + 100g NPK vào mùa xuân sau khi trồng hơn 1 năm.

Tồn tại:

– Do hạn chế về thời gian nên đề tài chưa đánh giá được đầy đủ các kết quả thí nghiệm để hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu tại tỉnh Quảng Trị hoàn thiện hơn.

– Giới hạn của đề tài là trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu chính là dăm giấy và ván dăm, sản phẩm gỗ nhỏ nên các công thức thí nghiệm bố trí chưa đa dạng và chưa nhiều.

 Kiến nghị:

Cần tiếp tục quản lý, theo dõi, thu thập số để đánh giá đầy đủ hơn và bổ sung hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ nguyên liệu tại tỉnh Quảng Trị được hoàn thiện hơn.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]