Về tính khả thi trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (5THR)

Vũ Long

Nguyên Phó Viện trưởng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời kỳ 1998 – 2010 do Quốc hội phê chuẩn là một chương trình trọng điểm quốc gia. Trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất là một hợp phần chính của dự án 5 triệu ha, trực tiếp đáp ứng các mục tiêu về cầu gỗ và lâm sản cho kinh tế và đời sống nhân dân, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần phát triển kinh tế xã hội miền núi, đồng thời làm tăng thêm 9,37% độ che phủ rừng để đảm bảo độ che toàn quốc 43% vào năm 2010.

Sau 2 năm thực hiện dự án, kết quả trồng mới rừng sản xuất được 154.600ha, gồm 136.000ha rừng và 18.800ha cây công nghiệp và cây lấy quả. So với chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, trồng rừng đạt kế hoạch, còn trồng cây công nghiệp chỉ đạt 12,5%. Nếu so với mục tiêu 3 triệu ha, mới thực hiện được 5,1% trong khi quỹ thời gian kế hoạch đã trôi qua 16% (?!).

Trong báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1999-2000) của Bộ NN&PTNT nhận định rằng:” Việc trồng rừng sản xuất để lấy gỗ nguyên liệu phát triển rất chậm, còn các cây công nghiệp dài ngày như cao su, cây lấy quả . . . phát triển bình thường” (?!). Không thể biện minh rằng đây là những năm đầu khởi động dự án.

Khi nghiên cứu các tài liệu dự án 5 triệu ha rừng, và trước thực tiễn thực hiện kế hoạch trồng rừng sản xuất 2 năm qua, chúng tôi có suy nghĩ đôi điều về tính khả thi của chỉ tiêu trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất, nhấn mạnh vào những thách thức, cản trở.

1. Có đủ diện tích đất trống đồi trọc để trồng 3 triệu ha rừng sản xuất không?

Câu hỏi này đã từng được nêu ra ở một số quan chức và cơ quan cao cấp, nhưng nay đã có lời giải đáp. Theo Tổng cục Địa chính (11/2000)*1: tổng quỹ đất chưa sử dụng cả nước có 9.277.000ha, chiếm 28,18% tổng quỹ đất của cả nước, bao gồm:

– Đất đồi núi chưa sử dụng: 7.694.000ha, chiếm 82,93% tổng diện tích đất chưa sử dụng.

– Đất bằng chưa sử dụng: 589.000ha chiếm 6,35% tổng diện tích đất chưa sử dụng.

– Núi đá không có cây: 619.000ha chiếm 6,68% tổng diện tích đất chưa sử dụng.

*1: Nguồn: Hiện trạng và vấn đề quản lý đất lâm nghiệp có rừng, đất chưa sử dụng với việc trồng mới 5 triệu ha rừng. Báo cáo tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện dự án 5THR tại Hà Nội 6-11-2000.

Tổng cục Địa chính.

– Đất chưa sử dụng khác: 226.000ha chiếm 2,44% tổng diện tích đất chưa sử dụng.

Trong đó 50% diện tích đất chưa sử dụng cả nước tập trung tại các tỉnh miền núi trung du Bắc bộ, còn lại tập trung ở 3 vùng Bắc Trung bộ (19,5%), Duyên hải Nam Trung bộ (16,7%) và Tây Nguyên (10,6%), các vùng còn lại chỉ chiếm 3,85%.

Hướng sử dụng như sau:

– Có khả năng khai thác để sử dụng vào nông nghiệp: 1.050.240ha chiếm 11,42% tổng diện tích đất chưa sử dụng (cây lâu năm 488.880ha)

Có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp: 7.014.300ha, chiếm 75,6% tổng diện tích đất chưa sử dụng. (Có khả năng khoanh nuôi 4 triệu ha)

Từ đó cho thấy: quỹ đất chưa sử dụng đáp ứng yêu cầu khoanh nuôi trồng mới 5 triệu ha rừng.

2.Tính khả thi của chỉ tiêu kế hoạch

2.1. Trong dự án 5 triệu ha rừng có hai hợp phần:2 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng, 3 triệu ha rừng sản xuất. Về phương diện kế hoạch hoá đối với dự án, cần thấy rõ sự khác nhau căn bản giữa hai hợp phần:

– Rừng phòng hộ: đất đai chủ yếu được giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tổ chức cơ sở thực hiện là các Ban quản lý dự án cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. Do đó, Chính phủ áp dụng phương pháp kế hoạch hoá trực tiếp để thực hiện dự án.

– Rừng sản xuất: đất đai được nhà nước giao, cho thuê đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hộ gia đình. Doanh nghiệp và hộ gia đình là đơn vị tự chủ kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, Chính phủ chỉ có thể áp dụng kế hoạch hoá gián tiếp, thông qua các chính sách đòn bẩy như tín dụng lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế. . . . (Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài. . . ). Thị trường lâm sản có tác dụng quyết định đến chỉ tiêu này. Đây là một lĩnh vực mới và khó trong quản lý dự án 5 triệu ha rừng so với chương trình 327 trước đây.

2.2. Kế hoạch trồng mới 2 triệu ha rừng sản xuất:

Trong kế hoạch thực hiện dự án gần đây nhất (11.2000) *2 Bộ NN&PTNT vẫn nêu các chỉ tiêu:

* Rừng trồng làm nguyên liệu giấy : 1 triệu ha

* Rừng trồng lấy gỗ trụ mỏ : 0,08 triệu ha

* Rừng trồng làm ván nhân tạo : 0,5 triệu ha

* Rừng trồng phục vụ nhu cầu khác : 0,4 triệu ha

mà không kịp thời điều chỉnh theo các quy hoạch và dự án phát triển các vùng nguyên liệu đã được Chính phủ phê duyệt, hoặc Bộ lập để trình phê duyệt, như:

* Quyết định số 160/1998/TTg ngày 04.9.1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng thể phát triển ngành giấy đến năm 2010, quy hoạch ngành giấy

*2: Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án trồng mới 5triệu ha rừng (1999-2000) Bộ NN&PTNT 11-2000 (tr11)

trồng mới 640.000ha. So với kế hoạch của dự án 5 triệu ha rừng hụt 360.000 ha. Ai sẽ trồng thêm diện tích rừng nguyên liệu giấy ngoài quy hoạch của ngành giấy? Ai là người tiêu thụ sản phẩm thừa ấy?

* Cũng tương tự như vậy, tại quyết định 149/1998/QĐ.TTg về quy hoạch phát triển lâm nghiệp vùng gỗ trụ mỏ của Thủ tướng chính phủ, diện tích trồng rừng sản xuất gỗ trụ mỏ (không tính rừng phòng hộ ở vùng trụ mỏ) là 56.000 ha, hụt so với dự án 24.000ha. Trong chương trình phát triển vùng nguyên liệu ván nhân tạo (1999-2000) của Bộ NN&PTNT (dự thảo) trồng 400.000 ha rừng nguyên liệu, hụt 100.000ha so kế hoạch của dự án.

Chỉ với 3 loại rừng nêu trên đã thấy sự thiếu hụt trên giấy 484.000ha bằng 24,2% kế hoạch của dự án. ấy là chưa bàn đến tính khả thi của các quy hoạch và dự án nói trên.

Còn rừng trồng phục vụ các nhu cầu khác 0,4 triệu ha cũng chưa được cụ thể hoá là loại gì? So với chỉ tiêu dự kiến ban đầu (trồng 3 triệu ha) chỉ tiêu này đã được rút xuống chỉ còn 26,6% (1,500 triệu ha), nhưng đến nay chưa có tổ chức nào đứng ra đã lập các dự án cụ thể: trồng cây gì ở đâu? tiêu thụ ở đâu? Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam dường như đang đứng ngoài các chỉ tiêu này.

Song, lại có nhu cầu bị bỏ sót, ví dụ rừng trồng nguyên liệu xuất khẩu dăm giấy. Khối lượng gỗ nguyên liệu năm 1991 khoảng 300.000 m3, có triển vọng tăng mạnh trong những năm tới. Đến 2010, ước lượng có thể tăng tới 200.000ha.

Tóm lại, sự chênh lệch giữa số kế hoạch nêu ra của dự án so với các quy hoạch, dự án cụ thể đã là – 284.000ha (»14%).

2.3. Kế hoạch trồng mới 1 triệu ha cây công nghiệp lâu năm và lấy quả:

* Chỉ tiêu của dự án 5 triệu ha rừng về loại cây này (trồng trên đất lâm nghiệp) là 1 triệu ha.

* Theo các báo cáo tổng quan cây cao su, cà phê, chè, điều và cây khác của các Tổng công ty thuộc Bộ NN&PTNT, diện tích trồng mới của các cây công nghiệp lâu năm, trong thời gian 1996-2010 là 1.026.604ha gồm:

* Cao su: 523.610ha

* Cà phê: 179.994ha

* Chè: 23.000ha

* Điều:250.000ha

* Cây khác: 50.000ha

Phải chăng toàn bộ diện tích cây công nghiệp lâu năm trên đây đều trồng trên đất trống đồi trọc được quy hoạch cho đất lâm nghiệp? Không một nhà quy hoạch hay chính sách nông nghiệp nào dám khẳng định điều này cả. Trồng cây công nghiệp, lấy quả đâu phải vì mục đích phủ xanh, tăng độ che phủ cây rừng mà có thể trồng trên bất kỳ loại đất nào cũng được. Theo Tổng cục Địa chính, đất chưa sử dụng. Có khả năng khai thác để trồng cây nông nghiệp lâu năm là 425.420 ha bằng 4,58% quỹ đất chưa sử dụng, chắc chắn đất này sẽ ưu tiên để trồng cà phê, cao su, cây ăn quả. Còn cây điều, chè có khả năng chịu được đất xấu, nên được bố trí vào đất lâm nghiệp (đất đồi núi cao chưa sử dụng chiếm 95,4% tổng quỹ đất có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp).

Như vậy, khả năng tối đa bố trí cây công nghiệp lâu năm có tán che như cây rừng trên đất trống đồi trọc quy hoạch cho lâm nghiệp chỉ là 300 – 400.000ha. Con số chênh lệch với dự án là: -600.000ha (»60%)

Tổng cộng sự chênh lệch giữa số kế hoạch rừng sản xuất trồng mới với con số đã được xác định trong các quy hoạch sản xuất đã được chính phủ phê duyệt hoặc được Bộ NN&PTNT xây dựng gần 900.000ha, bằng 23% của chỉ tiêu trồng rừng sản xuất của dự án.

Để đảm bảo độ che phủ rừng theo chỉ tiêu đề ra, phải chăng phải chuyển diện tích trồng mới bằng khoanh nuôi tái sinh rừng sản xuất gần 1 triệu ha nữa ?! (đất chưa sử dụng có khả năng khoanh nuôi tái sinh 3,9 triệu ha bằng 42,7% tổng quỹ đất chưa sử dụng toàn quốc ).

3. Tính khả thi về vốn và thị trường

3.1. Vốn đầu tư *3

Một báo cáo nghiên cứu của ” Đối tác dự án trồng mới 5 triệu ha rừng” cho thấy: tổng vốn đầu tư trồng rừng sản xuất và cây công nghiệp lâu năm (3triệu ha) là 35.836 tỉ, bình quân một năm khoảng 3500 tỉ VND, bằng 13,6% chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước năm 2000, bằng hơn mười lần vốn dự toán đầu tư ngân sách năm 2000 cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, bằng 3,36% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội năm 1999. Khối lượng vốn này là rất lớn, chưa từng có đối với ngành lâm nghiệp từ trước đến nay.

Về lí thuyết, sẽ bao gồm các nguồn sau đây:

* Vốn của các doanh nghiệp nhà nước (lâm trường quốc doanh, xí nghiệp chế biến giấy, gỗ lâm sản . . . )

* Vốn dân cư (chủ yếu là nông dân)

* Vốn tư nhân

* Vốn FDI

* Vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển

* Vốn ODA

Nhưng khả năng của các nguồn vốn này thế nào, tính toán, dự báo được chính xác là rất khó khăn. Sơ bộ nhận định như sau:

* Các lâm trường quốc doanh và VINAFOR không có vốn tự có để đầu tư trồng rừng sản xuất, từ trước đến nay đều vay vốn tín dụng đầu tư (264). Lợi nhuận rất thấp nên không có khả năng tái đầu tư trồng rừng. Mỗi chu kỳ trồng rừng mới lại phải đi vay.

* Một nghiên cứu về khả năng để dành ở khu vực nông thôn *4 cho thấy: tỷ lệ để dành gộp/GDP năm 1995 là 10,6%, số tuyệt đối là 9537 tỉ VND (gấp 2 lần 1990, giả sử tốc độ tăng giữ nguyên thì năm 2000 ước khoảng »18.000 tỉ VND). Đây là một nguồn vốn không nhỏ, nếu có chính sách phù hợp sẽ huy động được nguồn vốn quan trọng này cho phát triển.

 

*3 Nguồn: Đầu tư ở ngành lâm nghiệp-Đối tác dự án trồng mới 5 triệu ha, Nhóm chuyên trách 3, 11/2000.

*4 Nguồn: Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1997. (tr 81)

Về nguyên tắc, dòng vốn đầu tư sẽ chảy vào lĩnh vực, ngành sản xuất có lợi nhuận cao. Trồng rừng sản xuất, có lợi nhuận thấp, đọng vốn lâu nên là thế yếu trong cuộc cạnh tranh này.

Các hộ nông dân thường đầu tư vào trồng rừng bằng nhân công chăm sóc bảo vệ rừng ( Vốn đầu tư trồng là của nhà nước hoặc doanh nghiệp).

* Vốn FDI: Đến 1998 có 10 dự án FDI ( 1dự án 100% vốn nước ngoài, 8 dự án liên doanh), với tổng số vốn đầu tư là 120 triệu USD (vốn pháp định 38.776 USD), đăng ký trồng gần 200.000ha, chế biến 450.000 tấn nguyên liệu/năm. Thực tế đến nay (2000), 6 dự án được cấp giấy phép từ 1995 về trước chỉ mới trồng được 33.685ha (17% mức đăng ký). Vài năm gần đây không có dự án FDI về trồng rừng nào. Môi trường đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng kém hấp dẫn so với các ngành khác. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các dự án trồng rừng là các tỉnh không đảm bảo đủ diện tích đất trồng rừng đã cam kết. Đất trống đồi trọc thường đã được giao cho nhiều chủ, sử dụng rất manh mún, thiếu quy hoạch vùng trồng rừng tập trung để gọi vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài.

*Cho đến nay, chưa có dự án trồng rừng sản xuất nào đã được vay vốn ODA.

* Vốn tín dụng đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển:;;

Theo tính toán sơ bộ, nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển để trồng rừng sản xuất và cây công nghiệp từ 18 ¸25.000 tỉ VND. Đó là một nhu cầu vốn rất lớn, bình quân 1 năm cần 1800 ¸2500 tỉ VND. So với tình hình hiện tại thì Quỹ hỗ trợ phát triển khó đáp ứng được yêu cầu đó (hiện nay cho vay để trồng rừng mới được 150 tỉ VND/năm).

Nhìn chung, vốn cho trồng rừng sản xuất và cây công nghiệp là chưa cân đối được, còn thiếu hụt lớn. Giải quyết loại vốn đầu tư này cũng phải tuân theo cơ chế thị trường. Chính phủ có chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi thì sẽ thu hút được vốn trong dân và đầu tư nước ngoài.

3.2. Thị trường

Xây dựng vùng rừng nguyên liệu công nghiệp và phát triển công nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng là tiên đề và điều kiện của nhau. Trong điều kiện hiện nay phát triển công nghiệp chế biến lâm sản có tác dụng quyết định đến mở rộng thị trường gỗ nguyên liệu và do đó tác động đến trồng rừng công nghiệp.

Trong các loại thị trường gỗ nguyên liệu thì thị trường gỗ nguyên liệu giấy và mỏ, dăm gỗ xuất khẩu đã hình thành từ lâu, đã có quy hoạch phát triển, còn thị trường gỗ nguyên liệu ván nhân tạo chỉ mới bắt đầu. Theo dự án (dự thảo) đến năm 2010 nước ta sẽ sản xuất khoảng 1 triệu m3 ván nhân tạo. Hiện nay chỉ mới xây dựng một nhà máy MDF thí điểm tại Gia Lai. Bao giờ quy hoạch hệ thống chế biến ván nhân tạo được thông qua và công bố để có cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu? Chắc hẳn những bài học rút ra từ chương trình 1 triệu tấn đường cũng bổ ích cho quy hoạch phát triển ván nhân tạo.

4. Tính khả thi về tổ chức, chỉ đạo dự án:

Dự án 5 triệu ha rừng có tầm quan trọng quốc gia nên đã hình thành một hệ thống tổ chức quản lí chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Ban chỉ đạo dự án cấp nhà nước, Ban điều hành dự án trung ương, Ban điều hành dự án cấp tỉnh và các Ban quản lí dự án cấp cơ sở. Nhưng trong thực tế hoạt động (đến năm 2000), bộ máy quản lí này chỉ quản lí và kiểm soát được các dự án 661 được cấp vốn từ ngân sách (các dự án thuộc 2 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng). Còn các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng cũng trong khuôn khổ của dự án 5 triệu ha rừng nhưng có các nguồn vốn khác dường như không có người quản lí, chịu trách nhiệm. Khi tiếp xúc với một vài Ban quản lí dự án cấp tỉnh hỏi về các dự án trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp thì họ đều không biết và thực sự không quan tâm, coi như ngoài trách nhiệm của họ (?).

Chúng tôi có cảm nhận rằng hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức lâm nghiệp hiện có từ Trung ương đến địa phương chưa ăn khớp chưa hoà nhập với hoạt động của các Ban quản lý dự án 5 triệu ha rừng.

3 triệu ha rừng sản xuất trồng mới là một bộ phận rất quan trọng của dự án 5 triệu ha rừng. Hoạt động của bộ phận này chủ yếu theo cơ chế thị trường, ngay cả chỉ tiêu 3 triệu ha cũng chỉ nên coi là định hướng phát triển sản xuất chứ không có tính pháp lệnh. Để điều hành bộ phận kế hoạch này Chính phủ tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt quan trọng là hộ gia đình, tư nhân, nước ngoài. Ngoài ra, cần coi trọng các chính sách phát triển các ngành công nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng, phát triển thị trường lâm sản. Thiết nghĩ, cần sớm nhận thức thay đổi cách điều hành hiện nay thì mới có thể thực hiện được các mục tiêu của dự án 5 triệu ha rừng.

Tài liệu tham khảo

1. Dự án quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng ( Dự thảo lần 4 ) Bộ NN & PTNT, 4.2000.

2. Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ( 1999-2000) Bộ NN & PTNT – 11.2000.

3. Hiện trạng và vấn đề quản lý đất nông nghiệp có rừng, đất chưa sử dụng với việc trồng mới 5 triệu ha rừng. Tổng cục Địa chính 11.2000.

4. Một số tư liệu của Dự án đối tác 5 triệu ha rừng.

Feasibility of planting new 3 million ha of production forest in project of planting new 5 million ha of forest (5MHFP)

Planting new 3 million ha of production forest is an important component of the 5MHFP. After implementation in 2 years only 150,600 ha was planted accounting for 5,1% of the target. This article deals with the feasibility of planting the 3 million ha of production forest.

The author analyses the achievements and the remaining problems of the project as regrads planned targets, capital, market as well as organization of and guidance to the project and at the same time gives recommendations on implementation of the project.*******************************************

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]