Nguyễn Thị Hải Hồng
Phân Viện Nghiên Cứu Khoa Học Lâm Nghiệp Nam Bộ
- Đặt vấn đề
Sao đen (Hopea odorata Roxb.) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), là hai loài cây bản địa gỗ lớn thường xanh, có giá trị kinh tế cao, chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới, từng có quần thụ lớn trước đây giờ đang được xếp vào loài bị suy thoái nghiêm trọng. Vì vậy cho nên, hai loài này được đưa vào danh mục các loài cây chủ yếu tiên phong cho trồng rừng sản xuất tại 3 vùng sinh thái lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thế nhưng, các nghiên cứu về chọn giống Dầu rái và Sao đen ở nước ta hiện nay chỉ mới dừng lại ở mức xây dựng các khu rừng giống chuyển hoá từ rừng tự nhiên và rừng trồng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng mới bắt đầu tiến hành điều tra vùng phân bố tự nhiên ở miền Nam, chọn một số cây trội và thu hái hạt (Hà Huy Thịnh, 2007). Vấn đề nhân giống bằng hạt và kỹ thuật gây trồng Dầu rái và Sao đen đã được hướng dẫn trong quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng rừng Dầu rái và Sao đen (Bộ Lâm Nghiệp, 1988; Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, 2005). Đặc biệt là khâu chăm sóc sau khi trồng đề cập còn khá sơ sài. Có lẽ chính vì vậy mà khi áp dụng quy phạm này, mục tiêu năng suất rừng đặt ra chỉ đạt bình quân 5 m3/ha/năm và dự kiến rừng khai thác chính ở tuổi 50 – 60 năm. Trong khi đó, năng suất rừng nhiều rừng cây họ Dầu ở các nước đã cao hơn rất nhiều (10 – 20 m3/ha/năm) và luân kỳ khai thác cũng được rút ngắn còn 30 – 40 năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). Bên cạnh đó, nghiên cứu nhân giống vô tính bằng hom Dầu rái và Sao đen cũng đã được nghiên cứu khá thành công (Lê Quốc Huy và Tạ Minh Hòa, 1998; Lê Đình Khả và cộng sự, 2000) nhưng chỉ dừng lại ở qui mô thí nghiệm, chưa được ứng dụng vào thực tiễn. Việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy phôi và mô vào nhân giống Dầu rái và Sao đen giúp bảo tồn nguồn gen và cung cấp bổ sung nguồn gen tốt phục vụ trồng rừng cũng là một hướng đi đúng nhưng vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Chính vì những nguyên nhân trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) và Sao đen (Hopea odorata Roxb.)” hiện nay là cần thiết nhằm có định hướng đầy đủ cho phát triển giống cây trồng lâm nghiệp kết hợp với tác động kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu
1. Tổng kết kiến thức kinh nghiệm về kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt giống, nhân giống, sản xuất cây con từ hạt, hom và kỹ thuật gây trồng Sao đen và Dầu rái. Trong đó, đề tài sẽ rà soát lại quy phạm kỹ thuật trồng rừng Dầu rái (QPN 11-88) và qui trình kỹ thuật trồng rừng Dầu rái và Sao đen phục vụ chương trình trồng rừng 327 trước đây.
2. Điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của Sao đen và Dầu rái trên các dạng lập địa, các phương thức trồng rừng hiện có tại các vùng sinh thái: Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và tình hình tiêu thụ sản phẩm (gỗ và nhựa) để sơ bộ xác định kỹ thuật trồng rừng thích hợp cho từng loài.
3. Nghiên cứu chọn giống, xây dựng khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế kết hợp vườn giống hữu tính và xây dựng vườn giống vô tính Dầu rái và Sao đen:
– Xác định các lâm phần rừng để chọn lọc cây trội/xuất xứ, chọn cây trội/xuất xứ cung cấp nguồn vật liệu (hạt và hom) cho xây dựng khảo nghiệm hậu thế và vườn giống.
– Xây dựng khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính (cây hạt) tại 3 vùng sinh thái: Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
– Xây dựng vườn giống vô tính (cây hom) tại vùng Đông Nam Bộ.
4. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật nhân giống hữu tính và vô tính (hom) Dầu rái và Sao đen
5. Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong công tác chọn giống Dầu rái và Sao đen
6. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật gây trồng trên 3 vùng sinh thái lâm nghiệp khác nhau (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ)
– Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến khả năng sinh trưởng của Dầu rái và Sao đen.
– Nghiên cứu kỹ thuật xử lý thực bì, làm đất.
– Nghiên cứu các phương thức trồng (trồng thuần loài, trồng hỗn giao) và mật độ trồng.
– Nghiên cứu tác động của các biện pháp chăm sóc sau khi trồng đến sinh trưởng của rừng trồng (bón phân, tỉa cành, tỉa thưa và kiểm soát cỏ dại).
7. X©y dùng qui tr×nh kü thuËt chọn, nhân giống và g©y trång DÇu r¸i vµ Sao ®en.
* Phương pháp nghiên cứu
1. Tổng kết kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật nhân giống và gây trồng Dầu rái và Sao đen.
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố, qui trình qui phạm kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các đơn vị sản xuất, kết hợp công tác điều tra ở nội dung 2 để có cơ sở định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
2. Điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của Sao đen và Dầu rái trên các trồng rừng hiện có tại Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
– Kế thừa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trước đây có liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Kết hợp với phỏng vấn để thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung cần điều tra.
– Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình để thu thập số liệu về sinh trưởng, phát triển của Dầu rái và Sao đen, kết hợp với việc tiến hành lấy mẫu đất phân tích, thu thập thông tin về điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình tại nơi điều tra.
– Địa điểm: Việc điều tra được tiến hành trên các rừng trồng Dầu rái và Sao đen điển hình (2 – 25 năm tuổi) tại các tỉnh thuộc 3 vùng Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định) và Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắc, Kom Tum).
– Thời gian tiến hành điều tra: Từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2008.
– Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng Statgraphic 7.0.
3. Nghiên cứu chọn giống, xây dựng khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính và xây dựng vườn giống dòng vô tính Dầu rái và Sao đen:
– Chọn lâm phần rừng có Dầu rái và Sao đen phân bố tự nhiên hoặc rừng trồng tập trung hay rải rác và kể cả những cây đường phố: yêu cầu có nguồn gốc địa lý rõ ràng, đang trong thời kỳ sinh trưởng tốt, sức sống khoẻ, độ tuổi từ 15 – 80 năm tuổi thuộc các tỉnh thành đại diện cho 3 vùng sinh thái Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
– Chọn cây trội lấy vật liệu giống: Số lượng cây trội dự kiến được chọn là 120 cây (60 cây/loài).
+ Phương pháp điều tra chọn cây trội dựa vào các tiêu chuẩn chọn cây trội trong «Qui phạm xây dựng rừng giống, vườn giống (QPN 15 – 93) của Bộ NN & PTNT (1993)”.
+ Tiêu chuẩn đánh giá của cây trội: là cây ở tuổi thành thục công nghệ, sinh trưởng nhanh, đoạn thân dưới cành dài, thân cây thẳng tròn đều, không xoắn vặn, cành nhánh nhỏ, góc phân cành lớn, tán lá phát triển cân đối, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh (Cây trội dự tuyển).
Cây trội chính thức: Đối với rừng đều tuổi thì cây trội là cây có chỉ tiêu thể tích gỗ (m3/cây) vượt trị số trung bình của đám rừng hoặc các lâm phân ít nhất là 1,5 – 2 lần độ lệch chuẩn (Xcây trội ≥ Xbình quân + 1,5S). Riêng đối với rừng tự nhiên và cây phân tán khác tuổi, cây trội sẽ được đánh giá theo phương pháp quan sát.
– Chọn xuất xứ khảo nghiệm: Số lượng xuất xứ dự kiến được chọn là 24 xuất xứ (12 xuất xứ/loài). Nơi thu hái vật liệu giống để khảo nghiệm xuất xứ gồm các tỉnh có Dầu rái và Sao đen phân bố tự nhiên (ưu tiên là rừng tự nhiên), các xuất xứ phải đại diện cho vùng sinh thái, trong đó yếu tố quan trọng được chú ý là độ cao, kinh độ và vĩ độ.
– Xây dựng khảo nghiệm xuất xứ Dầu rái và Sao đen tại 3 vùng sinh thái: Đông Nam Bộ (Cát Tiên, Lâm Đồng), Nam Trung Bộ (Bình Định) và Tây Nguyên (Gia Lai). Khảo nghiệm xuất xứ: Số xuất xứ tham gia khảo nghiệm (KN) tại các vùng sinh thái là 15 xuất xứ đối với Dầu rái và 7 xuất xứ đối với Sao đen. Trong đó, tại VQG Cát Tiên, Lâm Đồng, 12 xuất xứ Dầu rái và 7 xuất xứ Sao đen được khảo nghiệm; 9 xuất xứ Dầu rái và 7 xuất xứ Sao đen được khảo nghiệm tại BQL Rừng Phòng Hộ Phù Cát, Bình Định; và 9 xuất xứ Dầu rái và 7 xuất xứ Sao đen được khảo nghiệm tại Trung Tâm SXDV và KHKT Nông – Lâm Nghiệp Mang Yang, Gia Lai. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 3 lần lặp, 20 cây/lần lặp. Mật độ trồng 1.100 cây/ha (3 x 3 m). Trồng thuần loài. Diện tích khảo nghiệm là 6 ha (1 ha/loài/vùng). Khảo nghiệm được bố trí giống nhau ở cả 3 vùng nghiên cứu. Thời gian đánh giá khảo nghiệm giống là 6 năm.
– Xây dựng khảo nghiệm hậu thế cho cây trội kết hợp vườn giống hữu tính Dầu rái và Sao đen tại 3 vùng sinh thái: Đông Nam Bộ (Bình Phước), Nam Trung Bộ (Bình Định) và Tây Nguyên (Gia Lai). Số gia đình tham gia khảo nghiệm tại các vùng sinh thái là 56 gia đình đối với Dầu rái và 39 gia đình đối với Sao đen. Trong đó, tại Trạm TNLN Tân Phú, Bình Phước, 42 gia đình Dầu rái và 34 gia đình Sao đen được khảo nghiệm; 35 gia đình Dầu rái và 33 gia đình Sao đen được khảo nghiệm tại BQL Rừng Phòng Hộ Phù Cát, Bình Định; và 42 gia đình Dầu rái và 30 gia đình Sao đen được khảo nghiệm tại Trung Tâm SXDV và KHKT Nông – Lâm Nghiệp Mang Yang, Gia Lai. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 8 lần lặp, 3 cây/lần lặp. Nguyên tắc bố trí nhóm cây trong cùng một gia đình không được trồng cạnh nhau. Mật độ trồng 3 x 6 m (556 cây/ha). Cây phụ trợ là Keo lá tràm với mật độ trồng 2 x 6 m (834 cây/ha), trồng xen theo hàng. Diện tích khảo nghiệm là 12 ha (2 ha/loài/vùng). Khảo nghiệm được bố trí giống nhau ở cả 3 vùng nghiên cứu. Thời gian đánh giá khảo nghiệm giống là 6 năm.
– X©y dùng vên gièng dßng v« tÝnh (c©y hom) t¹i vïng §«ng Nam Bé (Bình Phước): Nguyªn t¾c bè trÝ c©y trong cïng mét dßng v« tÝnh kh«ng ®îc trång c¹nh nhau. Sè lîng dßng v« tÝnh tham gia x©y dùng vên gièng Ýt nhÊt lµ 15 dßng, mçi lÇn lÆp chØ trång 1 c©y. Mật độ trồng 3 x 6 m (556 cây/ha). Cây phụ trợ là Keo lá tràm với mật độ trồng 2 x 6 m (834 cây/ha), trồng xen theo hàng. Diện tích vên gièng dßng v« tÝnh là 2 ha (1 ha/loài).
– Theo dâi, ®¸nh gi¸ c¸c chØ tiªu vµ chän gièng phï hîp:
Các chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để chọn gièng bao gồm tỷ lệ cây sống, tốc độ sinh trưởng (H vµ D), phẩm chất cây trồng, khả năng kháng sâu bệnh. Việc tính toán các tiêu chuẩn và chọn gièng sẽ được thực hiện độc lập cho từng loài.
4. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật nhân giống Dầu rái và Sao đen
– Nhân giống hữu tính (từ hạt): xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con, tăng tỷ lệ sống khi chuyển cây ra trồng rừng.
+ Thí nghiệm sinh lý và bảo quản hạt giống sau thu hái
+ Thành phần hỗn hợp ruột bầu.
+ Bãn ph©n
– Nhân giống vô tính bằng hom: thí nghiệm bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra rễ, phát triển, chất lượng của cây hom trong vườn ươm và nâng cao tỷ lệ sống khi chuyển cây ra trồng rừng (đề tài có tính kế thừa các nghiên cứu trước đây).
+ Chất kÝch thÝch ra rÔ vµ nång ®é: §èi chøng, IBA, NAA, 2,4 D, IAA vµ TTG víi nång ®é 50-1500 ppm.
+ Thêi vô gi©m hom: Tõ th¸ng 1 – 12.
+ Tuæi cña c©y mÑ lÊy hom: 1, 2, 5, 10, 15 tuæi.
5. Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống Dầu rái và Sao đen
Vật liệu nghiên cứu là mẫu lá được thu thập từ những cây trội/xuất xứ tại 3 vùng sinh thái: Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tách chiết DNA genome từ lá của cây trưởng thành sẽ được tiến hành. Kỹ thuật Random Amplified Polymorphic DNA (RAPD), được ứng dụng để nghiên cứu đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền giữa các cá thể trong loài Dầu rái và Sao đen. Số liệu sẽ được đưa vào xử lý bằng chương trình NTSYS pc để đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các cá thể.
6. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật gây trồng trên 3 vùng sinh thái lâm nghiệp khác nhau (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ)
– Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến khả năng sinh trưởng của Dầu rái và Sao đen: X©y dùng m« h×nh thÝ nghiÖm trªn c¸c d¹ng lËp ®Þa kh¸c nhau tại 4 điểm: Bình Phước, Lâm Đồng, Gia Lai và Bình Định thuộc 3 vùng sinh thái lâm nghiệp. DiÖn tÝch m« h×nh lµ 12 ha (6 ha/loµi). X¸c ®Þnh mèi quan hÖ gi÷a ®iÒu kiÖn lËp ®Þa víi sinh trëng vµ ph¸t triÓn cña rừng trồng DÇu r¸i vµ Sao ®en.
– Nghiªn cøu kü thuËt xö lý thùc b×, lµm ®Êt: thí nghiÖm gồm 3 c«ng thøc: i) Ph¸t dän thùc b× toµn diÖn vµ ®èt, cuèc hè kÝch thíc 40x40x40 cm; ii) San ủi, ®µo hè kÝch thíc 40x40x40 cm; iii) San ñi vµ cµy toµn diÖn, cuèc hè kÝch thíc 40x40x40 cm. Các công thức thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, diÖn tÝch cho mét c«ng thøc thÝ nghiÖm lµ 0,33 ha. Thu thËp sè liÖu ®îc tiÕn hµnh trªn 4 « tiªu chuÈn d¶i ®Òu trªn diÖn tÝch thÝ nghiÖm, diÖn tÝch mçi « tiªu chuÈn lµ 600 m2. DiÖn tÝch thÝ nghiÖm lµ 2 ha (1 ha/loµi).
– Nghiªn cøu phương thức trồng (trồng thuần loài, trồng hỗn giao) và mật độ trồng:
+ Phương thức trồng: Thí nghiệm bố trí gồm 4 công thức: i) Trồng thuần loài (mật độ 6 x 3 m); ii) Trồng hỗn giao theo hàng với Keo lá tràm (mật độ cây trồng chính 6 x 3 m, c©y phô trî 6 x 2 m); iii) Trồng hỗn giao theo hàng với Keo lai (mật độ cây trồng chính 6 x 3 m, c©y phô trî 6 x 3 m); và iv) Trồng kết hợp với cây Khoai mì (mật độ cây trồng chính 6 x 3 m). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 4 lÇn lÆp l¹i, diÖn tÝch mçi ô/lÇn lÆp l¹i lµ 625 m2. DiÖn tÝch thÝ nghiÖm lµ 2 ha (1 ha/loµi).
+ Mật độ trồng: Thí nghiệm bố trí gồm 4 công thức mật độ: i) 2.500 cây/ha (2 x 2 m); ii) 1.600 cây/ha (2 x 3 m); iii) 1.100 cây/ha (3 x 3 m); và iv) 556 cây/ha (3 x 6 m). Phương thức trồng ¸p dông cho thÝ nghiÖm nµy lµ trång thuÇn loµi. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 4 lÇn lÆp l¹i, diÖn tÝch mçi ô/lÇn lÆp l¹i lµ 625 m2. DiÖn tÝch thÝ nghiÖm lµ 2 ha (1 ha/loµi).
– Nghiên cứu tác động của viÖc ch¨m sãc sau khi trång đến sinh trưởng của rừng trồng (bón phân, tỉa cành, tỉa thưa và kiểm soát cỏ dại):
+ Bãn ph©n: Thí nghiệm bố trí gồm 5 công thức: i) Không bón phân (đối chứng); ii) 150 g NPK (16:16:8) (1 lần/năm, bón vào đầu mùa mưa); iii) 150 g NPK (16:16:8) (2 lần/năm, bón vào đầu và cuối mùa mưa); iv) 150 g super lân (1 lần/năm, bón vào đầu mùa mưa) và 5) 150 g super lân (2 lần/năm, bón vào đầu và cuối mùa mưa). Các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại, 25 cây/lần lặp. Diện tích thử nghiệm là 2 ha (1 ha/loài). Thêi gian thÝ nghiÖm dù kiÕn tiÕn hµnh trong 3 n¨m.
+ Kiểm soát cỏ dại: Thí nghiệm bố trí gồm 4 công thức: i) Không lµm cá (đối chứng); ii) Ph¬ng ph¸p thñ c«ng (d·y cá theo hµng, vun gèc vµ ph¸t cá toµn diÖn víi 2 lÇn ch¨m sãc/n¨m vµo ®Çu vµ cuèi mïa ma); iii) Ph¬ng ph¸p thñ c«ng kÕt hîp c¬ giíi (d·y cá theo hµng, vun gèc vµ cµy gi÷a 2 hµng, 2 lÇn ch¨m sãc/n¨m vµo ®Çu vµ cuèi mïa ma); iv) Ph¬ng ph¸p sö dông thuèc diÖt cá (2 lÇn ch¨m sãc/n¨m). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 4 lÇn lÆp l¹i, diÖn tÝch mçi ô/lÇn lÆp l¹i lµ 625 m2. DiÖn tÝch thÝ nghiÖm lµ 2 ha (1 ha/loµi). Thêi gian thÝ nghiÖm dù kiÕn tiÕn hµnh trong 3 n¨m.
Phương thức trồng ¸p dông chung cho c¸c thÝ nghiÖm lµ trồng hỗn giao theo hàng với Keo lá tràm (mật độ cây trồng chính 6 x 3 m, c©y phô trî 6 x 2 m) trõ thÝ nghiÖm vÒ phương thức trồng và mật độ trồng.
– Theo dâi, ®¸nh gi¸ c¸c chØ tiªu:
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tỷ lệ cây sống, sinh trưởng chiều cao và đường kính. Số liệu thu thập được tính toán và xử lý thông kê bằng STARGRAPHICS 7.0.
7. X©y dùng qui tr×nh kü thuËt chọn, nhân giống và g©y trång DÇu r¸i vµ Sao ®en.
Qui tr×nh kü thuËt chọn, nhân giống và g©y trång DÇu r¸i vµ Sao ®en sÏ ®îc x©y dùng trªn c¬ së c¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu c¸c néi dung trªn, bao gåm tõ kh©u x¸c ®Þnh ®iÒu kiÖn g©y trång cho tíi c¸c biÖn ph¸p kü thuËt chän gièng, t¹o gièng, kü thuËt g©y trång, ch¨m sãc vµ nu«i dìng rõng.
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Hoàn tất tổng kết kiến thức kinh nghiệm về kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt giống, nhân giống, sản xuất cây con từ hạt, hom, mô và kỹ thuật gây trồng Sao đen và Dầu rái. Rà soát lại quy phạm kỹ thuật trồng rừng Dầu rái (QPN 11-88) và qui trình kỹ thuật trồng rừng Dầu rái và Sao đen phục vụ chương trình trồng rừng 327 trước đây. Rút ra một số vấn đề cần nghiên cứu bố sung.
2. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại vùng Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước), Tây Nguyên (Gia Lai, Đắc Lắc) và Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) cho thấy Dầu rái và Sao đen sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng Đông nam bộ và Nam trung bộ và sinh trưởng kém hơn ở vùng Tây Nguyên. Nguồn giống, mật độ trồng, phương thức trồng và tuổi rừng đều cho thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa đến sinh trưởng, phát triển của rừng trồng.
3. Nghiên cứu chọn giống, xây dựng khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế kết hợp vườn giống hữu tính và xây dựng vườn giống vô tính Dầu rái và Sao đen:
– Chọn được 78 cây trội Dầu rái (15 xuất xứ) và 66 cây trội Sao đen (15 xuất xứ). Hoàn tất việc thu hái hạt từng cây trội (gia đình)/xuất xứ để sản xuất cây giống phục vụ các khảo nghiệm. Tuy nhiên, 56 gia đình Dầu rái (12 xuất xứ) và 39 Sao đen (7 xuất xứ) được bố trí khảo nghiệm.
– Hoàn tất xây dựng khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế kết hợp vườn giống hữu tính, vườn giống vô tính Dầu rái, Sao đen với tổng diện tích 16 ha, trong đó:
* 2 ha tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên,
* 6 ha tai Trạm TNLN Tân Phú, Bình Phước,
* 4 ha tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Phù Cát, Bình Định,
* 4 ha tại Trung Tâm SXDV & KHKT Nông – Lâm Nghiệp Mang Yang, Gia Lai,
Sau 1 năm trồng, bước đầu đánh giá được tỷ lệ sống, khả năng sinh trương và phát triển của các xuất xứ/gia đình khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác nhau.
4, Hoàn tất nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính và vô tính (hom) Dầu rái và Sao đen,
– Nhân giống hữu tính (từ hạt): xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con, tăng tỷ lệ sống khi chuyển cây ra trồng rừng bao gồm các thí nghiệm về bảo quản hạt giống sau thu hái, thành phần hỗn hợp ruột bầu và phân bón đối với Sao đen và Dầu rái.
– Nhân giống vô tính bằng hom: thí nghiệm bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra rễ, phát triển, chất lượng của cây hom trong vườn ươm và nâng cao tỷ lệ sống khi chuyển cây ra trồng rừng bao gồm thí nghiệm các chất kích thích ra rễ và nồng độ khác nhau, tuổi cây mẹ lấy hom, thời điểm giâm hom.
5, Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống Dầu rái và Sao đen
Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của 48 cây Sao đen từ 11 xuất xứ và 41 cây Dầu rái từ 10 xuất xứ) tại các địa điểm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Bình Thuận, Khánh Hòa và Bình Định bằng kỹ thuật RAPD cho thấy các mẫu Dầu rái được sử dụng trong nghiên cứu có độ đa dạng khá cao về mặt di truyền. Hệ số tương đồng dao động trong khoảng 43 – 100 %. Các mẫu Dầu rái được thu thập trong cùng một vùng sinh thái và trong cùng một vị trí lấy mẫu có hệ số tương đồng cao. Bên cạnh đó, 48 mẫu Sao đen nghiên cứu có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng 67 – 100 %.
6. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật gây trồng Dầu rái và Sao đen
Hoàn tất xây dựng các mô hình thí nghiệm với diện tích 16 ha. Trong đó:
– 6 ha nghiên cứu lập địa
– 2 ha NC kỹ thuật xử lý thực bì, làm đất
– 2 ha phương thức trồng
– 2 ha mật độ trồng
– 2 ha phân bón
– 2 ha kiểm soát cỏ dại
Bước đầu đánh giá tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng và phát triển của Dầu rái và Sao đen, sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm sau 1 năm trồng.
- Kết luận và đề nghị
– Kết luận: Đề tài đã tổ chức và thực hiện nghiêm túc các nội dung theo đúng kế hoạch được duyệt. Hiện trường mô hình thí nghiệm đã xây dựng hoàn tất và đang được tiến hành chăm sóc, theo dõi thu thập số liệu theo đúng kế hoạch.
– Kiến nghị:
+ Do tình hình thời tiết khô hạn kéo dài trong năm 2010 đã dẫn đến tình trạng cây chết rải rác ở các mô hình thí nghiệm tại Bình Phước, Cát Tiên, Lâm Đồng và Gia Lai; đặc biệt là mô hình tại Bình Định cây chết hàng loạt. Chính vì vậy, đề tài đề nghị cho thanh lý 10 ha mô hình tại Bình Định. Các mô hình còn lại sẽ tiếp tục chăm sóc, theo dõi.
– Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống Dầu rái và Sao đen, đề tài đề nghị dừng ở phần đánh giá đa dạng di truyền vì phần kinh phí thực hiện phần còn lại quá ít, không thể tiếp tục thực hiện được.
– Bổ sung kinh phí thực hiện nội dung còn lại trong 2 năm 2011 và 2012 do đơn giá các khoản như nhân công, nguyên vật liệu, … đều gia tăng từ nguồn cắt giảm khối lượng một số phần trong các nội dung của đề tài.
- Tài liệu tham khảo
Bộ NN & PTNT, 2005. Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, ban hành kèm theo quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005.
Bộ Lâm Nghiệp, 1988. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Dầu con rái (Dipterocarpus alatus) (QPN 11-88).
Bộ Lâm nghiệp, 1993. Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93) và Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa (QPN 16-93) ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐKT ngày 02/11/1993.
Bộ NN & PTNT, 2003. Tiêu chuẩn ngành 04TCN-64-2003: Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp ban hành theo quyết định số 188/2003/QĐ-BNN ngày 23/01/2003.
Bộ NN & PTNT, 2004. Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam – Cẩm nang ngành lâm nghiệp.
Hà Huy Thịnh, 2007. Annual progress report of Project “Use of genetic diversity and biotechnological advances in forest tree improvement researches”. Reporting period: 01/01/2004 – 31/12/2007.
Lê Đình Khả và cộng sự, 2000. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu.
Lê Quốc Huy và Tạ Minh Hòa, 1998. Một số kết quả nghiên cứu công nghệ vườn ươm nhân hom sinh dưỡng và sản xuất cây con Sao đen và Dầu nước chất lượng cao.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Kỹ thuật trồng Thông ba lá
- Kỹ thuật trồng Sồi phảng
- Thông báo bán đấu giá tài sản là rừng trồng thuộc trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Cam Ly, phường 5, TP Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
- Thông tin về buổi lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS Vũ Đức Quỳnh
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình rừng trồng Keo bằng giống tiến bộ kỹ thuật mới được công nhận tại vùng Bắc Trung Bộ.