Đặng Quang Hưng, Nguyễn Bá Triệu
Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Cây Sơn ta (Toxicodendron succecdanea) là loài cây hiện đang cho giá trị kinh tế cao và cho nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân ở huyện Tam Nông – Phú Thọ. Hiện nay nhựa sơn là nguồn nguyên liệu quý rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp như làm đồ mỹ nghệ (sơn, gắn các mặt hàng chắp bằng tre nứa, các sản phẩm thủ công, đồ thờ, hàng sơn mài, sơn dầu,…) sơn tàu thuyền, sản xuất các vật liệu cách điện,… Rễ, lá, vỏ quả dùng chữa bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, đau dạ dày, ngã tổn thương, dùng ngoài trị gãy xương, vết thương chảy máu, lao phổi,….
Những năm gần đây, nhu cầu về nhựa Sơn ta trên thị trường trong nước và xuất khẩu cao, kéo theo nhu cầu trồng cây Sơn ta trong thực tiễn rất lớn, đặc biệt là những giống có năng suất nhựa cao và ổn định. Tuy nhiên, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Sơn ta ở Việt Nam thì chưa nhiều, hiện nay việc trồng cây Sơn ta vẫn mang tính chất tự phát của người dân, chưa có nghiên cứu về chọn và nhân giống cây Sơn.
Bài viết này giới thiệu kết quả tuyển chọn cây Sơn ta trội tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và kỹ thuật nhân giống cây Sơn ta bằng phương pháp ghép. Đây là một phần kết quả của đề tài “Nghiên cứu chọn giống, nhân giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Sơn (Toxicodendron succedanea) tại Phú Thọ” do nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.
Từ khóa: Cây Sơn ta, Kỹ thuật ghép
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 83-90)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng năm 2022
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng có năng suất cao chống chịu bệnh mục ruột phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn”.
Các tin khác
- Nhân giống một số giống cây lâm nghiệp mới được chọn lọc bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào
- Nghiên cứu chọn và nhân giống cho Tếch và Xoan ta có năng suất cao
- Nghiên cứu chọn cây trội, nhân giống Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng
- Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển của cây Maccadamia ở Việt Nam
- Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực