Triệu Thái Hưng, Trần Hoàng Quý, Phạm Quang Tuyến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu về tính chất lý hóa học của đất trên hai dạng lập địa đất đồi và đất ruộng ở Lương Sơn, Hòa Bình và ảnh hưởng của nó đến sinh trưởng của cây Mây nếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) Các tính chất lý hóa của đất ở hai lập địa có sự khác nhau, đất ở lập địa đất đồi có tính chất hóa học tốt hơn so với đất ở lập địa đồng bằng (xét về hàm lượng mùn, nitơ tổng số, lân và kali dễ tiêu và các cation trao đổi); tuy nhiên về độ chua thì đất ở lập địa đất đồi chua hơn; (ii) Sinh trưởng của cây Mây nếp trồng ở lập địa đất đồi cũng có chiều hướng tốt hơn ở lập địa đất ruộng; tuy nhiên sự khác biệt chỉ thể hiện rõ rệt ở sinh trưởng đường kính gốc Doo, còn về sinh trưởng chiều cao vút ngọn sự khác biệt này là chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.
Từ khóa: Lập địa, Mây nếp, Tính chất lý hóa của đất, Sinh trưởng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lập địa bao gồm các yếu tố khí hậu, địa hình, đất và thực vật, giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh giá sự thích hợp của lập địa đối với mỗi loài cây trồng là nhiệm vụ quan trọng của các nhà lâm sinh học. Không phải loài cây trồng nào cũng sinh trưởng và cho hiệu quả kinh tế cao trên mọi lập địa. Vì vậy, trước khi trồng một loài cây nào ta phải chọn được các điều kiện lập địa thích hợp cho loài cây đó theo phương châm “đất nào cây ấy”. Cây Mây nếp là một loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao cung cấp nguyên liệu chế biến các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu nguyên liệu cây Mây nếp đang tăng rất mạnh trong khi đó nguồn cung cấp từ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm. Mây nếp được đánh giá là một cây xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, để việc trồng cây Mây nếp có hiệu quả cần phải đánh giá được sự thích hợp của nó trên các dạng lập địa.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 316-323)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng 3 loài keo ở Việt Nam
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam
- Kết quả đánh giá sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải, Vĩnh Phúc
- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Thục quỳ (Maesopsis eminii. Engl), Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai. Rofe), Thúi (Parkia sumatrana. Miq) ở vùng Đông Nam bộ
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. camus) tại Lâm Đồng