Mô tả hình thái Hồi là cây bản địa thuộc loại gỗ nhỡ. Cây trưởng thành cao khoảng 10-15m. Thân hồi thẳng tròn, vỏ màu xám sáng. Hoa lưỡng tính, quả phức có hình ngôi sao 5-8 cánh người dân còn gọi là "hoa hồi". Ra hoa hai lần trong năm nhưng không có ranh giới rõ ràng. Vụ thứ nhất vào tháng 6, quả chín vào tháng 5-6 năm sau còn gọi là hồi tứ quí. Vụ sau chỉ ra sau khoảng 1 tháng, quả chín vào tháng 10 năm sau. Đây là vụ hồi chính còn gọi là hồi vụ đông. Vụ này có chất lượng và sản lượng cao … [Read more...]
Nghiên cứu ảnh hưởng của áp xuất ép biên và chiều dày thành tre luồng đến độ hở mạch keo của ván ghép thanh tre luồng
Bùi Chí Kiên Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Việt Nam có đặc điểm khí hậu, đất đai . . . rất phù hợp cho tre luồng sinh trưởng và phát triển. Từ một cây măng sau 3 tháng đã có một cây tre trưởng thành, chỉ 3 đến 4 năm đã có thể khai thác và sử dụng. Căn cứ vào độ tuổi người ta xác định được đặc tính của từng độ tuổi: - Tre luồng từ 2 đến 3 tuổi là tre bánh tẻ, thường sử dụng sản xuất giấy. - Tre luồng từ 3 đến 6 tuổi là tre già, dùng làm vật liệu xây dựng, đồ mộc, đồ mỹ nghệ, sản xuất … [Read more...]
Tinh dầu thiên nhiên trên thị trường Cộng đồng châu âu
Hà chu Chử Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Mặc dầu ngày nay công nghiệp tổng hợp chất thơm phát triển mạnh đến mức nhiều người cho rằng các loại tinh dầu thiên nhiên không còn được sử dụng nữa nhưng trong thực tế điều đó đã không xảy ra, ngược lại xu hướng dùng chất thơm thiên nhiên lại tăng lên trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là công nghiệp nước hoa, xà phòng thơm; công nghiệp thực phẩm (đồ uống, kẹo bánh,thuốc lá …) và công nghiệp dược phẩm. Loại tinh dầu và chất lượng của sản phẩm … [Read more...]
Về rừng thôn bản ở tỉnh Cao bằng
Vũ Long Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Thôn bản là tổ chức xã hội cơ bản trong nông thôn nước ta. Rừng thôn bản đã được đề cập đến trong Nghị định số 17/HDBT, ngày 17/1/1992của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991). Trong đó, điều 3 nêu: Rừng làng, rừng bản thuộc quyền sử dụng công cộng của làng, bản theo quy định của pháp luật, và những làng bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật BV&PTR, mà không trái với những quy định của Luật này và Luật … [Read more...]
Những bất cập trong thị trường sản phẩm quế tại Yên Bái
Nguyễn Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Từ lâu, cây quế đã được coi là cây "mũi nhọn" của tỉnh Yên Bái, vì nó là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho ngành nông nghiệp Yên Bái nói riêng và cho kinh tế tỉnh Yên Bái nói chung. Bên cạnh đó, cây quế cũng mang những giá trị môi trường và xã hội đặc biệt, góp phần giải quyết một lực lượng lớn lao động nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm giảm xói mòn đất, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Tháng 8 năm 2002, … [Read more...]
NGHIêN CứU MốI QUAN Hệ GIữA HìNH THáI Vỏ QUả Và PHẩM CHấT GIEO ươM HạT GIốNG LOàI CăM XE (XYLIA XYLOCARPA)
NCS Vương Hữu Nhi Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Căm xe (Xylia xylocarpa Taub) là loài cây bản địa phân bố ở các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nambộ và Tây Nguyên. ở Đăk Lăk Căm xe phân bố trong các dạng rừng bán thường xanh và rừng khộp, là loài cây đa tác dụng, không những gỗ tốt có giá trị cao trên thị trường trong nước và thế giới, mà sản phẩm ngoài gỗ như vỏ còn được dùng làm dược liệu và hạt có thể sử dụng làm thực phẩm. Căm xe đã gây trồng thành công ở EaKmat (Dăk Lăk), Trảng Bom (Đồng … [Read more...]
Đánh giá khả năng sinh trưởng và biểu hiện hình thái của keo lai nhân tạo giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (A.auriculiformis)
Nghiêm Quỳnh Chi Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ae Benth), Keo tai tượng (A.mangium Willd) và gần đây là giống lai tự nhiên giữa hai loài (gọi tắt là keo lai) đã trở thành nhóm cây trồng chính cho các chương trình trồng rừng ở nước ta, đặc biệt là trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp giấy, công nghiệp ván nhân tạo (ván dăm, ván ép, ván dán...). Trong những năm gần đây nghiên cứu lai giống và sử dụng giống lai … [Read more...]
Xác định tuổi sâu non Hypsipyla robusta hại một số loài cây họ xoan bằng kích thước chiều rộng viên phân
Nguyễn Văn Độ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sâu đục nõn Hypsipyla robusta thường hại một số loài cây họ xoan đặc biệt là các loài cây thuộc phân họ Swietenioideae trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như lát (Chukrasia tabularis), xoan mộc (Toona sureni), lát mêhicô (Cedrela odorata), xà cừ (Khaya senegalensis)... Mức độ phá hại nặng của sâu đục nõn H. robusta thường thấy ở các rừng trồng từ 1-3 năm tuổi. Sâu non thường đục chồi và nõn của các loài cây này, đặc biệt là đỉnh sinh … [Read more...]
Hội thảo khoa học “Về công tác hướng dẫn trong đào tạo nghiên cứu sinh”
Lê Hồng Phúc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Ngày 22 tháng 3 năm 2002 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức cuộc Hội thảo Khoa học "hướng dẫn Viên" (HDV). Tổng số HDV của Viện tính đến nay là 72 chuyên gia trong - ngoài Viện. Trong 72 HDV có 21 người là giáo sư, chiếm 29%; 24 người là phó giáo sư, chiếm 33%; 8 người là tiến sĩ khoa học, chiếm 11%; số HDV là tiến sĩ có 64 người, chiếm 89 %. Đội ngũ HDV khá đông đảo về số lượng và đảm bảo chất lượng ấy đã và đang hướng dẫn 105 … [Read more...]
Giới thiệu sơ bộ việc thu hái và sử dụng các Lâm sản ngoài gỗ trong khu bảo tồn thiên nhiên của Vân Nam, Trung Quốc
1. Khái niệm Có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trên thế giới. Tại Hội nghị thương lượng cấp chuyên viên về LSNG được tổ chức ở Bangkok vào tháng 11 năm 1991, FAO đã đưa ra định nghĩa sau: LSNG tất cả các sản phẩm có khả năng tái tạo có nguồn gốc từ rừng hoặc trên bất cứ loại đất nào với chức năng tương tự (trừ các tài nguyên gỗ, củi, than, vật liệu đá, nước và du lịch). LSNG được chia thành: (1) Sản phẩm dạng sợi: tre nứa, song mây, sợi từ thân hoặc vỏ cây, … [Read more...]