Về giá rừng

Vũ Long

1.Giá rừng là vấn đề rất mới đối với kinh tế lâm nghiệp Việt nam. Trong thực tiễn sản xuất và đời sống, đất đai là một tài sản đã được trao đổi trên thị trường từ rất lâu và đến thời kỳ Đổi mới chúng ta đang khôi phục lại thị trường bất động sản đất đai. Nhưng đối với rừng- cũng là một loại tài nguyên thiên nhiên, với tư cách là tài sản, thì dường như từ trước đến nay chưa có thị trường trao đổi. Trong vài năm gần đây, ở một số vùng quan hệ thị trường phát triển như vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên có phát sinh việc mua bán quyền sử dụng rừng giữa hộ gia đình với tư nhân, nhưng không phải với tư cách là tài sản rừng để kinh doanh mà thực chất là mua bán đất đai, vì sau khi mua được quyền sử dụng rừng, họ đã chuyển mục đích sử dụng bất hợp pháp đất lâm nghiệp, chuyển thành đất nông nghiệp hoặc đất ở, đất chuyên dùng. ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã diễn ra việc mua bán rừng tràm trồng, nhưng phổ biến là mua cây đứng rồi khai thác gỗ, còn việc mua rừng với tính chất tài sản kinh doanh cũng chưa nhiều. Có thể thấy rằng thị trường tài sản rừng ở nước ta còn rất hạn chế, ở nhiều vùng chưa hình thành giá cả thị trường về tài sản rừng. Đó cũng là điểm ít thuận lợi khi nghiên cứu xác định giá rừng của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế lâm nghiệp cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường, thị trường hoá tài sản rừng sản xuất là một xu thế tất yếu góp phần quan trọng thúc đẩy sảnnền xuất hàng hoá trong lâm nghiệp. Do đó việc Nhà nước xác định giá rừng để định hướng và điều chỉnh thị trường tài sản rừng là rất cần thiết.

2.Khi nghiên cứu xác định giá rừng cần phải chú ý đến quyền sở hữu rừng. Quyền sở hữu rừng rất khác với đất đai. Đất đai duy nhất chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước. Còn tài sản rừng tồn tại 2 loại hình thức sở hữu:

-Sở hữu nhà nước: Nhà nước là chủ sở hữu rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước.

-Sở hữu cá nhân, tư nhân: Cá nhân, tư nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng sản xuất trên đất được giao, được thuê là chủ sở hữu rừng trồng ( trong thời hạn được giao, thuê đất). Tuy trong Luật BV&PTR không quy định rõ, nhưng theo tôi rừng tự nhiên được khoanh nuôi, nuôi dưỡng từ đất trống đồi trọc có trạng thái thảm che Ib, Ic bằng vốn của cá nhân, tư nhân trên đất được giao, được thuê thì họ cũng là chủ sở hữu của diện tích rừng tự nhiênnày. Trồng rừng hay khoanh nuôi rừng chỉ là giải pháp kỹ thuật để tạo ra tài sản rừng chứ không quyết định đếnhình thức sở hữu rừng.

-Ngoài ra còn phải công nhận quyền sở hữu cá nhân, cộng đồng dân cư đối với những diện tích rừng phòng hộ được gây trồng bằng vốn của cá nhân cộng đồng trên đất rừng phòng hộ ( phân tán) đượcNhà nước giao

Do đó, Nhà nước chỉ định đoạt gía rừng của các loại rừng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước để thực hiện quyền điều chỉnh quan hệ của Nhà nước và công dân, tổ chức đối với tài sản rừng thuộc sở hữu nhà nước.Còncá nhân, tư nhân có quyền định đoạt giá rừngtrồng và rừng gây nuôi thuộc sở hữu của mình, giá rừng Nhà nước công bố là định hướng cho những giao dịch về tài sản rừng trên thị trường.

Tuy nhiên, cả 2 loại chủ sở hữu rừng khi định đoạt giá rừng thuộc quyền sở hữu của mình đều phải tính đến/bị chi phối bởi các quy luật thị trường, đặc biệt là quan hệ cung cầu về tài sản rừng tại những thị trường cụ thể, thời điểm giao dịch cụ thể.

3.Giá rừng là biểu hịên giá trị tài sản rừng bằng tiền ( ở một thời điểm và không gian cụ thể). Vậy,giá rừng phản ánh những giá trị nào của rừng? Rừng có 2 chức năng: chức năng cung cấp lâm sản và chức năng phòng hộ, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ trước đến nay, ở nước ta chỉ coi giá trị lâm sản hàng hoá là giá trị kinh tế của rừng; còn giá trị dịch vụ môi trường là phi hàng hoá- có người tiêu dùng, hưởng dụng nhưng không ai phải trả tiền. Quan niệm đó không phù hợp với quản lý lâm nghiệp hiện đại: giá trị dịch vụ môi trường cũng là một sản phẩm hàng hoá được trao đổi và người tiêu dùng phaỉ trả tiền cho người sản xuất ra nó. Do đó giá trị rừng phải phải phản ánh cả gía trị kinh tế của lâm sản hàng hoá và giá trị dịch vụ môi trường của rừng. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về lượng hoá giá trị rừng trên thế giới cho thấy gía trị dịch vụ môi trường của rừng lớn hơn gấp nhiều lần giá trị lâm sản hàng hoá, nhất là đối với rừng tự nhiệ nhiệt đới. Ví dụ:

TheoTorras (2000) tính giá trị kinh tế trung bình của rừng Amazon- Brazil là 1044USD/ha/năm — theo giá năm 2000. Với cơ cấu như sau:

Hạng mục

Giá trị kinh tế(USD/ha/năm)

– Gỗ khai thác ổn định

307 (26%)

-Lâm sản ngoài gỗ

74 (6%)

Cng:

381 (32%)

– Giá trị du lịch

37 (3%)

-Điều hoà khí hậu

153 (13%)

– Giảm thiểu lũ lụt

4

– Điều hoà nước

19 (2%)

– Chống sóimòn

238 (20%)

– Giá trị lựa chọn

18 (1%)

– Giá trị tồn tại

194 (16%)

Cộng:

663 (68%)

Tng cng

1044

Theo tính toán này thì giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần giá trị khai thác lâm sản.

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn ngọc Lung và cộng sự (VIFA, 2003), tính giá trị của rừng thông 3 lá ở Lâm đồng, cho kết quả như sau:

Hạng mục

USD/ ha/ Chu kỳ (20 năm)

USD/ha/năm

Tổng giá trị

4201(100%)

159,75

-Giá trị gỗ nguyên liệu giấy

2.595( 61,77%)

129,75

-Gia trị dịch vụ:

+ Hấp thụ CO2

+ Chống rửa trôi

1.043,4(24,82%

562,5 (13.41%)

52,17

28,12

ở đây chưa tính đủ các giá trị dịch vụ môi trường, chỉ mới tính 2 giá trị: hấp thụ CO2 và chống rửa trôi mà giá trị dịch vụ môi trường đã chiếm tỷ lệ gần 40 % giá trị tính tóan; có thể dự đoán nếu tính đầy đủ thì giá trị dịch vụ môi trường của rừng thông 3 lá cũng hơn giá trị lâm sản.

Giá rừng phản ánh đầy đủ giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường của rừng sẽgóp phần làm cho xã hội ta thay đổi nhận thức về giá trị thực của rừng và đóng góp của nền kinh tế lâm nghiệp đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

4.Về lý thuyết thì như vậy, nhưng không phải trong quan hệ giao dịch giữa Nhà nước và công dân và tổ chức cũng như việc mua bántài sản rừng trên thị trường có thể sử dụng trực tiếp giá rừng được, phải tùy từng trường hợp mà vận dụng cho thích hợp, như:

i)Đối với rừng sản xuất: Mục đích chủ yếu của rừng sản xuất là sản xuất lâm sản hàng hoá, nhưng khi sản xuất lâm sản vẫn phải bảo đảm duy trì được tác dụng phòng hộ của rừng theo quy định của pháp luật. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế thuê rừng sản xuất của Nhà nước để sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong trường hợp sản xuất kinh doanh bình thường, tổng thu nhập của chủ rừng sau một chu kỳ kinh doanh phải trang trải được chi phí sản xuất, các loại thuế, trả được tiền thuê rừng và có phần lợi nhuận. Nếu tiền thuê rừng quá cao khiến không còn lợi nhuận thì chủ rừng không thể tiếp tục kinh doanh, chuyển sang hoạt động khác để có lợi nhuận. Nhưng, tiền thuê rừng khi được xác định đúng, phù hợp với thị trường cũng là một chuẩn xã hội để loại bỏ các chủ rừng quản lý yếu kém khỏi lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.Thông thường thu nhập của chủ rừng từ bán lâm sản thu hoạch trong chu kỳ kinh doanh, phụ thuộc vào sản lượng lâm sản và giá cả lâm sản trên thị trường. Cho đến nay, theo tôi được biết, giá cả lâm sản thế giới cũng như trong nước đề không có yếu tố môi trường rừng, mới thuần tuý có giá trị kinh tế của lâm sản ( thậm chí chưa được tính đủ chi phí tái tạo rừng đối với lâm sản từ rừng tự nhiên).Ngoài khoản thu nhập bán lâm sản chủ rừng không được ai trả cho sản phẩm dịch vụ môi trường mà khu rừng mình kinh doanh luôn luôn cung cấp cho xã hội trong suốt quá trình kinh doanh. Vì vậy, khi xác định tiền thuê rừng trong điều kiệnNhà nước chưa có cơ chế chi trả dịch vụ môi trường và phân phối khoản thu nhập này thì chủ yếu phải dựa vào bộ phận giá trị lâm sản trong giá rừng.

Đối với rừng sản xuất thuộc sở hữu của cá thể, tư nhân thì giá rừng khi trao đổi hoàn toàn do thị trường quyết định.Người mua chỉ quan tâm đến khả năng sinh lợi của khu rừng, trong điều kiện hiện nay là giá trị lâm sản của khu rừng, còn không quan tâm đến giá trị dịch vụ môi trường vì họ không trực tiếp tiêu dùng loại dịch vụ này hoặc dịch vụ này không sinh lợi trực tiếp. Hơn nữa việc xác định giá trị dịch vụ môi trường của một khu rừng cụ thể không đơn giản.

Những nhân tố nào có ảnh hưởng lớn đế tiền thuê rừng sản xuất? ( cũng tức là ảnh hưởng đến giá cả rừng sản xuất). Rừng cũng là một tài nguyên thiên nhiên như đất đai. Theo lý thuyết kinh tế của Marx thì giá cả đất đai là địa tô tư bản hoá. Có 2 loại địa tô: địa tô độ phì và địa tô vị trí.

+ Đối với rừng thì độ phì phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ phì đất rừng và giá trị kinh tế của thảm thực vật rừng ( tài nguyên trên đất rừng).

-Độ phì đất, được đánh giá thông qua 4 nhân tố sau đây: độ dốc, độ dày tầng đất, hàm lượng hữu cơ tầng mặt và thành phần cơ giới của đất; trong đó 2 yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn tới độ phì đất là độ dày tầng đất và thành phần cơ giới của đất. Độ phì đất nói lên tiềm năng sản xuất của đất lâm nghiệp được phân thành 4 cấp: cấp1,2,3 và 4 ( từ độ phì cao đến thấp).

-Giá trị kinh tế của thảm thực vật rừng: giá trị lâm sản khai thác chủ yếu từ thảm thực vật rừng như gỗ, LSNG. Có 3 nhân tố ảnh hưởng là : giá trị cao hay thấp của các chủng loại lâm sản được khai thác;số lượng lâm sản khai thác (với cơ cấu chủng loại lâm sản)

-Sức sản xuất của rừng. Kinh doanh rừng không phải chỉ là việc khai thác lâm sản lần đầu mà là nhiều chu kỳ; hiện trạng rừng có thể không tốt đã bị khai thác lạm dụng, không đúng kỹ thuật, nhưng vẫn còn đủ cây giống tốt, hoàn cảnh rừng tốt, thì rừng vẫn có sức sản xuất tốt- hứa hẹn cho sản lượng cao trong chu kỳ thu hoạch tiếp theo. Sức sản xuất của rừng thường được đánh giá bằng chỉ tiêu lượng tăng trưởng bình quân /ha/năm. Sức sản xuất của rừng có liên quan mật thiết với độ phì của đất rừng.

+ Địa tô vị trí đối với rừng sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng, thậm chí quyết định đến khả năng sinh lợi của rừng. Địa tô vị trí biểu hiện bằngđộ dài cự ly vận chuyển và chất lượng đường vận chuyển lâm sản đến thị trường tiêu thụ. Gỗ và tre nứa là loại hàng hoá cồng kềnh, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất ( trong điều kiện bình thường có tỷ trọng 30-40% trong tổng chi phi sản xuất, với chủng loại lâm sản có giá trị thấp thì tỷ lệ này rất cao). Những nơi gần thị trường có thể kinh doanh loại lâm sản có giá trị thấp (gỗ tạp, gỗ nhỏ, củi). Những địa bàn xa, đường vận chuyển khó khăn chỉ có thể kinh doanh lâm sản có giá trị cao ( gỗ lớn, chủng loại gỗ tốt), những nơi không có đường sá thì không kinh doanh gỗ, tre được. Địa tô vị trí phụ thuộc vào sự phát triểnmạng lưới đường giao thông quốc gia và hệ thống đường vận chuyển lâm nghiệp và phân bố công nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển thì sự chênh lệch về địa tôvị trí sẽ giảm dần. Địa tô vị trí thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ đối với từng vùng. Nghiên cứu phân cấp địa tô vị trí là rất cần thiết để xác định giá cho thuê rừng rừng sản xuất.

ii)Tính thuế tài nguyên rừng và phí dịch vụ môi trường.

-Thuế tài nguyên rừng ( tiền thân là tiền bán khoán lâm sản, tiền nuôi rừng) đã tồn lại từ rất lâu, trước khi xuất hiện khái niệm giá rừng, nó là một khoản tiền mà người sử dụng rừng phải trả cho nhà nước khi khai thác rừng tự nhiên. Thuế tài nguyên rừng chiếm một tỷ lê cao trong giá ban lâm sản tại bãi giao, bình quân khoảng 20%, cao hơn rất nhiều so với các loại tài nguyên khác. Cơ sở tính thuế tài nguyên rừng phải dựa trên bộ phận giá trị kinh tế lâm sản của giá rừng chứ không thể trên giá trị dịch vụ môi trường của rừng. Khi đã có giá rừng mới và giá thuê rừng cần phải xem xét điều chỉnh lại thuế tài nguyên rừng cho hợp lý.

iii) Trong trường hợp bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng hoặc tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng gây thiệt hại cho Nhà nước thì cần áp dụng giá rừng đầy đủ để khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng vàđủ kinh phí phục hồi lại môi trường rừng đã bị huỷ hoại./.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]