Thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2007

Căn cứqui chế tuyển sinh sau đại học số 02/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Quyết định số 19/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 4 năm 2002 về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh sau đại học, theo kế hoạch đào tạo nghiên cứu sinh (NCS) làm Tiến sĩ (TS) năm 2007, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xin thông báo tuyển NCS năm 2007 như sau:

1. Đối tượng dự tuyển:

1.1. Điều kiện văn bằng:

– Thí sinh có bằng đại học chính qui dài hạn loại giỏi, phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, đã có ít nhất 2 bài báo khoa học phù hợp với hướng nghiên cứu, công bố trên Tạp chí khoa học từ cấp ngành trở lên.

– Thí sinh có bằng Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp đã có ít nhất 1 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu, công bố trên Tạp chí từ cấp ngành trở lên.

– Thí sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng đại học chính qui đúng chuyên ngành hoặc gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, đã có ít nhất 2 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ: Trường hợp này thí sinh phải thi như người chưa có bằng thạc sĩ.

* Các bài báo phải có hai bản nhận xét đánh giá chất lượng.

* Thí sinh có bằng kỹ sư thi 5 môn: cơ sở, cơ bản, chuyên ngành, ngoại ngữ và đề cương. Thí sinh có bằng Thạc sĩ thi 3 môn: chuyên ngành, ngoại ngữ và đề cương.

1.2. Thâm niên công tác:

Không yêu cầu thâm niên công tác đối với các thí sinh tốt nghiệp Cao học loại xuất sắc được xét làm chuyển tiếp sinh, những trường hợp khác phải có ít nhất 2 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn (kể từ khi tốt nghiệp đại học) mới được dự thi.

1.3. Điều kiện tuổi:

Tuổi không hạn chế đối với người làm NCS tiến sĩ.

1.4. Lý lịch:

Thí sinh phải có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Hình thức đào tạo:

2.1. Hình thức đào tạo tập trung: 3 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 4 năm đối với những người có bằng đại học.

2.2. Hình thức đào tạo không tập trung: 4 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 5 năm đối với những người có bằng đại học.

3. Nhiệm vụ quyền lợi của NCS:

– Những thí sinh là cán bộ được cơ quan cử đi học được giữ nguyên mức lương chính và các khoản phụ cấp theo lương trong thời gian học tập. Các khoản phúc lợi khác do cơ quan cử đi học giải quyết theo khả năng của đơn vị mình.

– Những thí sinh dự thi có hướng đề tài phù hợp với các đề tài nghiên cứu khoa học mà Viện đang tiến hành được phép đăng kí và Viện sẽ xem xét cho kết hợp với các đề tài nghiên cứu của Viện.

– Những cán bộ được tham gia dự tuyển và đào tạo NCS tại Viện phải thực hiện nghiêm chỉnh qui chế đào tạo sau đại học của Bộ GD&ĐT và các qui định của cơ sở đào tạo.

4. Hồ sơ dự tuyển:

4.1.Đơn xin dự thi: Trong đơn cần ghi rõ chuyên ngành và ngoại ngữ đăng ký dự thi, hình thức đào tạo (tập trung hay không tập trung), đối tượng dự thi (thí sinh tự do, cán bộ hành chính sự nghiệp NN, cán bộ thuộc doanh nghiệp), cơ quan công tác, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hướng đề tài dự kiến và cam kết thực hiện quy chế tuyển sinh SĐHcủa Bộ GD&ĐT.

4.2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương (với thí sinh tự do).

4.3. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp thạc sĩ+ bảng điểm và các môn chuyển đổi (nếu có)

4.4. Bản khai các công trình khoa học đã công bố cùng 2 bộ bản chụp các công trình đó ( bao gồm trang bìa, phần mục lục và bài viết của tác giả trong Tạp chí đó ) và 1 bộ là bản gốc các công trình đó để cơ sở đào tạo đối chiếu.

4.5. Giấy chứng nhận sức khoẻ (do Bệnh viện đa khoa Nhà nước cấp)

4.6. Quyết định cử đi dự thi của cơ quan chủ quản

4.7. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)

4.8. Đề cương nghiên cứu của nghiên cứu sinh: ( theo mẫu)

4.9. ảnh màu cỡ 4 x 6cm (3 ảnh) cùng với 3 phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ

Toàn bộ hồ sơ trên trình bày trên khổ A4, theo chiêù dọc trang giấy. Các giấy tờ đựng trong túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm.

5. Các chuyên ngành đào tạo TS tại Viện:

1- Chuyên ngành Di truyền và Chọn giống cây lâm nghiệp (62 62 60 05)

2- Chuyên ngành Điều tra và Qui hoạch rừng (62 62 60 10)

3- Chuyên ngành Kỹ thuật Lâm sinh (62 62 60 01)

4-Chuyên ngành Đất lâm nghiệp (62 62 60 15)

5-Chuyên ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng (62 62 68 01)

6- Chuyên ngành Kỹ thuật máy và Thiết bị lâm nghiệp (62 52 14 05)

7- Chuyên ngành Công nghệ bảo quản, sơ chế nông lâm sản sau thu hoạch (62 54 10 01)

8- Chuyên ngành Công nghệ gỗ, giấy(62 52 24 05)

6. Đối tượng ưu tiên :

Nhữngthí sinh sau đây thuộc diện ưu tiên được cộng thêm 10 điểm cho môn ngoại ngữ (tính theo thang điểm 100) và 01 điểm cho môn cơ bản (tính theo thang điểm 10) : Đồng bào các dân tộc ít người, đang công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và thương binh. Các thí sinh thuộc 2 hoặc 3 đối tượng trên cũng chỉ được hưởng ưu tiên một lần.

7. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ :

Nhận hồ sơ dự thi tại:

Bộ phận Đào tạo Sau đại họcPhòng Kế hoạch Khoa học

Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam

Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội

hạn cuối cùng: Trước ngày 15 tháng 4 năm 2007

ĐT :04.8. 362 232

Fax : 04. 8. 389 722

Cần biết thêm chi tiết liên hệ theo địa chỉ trên.

Chú ý: Từ năm 2003 Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã mở thêm cơ sở đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Phân viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, số 01 Phạm Văn Hai, bao gồm hầu hết các nội dung đào tạo: Thi tuyển, thi chuyên đề, bảo vệ cấp cơ sở. Riêng việc bảo vệ luận án cấp nhà nước thì tuỳ thuộc vào số thành viên hội đồng, nếu số thành viên hội đồng đa số ở Hà nội thì NCS phải ra bảo vệ tại Hà nội và ngược lại.

Để tăng cường đội ngũ cán bộ KHKT của ngành, đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới, đề nghị các đơn vị tạo điều kiện và cử cán bộ có nhu cầu và đủ điều kiện đi dự tuyển NCS tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Viện trưởng Viện KH Lâm nghiệp VN

PGS. TS Nguyễn Hoàng Nghĩa

Tin mới nhất

[logo-slider]