I. Đặt vấn đề Rừng trồng sản xuất hàng hóa lâm sản, đặc biệt là sản xuất gỗ lớn có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là đối tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân miền núi,đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số . Trong thời gian qua ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ trong nghiên cứu và thực tiễn trên lĩnh vực … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc
Hà Văn Tiệp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân theo vùng sinh thái Lâm nghiệp thì Tây Bắc là vùng núi non hiểm trở và rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Trước những năm 1954, vùng này được bao phủ bởi rừng nguyên sinh với độ che phủ của rừng lớn hơn 45%, trải qua thời gian rừng tự nhiên của khu vực đã bị tàn phá nghiêm trọng, đến những năm 1990, độ che phủ của rừng chỉ còn lại 9% đến 14% (Trần Đình Đại và cộng sự, 1990). Rừng tự nhiên không những bị giảm về diện … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực
Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đoàn Thị Mai, Mai Trung Kiên, Lê Sơn và Đỗ Hữu Sơn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ở nước ta, có đến 3 triệu ha là rừng trồng sản xuất bao gồm 1 triệu ha cây công nghiệp dài ngày và 2 triệu ha là cây lâm nghiệp, trong số đó có đến 70% là các loài cây mọc nhanh bao gồm các loài Keo, Bạch đàn, Thông nên nhu cầu về giống, đặc biệt là giống có năng suất và chất lượng cao có nhu cầu rất lớn. Các nội dung nghiên cứu … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo vùng biển phía nam
Ths. Hoàng Văn Thơi I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển như rừng ngập mặn, các rạn san hô có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Đây là vùng cung cấp nguồn hải sản phong phú để sử dụng trong nước và xuất khẩu, là nơi bảo tồn các chu trình vật chất và năng lượng, phát triển đa dạng sinh học đặc biệt là vai trò bảo vệ đới bờ và cửa sông, hạn chế xói lở và tác hại của bão, sóng đối với hệ thống đê biển. Theo báo cáo của UNEP, RNM còn giúp bảo vệ các đảo khỏi … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh rừng Keo tai tượng (Acacia mamgium Willd) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng rừng công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh rừng Keo tai tượng (Acacia mamgium Willd) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng rừng công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tạo rừng bằng phương pháp tái sinh sau khai thác. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để hoàn thiện quy trình xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng. Đồng thời góp phần tìm phương pháp tạo rừng với chi phí thấp do tận dụng được nguồn hạt giống sẵn có, … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gene để tạo cây thông có khả năng chống chịu cao với sâu róm
Vương Đình Tuấn, Nguyễn Xuân Cường ; Lê Thị Huyền Thanh; Phan Thị Mỵ Lan ; Đỗ Tiến Phát , Đinh Thị Phòng cùng các cộng tác viên khác. . MỞ ĐẦU: Thông nhựa, còn gọi là thông ta hay thông hai lá, có tên khoa học là Pinus merkusii Jungh & Vriese. Thông nhựa là loài thông nhịêt đới, thuộc chi Pinus, họ Pinaceae., có khả năng sinh trưởng và phát triển trên những lập địa nghèo dinh dưỡng, đất bị thoái hoá. Ở nước ta, thông nhựa được chọn là cây trồng chính trên một … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu sử dụng gỗ bạch đàn Urophylla để sản xuất gỗ xẻ đóng đồ mộc
Nguyễn Quang Trung TÓM TẮT Gỗ bạch đàn urophylla (E. urophylla) là nguồn nguyên liệu tiềm năng, nhưng việc sử dụng loại gỗ này làm nguyên liệu đóng đồ mộc đang còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu của đề tài này cho thấy gỗ bạch đàn urophylla có các đặc tính cơ vật lí tương đương với gỗ keo lá tràm (A. auriculiformis) và một số loại gỗ rừng tự nhiên khác đang được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu đóng đồ mộc. Các khuyết tật như: nứt đầu, co ngót và cong vênh trong quá trình chế biến là nguyên … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu xác định giá trị rừng phòng hộ ven biển vùng duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ
Vũ Tấn Phương và cs 1. Đặt vấn đề Rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ và đời sống nhân dân vùng ven biển - nơi được coi là vùng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của thiên nhiên, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Chúng không chỉ cung cấp một lượng lớn gỗ, củi, than, hoá chất, dược liệu, v.v mà còn đem lại giá trị phòng hộ vô cùng to lớn như cố định phù sa; lấn biển; chống xói lở bờ biển; hạn chế tác hại của … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống thông nhựa (Pinus merkusii jungh et de vriese) kháng sâu róm thông (Dendrolimus Punctatus Walker).
Đào Ngọc Quang ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu về lâm sản và đất canh tác của con người ngày càng cao, kéo theo hàng loạt các ảnh hưởng xấu về môi trường sinh thái. Cây thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao (bao gồm một số loài thông chính như Thông mã vĩ Pinus massoniana Lambert, Thông nhựa Pinus merkusii Jungh et de Vries, Thông 3 lá Pinus kesya Royle ex Gordon...), ngoài gỗ cho xây dựng, làm … [Read more...]
Báo cáo kết quả đề tài: Hoàn thiện phương pháp kiểm kê khí nhà kính trong lâm nghiệp
Vũ Tấn Phương và cs 1. Đặt vấn đề Phát thải khí nhà kính (KNK), bao gồm các khí CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và CS6, trong đó chủ yếu là CO2 được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Nguồn gây phát thải KNK chủ yếu là do đốt cháy nguyên liệu hóa thạch (xăng, dầu, ..), khai thác khoáng sản và thay đổi sử dụng đất (chuyển đổi rừng sang các mục đích phi lâm nghiệp). Trong các nguồn gây phát thải thì việc phá rừng nhiệt đới và thay đổi sử dụng đất trong lâm … [Read more...]