Thực trạng rừng trồng sản xuất ở Việt Nam

ThS. Trần Thanh Cao

ThS. Hoàng Liên Sơn

I.          ĐẶT VẤN ĐỀ

Diện tích rừng trồng đã tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và cung cấp khoảng 50% tổng sản lượng gỗ trên toàn thế giới.Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO) ước tính rằng tổng diện tích rừng trồng đến năm 2005 khoảng 140 triệu ha (FAO 2006), bình quân mỗi năm tăng khoảng 3 triệu ha. Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm 1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới. Đây là kết quả của sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế so sánh cấp quốc gia. Những chính sách quan trọng có thể kể đến là: Luật đất đai, Luật BV&PTR; các Nghị định 01/CP; 02/CP; 163/CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó là các chính sách đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu tư trong nước như: Nghị định 43/1999/NĐ-CP, Nghị định 50/1999/NĐ-CP,… Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05  tháng 02  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

Rung-SX

Kết quả kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục, năm 2008 là 2,8 tỷ USD và tập trung chủ yếu ở các vùng trọng điểm như: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Quảng trị, vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và một số tỉnh lân cận khác). Những vùng này đã chế biến thành các sản phẩm gỗ xuất khẩu và đồng thời cung cấp một khối lượng lớn gỗ rừng trồng cho nhu cầu nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻ đồ mộc và xây dựng. Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu “ròng” gia tăng trong nhiều năm qua theo kim ngạch xuất khẩu, chiếm gần 80% nhu cầu sản xuất trong nước bởi sự  thiếu vắng nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu trong nước mà mỗi người trồng rừng là tác nhân quan trọng của chuỗi hàng hóa gỗ rừng trồng.

Vì vậy, nghiên cứu ngành hàng gỗ rừng tiếp cận từ thị trường theo chuỗi hàng hóa, chuỗi giá trị để xem xét hiệu quả và giá trị gia tăng qua từng tác nhân của thị trường các sản phẩm gỗ rừng trồng nhằm chỉnh sửa, bổ sung khuyến nghị chính sách mang lại nhiều lợi ích cho các tác nhân tham gia là góp phần thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất.  Xuất phát từ thực tiễn này cho thấy còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu mà chúng ta chưa tổng kết và đánh giá được nên đề tài “Phân tích ngành hàng gỗ rừng trồng nhằm đề xuất giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất” được đặt ra là hết sức cần thiết để luận giải tính cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu.

Trong năm thứ nhất (2010), đề tài tập trung nghiên cứu nội dung: (1) Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất ở Việt Nam, gồm: Điều kiện lập địa theo vùng sinh thái cho loài cây lựa chọn; Loài cây và giống cây trồng rừng sản xuất; Diện tích, phân bố, tình hình sinh trưởng và năng suất rừng trồng theo loài cây, theo vùng; Các chủ thể kinh tế trong trồng rừng sản xuất, mô hình tổ chức quản lý, thành phần kinh tế và hiệu quả kinh tế của các mô hình kỹ thuật trồng rừng; Chất lượng và phẩm cấp gỗ của loài cây rừng trồng sản xuất; Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia của người trồng rừng.

Mục tiêu nghiên cứu năm 2010

a)     Tổng luận cơ sở lý luận về phân tích ngành hàng gỗ rừng trồng.

b)     Xác định điều kiện lập địa cho một số loài cây lựa chọn, diện tích và phân bố rừng trồng sản xuất theo vùng, theo thành phần kinh tế.

II.       NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1        Nội dung nghiên cứu

  1. Cơ sơ lý luận về ngành hàng gỗ rừng trồng

1.1. Lý luận về phân tích ngành hàng

–         Khái niệm về ngành hàng.

–         Khái niệm về chuỗi hàng hóa và chuỗi giá trị.

–         Khái niệm kênh lưu thông hàng hóa.

–         Khái niệm cận biên thị trường.

1.2. Nghiên cứu ứng dụng phân tích ngành hàng cho sản phẩm gỗ rừng trồng

–         Khái niệm rừng trồng sản xuất hàng hóa

–         Đặc điểm ngành hàng gỗ rừng trồng

  1. Đánh giá thực trạng ngành hàng gỗ rừng trồng sản xuất ở Việt Nam

2.1. Thực trạng trồng rừng sản xuất

–         Điều kiện lập địa theo vùng sinh thái cho loài cây lựa chọn.

–         Loài cây và giống cây trồng rừng sản xuất.

–         Diện tích, phân bố, tình hình sinh trưởng và năng suất rừng trồng theo loài cây, theo vùng

–         Các chủ thể kinh tế trong trồng rừng sản xuất, mô hình tổ chức quản lý, thành phần kinh tế và hiệu quả kinh tế của các mô hình kỹ thuật trồng rừng.

–         Chất lượng và phẩm cấp gỗ của loài cây rừng trồng sản xuất.

–         Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia của người trồng rừng

Phạm vi nghiên cứu năm 2010

–         Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ.

–         Địa điểm nghiên cứu: Vùng Đông Nam bộ (Bình Phước, Đồng Nai); Vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Lâm Đồng); Vùng Duyên hải miền trung (Bình Định, Quảng Trị); Vùng Đông bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh) và tỉnh Phú Thọ.

–         Loài cây lựa chọn nghiên cứu: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn, Thông 3 lá

2.2        Phương pháp nghiên cứu:

–         Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu.

–         Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) bằng phiếu phỏng vấn trực tiếp chủ rừng và cán bộ lâm nghiệp để kiểm chứng, bổ sung thông tin và phát hiện những vấn đề mới. Tổng số phiếu điều tra là 180 phiếu chủ rừng và 126 cán bộ quản lý.

–         Nghiên cứu năng suất rừng trồng có tham khảo báo cáo tình hình hoạt động lâm nghiệp của địa phương, đơn vị trồng rừng và kết hợp lập 03 ô tiêu chuẩn 100 m2 để đo cho các lô rừng điển hình theo từng mô hình kỹ thuật.

III.     KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng rừng trồng sản xuất vùng điều tra khảo sát     

3.1        Điều kiện lập địa theo vùng sinh thái cho loài cây lựa chọn.

3.1.1      Kết quả khảo sát một số yếu tố lập địa đang được trồng rừng sản xuất

Đông Nam bộ

Đồng Nai được khảo sát tại 2 huyện (Xuân Lộc, Định Quán). Kết quả khảo sát 20 chủ rừng trồng Keo lai thuần loại và keo lai hỗn giao được tổng hợp như sau: Nhóm đất Xám phù sa cổ 10,45% diện tích; Đất Bazan 7,68% diện tích; Đất Ferralit xám 81.87% diện tích. Độ sâu tầng đất 50-100cm có 100% diện tích. Địa hình tương đối bằng phẳng, sử dụng được cơ giới chiếm 96,92%; Đất ngập úng có 3,08% diện tích.

Bình Phước, hầu hết rừng Keo lai trồng sản xuất thuộc Công ty Hải Vương (gần 3.500ha). Khảo sát 722,56 ha trên 03 khu vực trồng Keo lai là Phú Thành, Minh Đức, Tà Thiết tổng hợp kết quả như sau: Đất feralit xám phát triển trên nền phù sa cổ chiếm khoảng 83.64% diện tích; còn lại là đất nâu vàng phát triển trên nền đá phiến. Độ sâu tầng đất >50cm có khoảng 82.2% diện tích, phần còn lại sâu từ 30-50cm . Địa hình sử dụng được cơ giới chiếm 100% (độ dốc từ 50 – 60).

Đối chiếu phân hạng đất cấp vi mô cho cây Keo lai của Ngô Đình Quế & cộng sự (2009), thì đa số đất đang được trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam bộ có điều kiện lập địa khá thuận lợi. Rửng sẽ có kết quả sinh trưởng từ khá trở lên.

Duyên hải miền trung

Bình Định được khảo sát 20 chủ rừng, tại các huyện Phù Cát, Vân Canh và khu vực   ngoại ô thành phố Qui Nhơn. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Xám chiếm 100% diện tích. Độ sâu tầng đất >50 cm chiếm 100% diện tích. Địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 0,12% diện tích, đất dốc nhưng sử dụng được cơ giới chiếm 28,79%; đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm 71,09% diện tích.

Quảng Trị được khảo sát 20 chủ rừng trồng keo lai tại các huyện Cam Lộ. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Feralit chiếm 100% diện tích. Độ sâu tầng đất <50 cm chiếm 67,43% diện tích, độ sâu từ 50-100cm chiếm 32,57%. Địa hình đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm 100% diện tích.

Nhìn chung, vùng Duyên hải miền trung có rừng sản xuất đang được trồng trên điều kiện lập địa không có nhiều thuận lợi. Bình Định gặp bất lợi về địa hình. Quảng Trị gặp bất lợi cả địa hình và độ sâu tầng đất.

Tây Nguyên

Lâm Đồng được khảo sát 20 chủ rừng trong vùng trồng Thông 3 lá ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Feralit chiếm gần 100% diện tích. Độ sâu tầng đất <50 cm chiếm tỷ lệ rất thấp, độ sâu từ 50-100cm chiếm 92,01%, độ sâu >100cm có 7,89% diện tích. Địa hình bằng phẳng rất ít, đất dốc sử dụng được cơ giới 46,38%, đất dốc không sử dụng được cơ giới 53,62%. Thông 3 lá phù hợp trên đất Feralit, có thể sinh trưởng khá trên đất dốc nhưng tốt nhất với độ dốc <250.

Gia Lai được khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Bạch đàn và Keo lai ở các huyện Mang Yang, An Khê. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Bazan chiếm 7,08% diện tích, nhóm đất Feralit chiếm 41,03%, nhóm đất xám chiếm 51,89%. Độ sâu tầng đất từ 50-100cm chiếm gần 100% diện tích. Địa hình bằng phẳng rất ít, đất dốc sử dụng được cơ giới 47,58%, đất dốc không sử dụng được cơ giới 52,12%. Loại đất không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của Bạch đàn Uro. Độ dốc không sử dụng được cơ giới là yếu tố bất lợi đối với Bạch đàn Uro Gia Lai.

Nhìn chung, đa số rừng trồng sản xuất vùng Tây Nguyên được trồng trên loại đất tương đối phù hợp, độ dày đất khá thuận lợi. Gần 50% diện tích không sử dụng được cơ giới là yếu tố không thuận lợi cho Bạch đàn Uro ở Gia Lai, nhưng không khó khăn cho Thông 3 lá ở Lâm Đồng. Ngoài ra, độ dốc cũng sẽ khó khăn cho khai thác và vận chuyển sản phẩm.

Đông bắc bộ

Quảng Ninh được khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo lai và Keo tai tượng ở huyện Hoành Bồ.  Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Feralit chiếm gần 100%. Độ sâu tầng đất <50cm chiếm 38,18%, độ sâu từ 50-100cm chiếm 61,82% diện tích. Địa hình đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm đa số 89,09%, đất dốc sử dụng được cơ giới 10,91%.

Lạng Sơn được khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo tai tượng ở các huyện Hữu Lũng. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất phù sa chiếm 33,10% diện tích, nhóm đất Feralit chiếm 66,90%. Độ sâu tầng đất từ <50cm chiếm 66,90%, độ sâu từ 50-100cm chiếm gần 33,10% diện tích. Địa hình đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm đa số 75,61%, đất dốc sử dụng được cơ giới 24,39%.

Vùng Trung tâm

Phú Thọ được khảo sát 20 chủ rừng sản xuất trồng Keo tai tượng ở Tam Thanh. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Nhóm đất Feralit chiếm 78,86%, còn lại là đất Phù sa. Độ sâu tầng đất từ <50cm chiếm 27,55% diện tích, độ sâu từ 50-100cm chiếm gần 50,20% diện tích, còn lại là độ sâu >100cm. Địa hình đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm gần 100% diện tích.

Nhìn chung vùng Đông bắc và Trung tâm rừng sản xuất được trồng trên lập địa có tầng đất canh tác mỏng hơn các vùng khác và đa số là đất dốc không sử dụng được cơ giới. Các yếu tố này cho thấy vùng Đông bắc không có nhiều thuận lợi cho trồng rừng sản xuất các loài Keo.

3.1.2      Điều kiện lập địa cho loài cây lựa chọn

Kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế (2009) cho thấy: Vùng Đông nam bộ có 94,88% đất trống và đất rừng trồng thích hợp và rất thích hợp với cây Keo lai, có 94,64% đất trống và đất rừng trồng thích hợp và rất thích hợp với cây Keo lá tràm. Vùng Tây nguyên có  63,53% đất trống và đất rừng trồng thích hợp và rất thích hợp với cây Thông 3 lá.

Đánh giá mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô ở Phú Thọ cho thấy có 54,26% đất trống và đất rừng trồng thích hợp và rất thích hợp với cây Keo tai tượng (Ngô Đình Quế, Nguyễn Văn Thắng, 2009).

Phân chia mức độ thích hợp theo cấp vĩ mô, vùng Đông bắc có 39,39% diện tích thích hợp cho loài Thông đuôi ngựa (Đinh Thanh Giang, Ngô Đình Quế, 2009).

Nhận xét:

Điều kiện lập địa cho các loài cây lựa chọn nghiên cứu các tỉnh phía Nam thuận lợi hơn các tỉnh phía Bắc.

3.2        Loài cây và giống cây trồng rừng sản xuất

3.2.1      Cơ cấu loài cây trồng theo các tài liệu báo cáo của các tỉnh

Đông Nam bộ

Khảo sát năm 2010 cho thấy gần như chỉ còn Công ty Hải Vương có trồng rừng nguyên liệu trên đất rừng sản xuất, loài cây Keo lai và Keo tai tượng, qui mô gần 3.500ha. Các chủ rừng còn lại đã và đang chuyển đổi sang cây Cao su và cây Điều.

Năm 2010, Đồng Nai có cơ cấu cây trồng phong phú hơn Bình Phước. Khảo sát tại BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc cho thấy trong 3.837 ha rừng trồng sản xuất có 2.372,5 ha rừng keo lai, chiếm 63,71%; 306 ha rừng Sao, Dầu hỗn giao với cao su, điều chiếm 8.22%; 246 ha Sao, Dầu chiếm 6.61% ; 197 ha Cao su chiếm 5,3%; 505 ha Điều 13,57%; còn lại là các cây công nghiệp khác.

Tây Nguyên

Lâm Đồng, Trong tổng số diện tích rừng trồng còn lại giai đoạn 2006-2010 với diện tích 16.527,6ha, các loài cây trồng rừng cụ thể như sau:Thông 2 lá , 3 lá trồng thuần loại 5.327,17ha; Thông 3 lá trồng xen Keo 1.840,4 ha; Keo trồng thuần loại: 5.874,83ha; Trồng cao su: 2.371ha.

Gia lai, theo báo cáo chương trình 661 năm 2010 của tỉnh, cơ cơ cấu cây trồng chủ lực là Bạch đàn.

Duyên hải miền trung

Bình Định, Từ 2007 đến 2010 đã trồng mới rừng sản xuất được 18.700ha. Chủ yếu trồng các loài cây như: Keo lai các dòng, Keo lá tràm, Bạch đàn (E. urophylla), Xoan ta, Bời lời đỏ. (trích Báo cáo tổng kết 4 năm trồng rừng, kết hợp với phục hồi và bảo vệ rừng, 2010).

Quảng Trị, cây Thông nhựa hiện tại vẫn là cây chủ lực đối với lâm nghiệp Quảng Trị với diện tích trồng trên 20.000 ha. Các loài cây nhập nội được chú trọng đưa vào trồng rừng sản xuất, các giống Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai hom. Riêng cây Bạch đàn hiện nay có khoảng 10 loài đã được trồng đại trà và trồng khảo nghiệm.

Đông bắc bộ

Lạng Sơn, theo báo cáo rà soát qui hoạch 3 loại rừng năm 2008, diện tích rừng trồng 169.265,0 ha, chiếm 45,4% diện tích đất có rừng, Loài cây trồng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc, Hồi…Được bố trí trồng thuần loại và trồng hỗn giao giữa các loài cây. Rừng Thông mã vĩ có diện tích 80.000 ha. Rừng Bạch đàn diện tích 10.000 ha. Rừng Keo các loại được trồng hầu hết ở các huyện trong tỉnh và trên nhiều dạng lập địa khác nhau.

Nhận xét:

Trồng rừng sản xuất cho nguyên liệu gỗ tập trung các loài Keo Lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn, Thông 3 lá, Thông nhựa và Thông đuôi ngựa.

Các loài cho gỗ lớn như Sao, Dầu, Tếch, Xà cừ, Xoan ta, Muồn đen ít người trồng.

Cao su đang có xu hướng phát triển ở vùng Đông Nam bộ, Duyên hải miền trung và Tây Nguyên.

3.2.2      Giống cây trồng rừng sản xuất

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, nguồn giống một số cây đã đăng ký như sau:

–         Bạch đàn Uro có 20 cơ sở đăng ký, ở vùng đông bắc, vùng Trung tâm, Bắc trung bộ, Tây nguyên.

–         Keo lá tràm có 05 cơ sở đăng ký, ở Đồng Nai, Bình Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Kiên Giang

–         Keo lai có 52 cơ sở đăng ký khắp cả nước

–         Keo tai tượng có 09 cơ sở đăng ký khắp cả nước

–         Thông đuôi ngựa có 06 cơ sở đăng ký, tập trung vùng Đông bắc

–         Thông 3 lá 09 cơ sở đăng ký, chỉ có ở Lâm Đồng

Các loài cây lựa chọn đều có nguồn giống được công nhận để cung cấp cho trồng rừng. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết cho nên còn không ít cơ sở ở các khu vực nông thôn sản xuất giống tự phát, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không được cấp chứng chỉ đủ điều kiện sản xuất, nhưng vẫn được hoạt động.

Các loài keo và bạch đàn có nhiều giống mới được công nhận, trong khi đó các loài thông ít giống mới được công nhận.

3.2.3      Tình hình sử dụng cây giống cho trồng rừng

Qua khảo sát 180 chủ rừng, kết quả cho thấy, nguồn cung cấp cây giống tự sản xuất cây giống 8 %, chủ yếu là nông dân trồng Điều và Cao su; Mua từ người bán lưu động 01%; Mua từ vườn ươm tư nhân 63%; Mua từ vườn ươm của cơ quan Nhà nước 18%; Được cơ quan Nhà nước cấp 10% từ các dự án (Flitch, WB3).

Giống không rỏ nguồn gốc do không quan tâm 91%; Biết mã hiệu giống 14%

Nhận xét:

–         Các vùng đều có nguồn giống và vườn cung cấp cây giống đúng qui định.

–         Không ít người trồng rừng chưa biết tầm quan trọng của giống cây, cho nên chưa chủ động tìm đến những giống tốt, có mã số rõ ràng.

3.3        Diện tích, phân bố rừng trồng, tình hình sinh trưởng và năng suất rừng

3.3.1      Qui hoạch đất trồng rừng sản xuất các tỉnh được khảo sát

Bảng 01: Diện tích qui hoạch trồng rừng sản xuất giai đoạn 2008-2010

TT

Tỉnh

DT qui hoạch rừng SX 2007 (ha)

DT qui hoạch rừng trồng SX 2007 (ha)

DT qui hoạch trồng gỗ nguyên liệu (ha)

DT rừng trồng SX 2009 (ha)

% DT trồng/DT qui hoạch rừng SX

1

2

3

4

 5

6

7 = 6/4*100

1

Bình Phước

       102.550

         12.455

         12.455

         16.494

         132,43

2

Đồng Nai

         37.355

         19.532

         18.629

         20.253

         103,69

3

Lâm Đồng

       345.003

         31.704

         26.444

         16.133

           50,89

4

Gia Lai

       724.083

       127.717

       100.000

         25.957

           20,32

5

Bình Định

       131.148

         79.773

         69.773

         53.868

           77,20

6

Quảng Trị

       165.542

         78.890

         78.890

7

Phú Thọ

       144.700

       115.416

         70.000

96.682

           83,77

8

Lạng Sơn

       505.206

       366.114

       200.865

118.163

           32,27

9

Quảng Ninh

264.965

 

Nguồn: Tổng hợp từ qui hoạch 3 loại rừng và số liệu diễn biến tài nguyên rừng các tỉnh

 Theo số liệu bảng 01 cho thấy các tỉnh Đông Nam bộ có ít quỹ đất cho trồng rừng sản xuất. Các tỉnh Tây Nguyên và phía Bắc có nhiều quỹ đât.

3.3.2      Tình hình sinh trưởng và năng suất rừng trồng theo loài cây

Rừng trồng ở 04 vùng nghiên cứu đều có một điểm chung là sinh trưởng nhanh đối với rừng dưới 04 tuổi. Phần lớn rừng đến tuổi khai thác đều có năng suất không cao. Nguyên nhân là do áp dụng kỹ thuật trồng rừng khác nhau. Điều này có thể lý giải là do những năm gần đây các địa phương đều có các dự án hỗ trợ trồng rừng từ các tổ chức trong và ngoài nước. Các dự án triển khai nhiều công tác khuyến lâm và tăng cường kiểm soát kỹ thuật, đặc biệt là nguồn giống (VD: Dự án flitch, dự án WB3, dự án KFW3, dự án 661…).

Keo lai 04 tuổi Xuân Lộc – Đồng Nai đạt trữ lượng gần 100m3/ha, Keo lai của Công ty Hải Vương  – Bình Phước 2 tuổi trữ lượng đạt 46m3/ha. Bạch đàn mô U6 03 tuổi ở An Khê – Gia Lai đạt trữ lượng gần 50m3/ha. Keo tai tượng ở Tam Thanh Phú Thọ 03 tuổi trữ lượng đạt gần 60m3/ha. Keo tai tượng ở Hữu Lũng – Lạng Sơn cũng cho kết quả tượng tự Phú Thọ.

Keo lai ở Xuân Lộc – Đồng Nai khai thác năm 2010 đạt 80m3/ha. Bạch đàn U6 ở An Khê và Mang Yang – Gia Lai khai thác năm 2009 đạt bình quân 63m3/ha. Bạch đàn ở Tam Thanh Phú Thọ khai thác năm 2009 đạt từ 50 – 80m3/ha. Bạch đàn ở Phù Cát – Bình Định khai thác năm 2009 đạt bình quân 50tấn/ha (tương đương 72m3/ha). Thông 3 lá ở Bảo Lộc khai thác năm 2009 đạt bình quân 220m3/ha (chu kỳ 25 năm)

3.3.3      Khoa học công nghệ phục vụ trồng rừng

Ở khu vực phía Bắc, các giống được công nhận cho năng suất rừng trồng cao, chẳng hạn, giống Bạch đàn lai UU8 trồng ở Tam Thanh – Phú Thọ đạt 23,4m3/ha/năm; Giống Keo lai AM2, MAM8 trồng ở Bình Điền – Thừa Thiên Huế đạt 28m3/ha/năm; Giống Keo lai AM3 trồng ở Bình Điền – Thừa Thiên Huế đạt 29m3/ha/năm; Các giống Keo lai BV33, BV71, BV73, BV75 trồng trên lập địa tốt ở Ba Vì – Hà Nội, Yên Thành – Nghệ An đạt 30 – 35 m3/ha/năm; Các giống Keo lá tràm BVlt25, BVlt83, BVlt84, BVlt85 trồng trên lập địa tốt ở Ba Vì – Hà Nội, Đông Hà – Quảng Trị đạt 20 – 25 m3/ha/năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2009).

Ở khu vực phía Nam, các giống được công nhận cho năng suất rừng trồng cao, chẳng hạn, giống Bạch đàn trắng SM16 trồng ở Đồng Nai đạt 35,4m3/ha/năm; Giống Bạch đàn lai UC1 trồng ở Bình Phước đạt 35,3m3/ha/năm; Giống Bạch đàn SM7 trồng ở Đồng Nai đạt 36,6m3/ha/năm; Các giống Keo lai AH7 trồng Bình Dương đạt 34,9m3/ha/năm; Các giống Keo lá tràm AA15 trồng ở Đồng Nai đạt 33,6m3/ha/năm; AA9 trồng ở Đồng Nai đạt 32,7m3/ha/năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đặng Văn Thuyết, 2010).

Kết hợp giữa cải thiện giống, nhân giống với kỹ thuật thâm canh rừng trồng nâng cao năng suất rừng trồng các loài chủ yếu Keo, Bạch đàn, Thông…, với các mục tiêu cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, dăm, cung cấp gỗ lớn… đạt 20-40m3/ha/năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2009).

Trên đất phù sa cổ ở khu vực Đông Nam Bộ trồng thâm canh cây Keo lai (Acacia hybrid) dòng TB03, TB05, và TB12 bón lót 200g NPK (14:8:6) + 100g vi sinh hữu cơ/gốc, bón thúc năm thứ 3 gồm 200g NPK (14:8:6) và 150g vi sinh hữu cơ/gốc, mật độ trồng từ 1.100 – 1.300 cây/ha cho năng suất từ 36-37m3/ha/năm. Trồng Keo lá tràm (A. auriculiformis) với các dòng a19, a33, a58 và a147, bón lót 15g NPK (5:10:3) kết hợp 300g vi sinh hữu cơ, năm thứ hai lặp lại tương tự như năm thứ nhất, mật độ trồng từ 1.100 – 1.600 cây/ha, sau 10-15 năm có thể đạt 18-20m3/ha/năm. Trên đất dốc tụ ở Đông Nam bộ trồng Keo tai tượng (A. mangium) với các dòng m35, m52, m113, m14, bón lót 150g NPK (14:8:6) kết hợp 300g vi sinh hữu cơ, năm thứ hai lặp lại tương tự như năm thứ nhất, sau 7-8 năm rừng trồng Keo tai tượng có thể đạt từ 25-30m3/ha/năm. Trên đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét nghèo lân ở Tây Nguyên (Kon Ch’ro – Gia Lai), trồng Keo lai (Acacia hybrid) gồm các dòng BV5, BV10, và BV33 với mật độ 1.600 cây/ha, bón lót 100g NPK (5:10:3) và 400g vi sinh hữu cơ/gốc, năm thứ hai bón thúc lượng phân tương tự như bón lót, sau 7-8 năm có thể đạt > 25m3/ha/năm. Trên đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Đông Hà (Quảng Trị), trồng Keo lai (Acacia hybrid) với các dòng BV5, BV10, và BV33, bón lót 200g NPK (5:10:3) và 100g vi sinh hữu cơ/gốc, năm thứ hai bón lượng phân và loại phân tương tự năm thứ nhất. Sau 7-8 năm rừng trồng ở đây có thể đạt >32m3/ha/năm. (Nguyễn Huy Sơn, 2005).

3.4        Chủ thể quản lý và qui mô sản xuất

3.4.1      Quỹ đất trồng rừng chia theo chủ thể quản lý

Bảng 02: Diện tích rừng sản xuất theo thành phần kinh tế

Vùng/tỉnh

Diện tích rừng sản xuất theo thành phần kinh tế (ha)

DNNN

DN ngoải QD

Tổ chức khác/BQL

Hộ gia đình

CQ địa phương

Đông Nam Bộ

         
Bình Phước

2.261

4.705

95.438

146

 
Đồng Nai

20.065

275

7.976

9.039

 

Tây Nguyên

         
Lâm Đồng

176.958

10.911

148.276

8.858

 
Gia Lai

141.777

 

200.988

381.318

 

DHMT

         
Bình Định

30.573

10.881

71.334

18.190

 
Quảng Trị

67.586

 

65.385

32.532

 

Đông Bắc bộ

         
Lạng Sơn

28.956

 

30.604

355.269

90.377

Trung tâm/Phú Thọ

37.370

 

1.084

98.594

 

Bảng 02 cho thấy các tỉnh phía bắc quỹ đất trồng rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình nhiều hơn, trong khi đó các tỉnh phía nam thì các Doanh nghiệp quốc doanh và các Ban quản lý rừng được giao đất nhiều hơn.

3.4.2      Qui mô tổ chức sản xuất của các chủ thể tham gia trồng rừng sản xuất

Đông Nam bộ

Tỉnh Đồng Nai, đơn vị quản lý rừng trồng sản xuất và đất chưa có rừng nhiều nhất là Cty lâm nghiệp La Ngà với 9.678ha, kế tiếp là  BQL RPH Xuân Lộc với 3.960ha, tiếp theo là Vùng đệm Khu BTTN và DTTN Vĩnh Cửu với 2.976ha, BQLRPH 600 với 1.170 ha. Các đơn vị còn lại quản lý ít hơn 1.000ha/đơn vị. Bình quân mỗi đơn vị quản lý 2.240ha. Các đơn vị lâm nghiệp đã thực hiện khoán rừng và đất rừng cho hộ dân. Diện tích còn đã thực hiện khoán rừng và đất rừng cho hộ dân. Diện tích còn lại do đơn vị trực tiếp tổ chức sản xuất không nhiều. Khảo sát 20 hộ trồng rừng ở Xuân Lộc và Định Quán cho thấy chỉ có 04 hộ có lại do đơn vị trực tiếp tổ chức sản xuất không nhiều. Khảo sát 20 hộ trồng rừng ở Xuân Lộc và Định Quán cho thấy chỉ có 04 hộ có lại do đơn vị trực tiếp tổ chức sản xuất không nhiều. Khảo sát 20 hộ trồng rừng ở Xuân Lộc và Định Quán cho thấy chỉ có 04 hộ có sổ đỏ và 16 hộ nhận khoán đất trồng rừng. Hộ canh tác nhiều nhất là 105ha, ít nhất là 1,5ha. Đa số một hộ canh tác từ 2 đến 5ha.

Tỉnh Bình Phước gần như chỉ còn Công ty Hải Vương trồng rừng sản xuất lấy gỗ. Diện tích gần 3.500ha, tập trung nhiều ở huyện Bình Long. Vị trí các lô rừng của Công ty đều thuận lợi về giao thông, hầu hết ở gần đường ô tô. Khoảng cách từ rừng về nhà máy chế biến của Công ty Hải Vương không dao động từ 10 – 40km. Hầu hết diện tích đất rừng sản xuất còn lại đã được các đơn vị và cá nhân chuyển sang trồng Cao su và Điều.

Duyên hải miền trung

Bình Định, rừng trồng và đất chưa có rừng sản xuất do khối BQL rừng phòng hộ và đặc dụng quản lý bình quân 2.704ha/đơn vị, khối Doanh nghiệp Nhà nước 5.309ha/đơn vị. Khảo sát 17 hộ trồng rừng cho thấy có 16 hộ có sổ đỏ và 01 hộ thuê đất trồng rừng. Trong đó, Hộ có diện tích lớn nhất là 30ha, diện tích nhỏ nhất 2,4ha, diện tích bình quân 12,7ha/hộ.

Tây Nguyên

Lâm Đồng, có 29 đơn vị chủ rừng thuộc hệ thống quản lý của Nhà nước: bao gồm các Công ty Lâm nghiệp ( 08 đơn vị), các Ban quản lý rừng phòng hộ ( 14 đơn vị ), Vườn Quốc gia Biduop Núi Bà, 02 Ban quản lý khu du lịch rừng và đơn vị lâm nghiệp trung ương địa phương đóng trên địa bàn ( 03 đơn vị). Diện tích rừng và đất rừng sản xuất do khối BQL rừng phòng hộ và đặc dụng quản lý bình quân 7.300ha/đơn vị, khối Doanh nghiệp Nhà nước 22.120ha/đơn vị. Giai đoạn 2006-2010 có 43 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia trồng rừng sản xuất. Công ty có diện tích nhiều nhất 731,36ha, ít nhất 4,1ha, trung bình 97,5ha/doanh nghiệp. Khảo sát 12 hộ trồng rừng cho thấy hộ có diện tích lớn nhất là 61,3ha, diện tích nhỏ nhất 01ha, diện tích bình quân 11,84ha/hộ.

Gia lai có 31 đơn vị chủ rừng thuộc hệ thống quản lý của Nhà nước: bao gồm các Công ty Lâm nghiệp ( 11 đơn vị), các Ban quản lý rừng phòng hộ ( 20 đơn vị ). Diện tích rừng trồng và đất chưa có rừng sản xuất do khối BQL rừng phòng hộ quản lý bình quân 3.918ha/đơn vị, khối Doanh nghiệp Nhà nước 1.907ha/đơn vị. Khảo sát 17 hộ trồng rừng cho thấy hộ có diện tích lớn nhất là 05ha, diện tích nhỏ nhất 0,46ha, diện tích bình quân 2,4ha/hộ.

v   Đông bắc bộ

Lạng Sơn, Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 15 doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó 06 doanh nghiệp có Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn cho thuê đất trống đồi trọc để trồng rừng sản xuất với tổng diện tích là 22.375,01 ha. Bình quân mỗi doanh nghiệp có 3.730ha/đơn vị. Khảo sát 20 hộ trồng rừng cho thấy hộ có diện tích lớn nhất là 2,5ha, diện tích nhỏ nhất 01ha, diện tích bình quân 1,44ha/hộ.

Quảng Ninh, khảo sát 20 hộ trồng rừng cho thấy hộ có diện tích lớn nhất là 02ha, diện tích nhỏ nhất 01ha, diện tích bình quân 1,23ha/hộ.

Nhận xét:

Đa dạng thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất. Qui mô sản xuất hộ và công ty trồng rừng ở phía Bắc quá nhỏ. Qui mô lớn nhất là vùng Duyên hải miền trung và Tây Nguyên. Riêng tỉnh Lâm Đồng có các doanh nghiệp tư nhân qui mô diện tích nhỏ.

3.5        Chất lượng và phẩm cấp gỗ của loài cây trồng rừng sản xuất.

Hiện nay, trên thị trường gỗ nhỏ từ rừng trồng chưa quan tâm đến chất lượng gỗ tròn, người mua chỉ quan tâm đến kích thức của sản phẩm.

–         Bạch đàn chỉ sử dụng cho nguyên liệu giấy hoặc dăm gỗ. Chỉ yêu cầu đường kính lớn hơn 03cm.

–         Các loài Keo chia thành 03 loại sản phẩm:

  1. Nguyên liệu giấy hoặc dăm gỗ yêu cầu đường kính > 3cm. Ngoài rừng, thông thường gỗ có đường kính > 5cm.
  2. Gỗ bao bì yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ 12 -18cm, chiều dài 1,2m.
  3. Gỗ tròn để xẽ, yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ > 18cm, chiều dài 2,2m.

–         Thông 3 lá

  1. Nguyên liệu giấy hoặc dăm gỗ yêu cầu đường kính > 3cm.
  2. Gỗ bao bì yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ 15 -20cm, chiều dài 1,2m.
  3. Gỗ tròn để xẽ, yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ > 20cm, chiều dài >2,2m.

IV.    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1        Kết luận

–         Các tỉnh phía Nam, rừng sản xuất được trồng trên lập địa tương đối thuận lợi hơn các Tỉnh ở Tây Nguyên và phía Bắc.

–         Loài cây trồng được chọn lựa nhiều nhất là Keo lai, tiếp theo là Keo tai tượng, diện tích Bạch đàn đang giảm dần. Thông 3 lá, Thông đuôi ngựa, Thông nhựa cũng nhiều tương ứng với các tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn và Quảng Trị. Cây Cao su đang có xu hướng cạnh tranh mạnh mẻ với cây lâm nghiệp trên khắp các vùng. Các vùng đều có nguồn giống và vườn cung cấp cây giống đúng qui định. Còn mố số người trồng rừng chưa biết tầm quan trọng của giống cây, cho nên chưa chủ động tìm đến những giống tốt, có mã số rõ ràng.

–         Diện tích qui hoạch cho rừng sản xuất tập trung nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Bắc, ít nhất là Đông Nam bộ.

–         Đa dạng thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất. Qui mô sản xuất của hộ trồng rừng và công ty trồng rừng ở phía Bắc nhỏ hơn vùng Duyên hải miền trung và Tây Nguyên. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã góp phần cải thiện năng suất rừng trồng trong những năm gần đây.

–         Gỗ rừng trồng phần lớn phục vụ cho nguyên liệu giấy và dăm. Chất lượng gỗ tròn chưa được coi trọng. Đường kính nhỏ nhất có thể sử dụng được là 5cm.

4.2        Kiến nghị

Tiếp tục đánh giá thực trạng ngành hàng gỗ rừng trồng sản xuất ở Việt Nam, phân tích hoạt động của một số ngành hàng gỗ rừng trồng được lựa chọn để có đủ cơ sở  đề xuất giải pháp và chính sách phát triển rừng trồng sản xuất.

 

Tài liệu tham khảo

 

  1. Đinh Thanh Giang, Ngô Đình Quế, 2009. Nghiên cứu điều kiện đất đai cho gây trồng thông mã vĩ vùng Đông Bắc bộ. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Bắc.
  2. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đặng Văn Thuyết, 2010. Tổng quan kết quả nghiên cứu khoa học lâm nghiệp khu vực phía nam của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Nam. NXBNN.
  3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2009. Tổng quan kết quả nghiên cứu khoa học lâm nghiệp khu vực phía bắc của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2009. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Bắc.
  4. Ngô Đình Quế và cộng sự, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Nam. NXBNN.
  5. Ngô Đình Quế, Nguyễn Văn Thắng, 2009. Phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng Keo tai tượng ở vùng Trung tâm. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Bắc.
  6. Nguyễn Huy Sơn, 2010. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Nam. NXBNN.
  7. Báo cáo tổng kết 4 năm trồng rừng, kết hợp với phục hồi và bảo vệ rừng, 2010.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]