Lựa chọn phương pháp đơn giản bảo quản chế phẩm nấm metarhizium để diệt mối nhà (Cop. Formosanus)

Nguyễn Dương Khuê và CS

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Loài mối nhà (Cop. Formosanus) phá hoại rất nghiêm trọng các công trình xây dựng ở nước ta. Nghiên cứu dùng vi nấm nhằm thay thế thuốc hoá học để diệt mối không gây ô nhiễm môi trường sống là nhu cầu của thực tế đang đòi hỏi.

Các chủng vi nấm Metarhizium có ký hiệu M1, M2 và M5 đã được tuyển chọn dùng để tạo chế phẩm diệt mối nhà có hiệu lực cao. Nhưng các chế phẩm này nhanh chóng suy giảm hiệu lực diệt mối theo thời gian bảo quản.

Vấn đề đặt ra là phải tìm được phương pháp bảo quản chế phẩm vi nấm Metarhizium để diệt mối nhà (Cop. Formosanus Shiraki) sao cho các đặc điểm sinh học cơ bản, nhất là tính độc của chúng không bị biến đổi theo thời gian, có nghĩa là các chế phẩm đó vẫn còn hiệu lực diệt mối nhà.

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm phương pháp bảo quản kín hoàn toàn không có ánh sáng ở nhiệt độ phòng, nhằm kéo dài hiệu lực diệt mối của chế phẩm theo thời gian trong điều kiện dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế.

I.Phương pháp nghiên cứu

1. Nguyên, vật liệu nghiên cứu.

-Các chủng vi nấm Metarhizium (M1, M2, M5) có khả năng diệt mối nhà (Cop. formosanus Shiraki).

-Loài mối Coptotermes formosanus shiraki do phòng BQLS định tên và cung cấp cho thử nghiệm. Các cá thể mối đưa vào thử nghiệm khoẻ mạnh bình thường.

2. Phương pháp nghiên cứu.

-Bảo quản thường ở nhiệt độ phòng.

-Bảo quản kín ánh sáng ở nhiệt độ phòng.

-Đếm BTT(Bào Tử Trần) bằng buồng đếm hồng cầu Thomas.

-Phương pháp đánh giá hiệu lực của chế phẩm thông qua tỷ lệ nảy mầm của BTT theo thời gian bảo quản: 1, 3, 6 và 9 tháng. Theo phương pháp của Ducan được tính theo công thức:

X = a x b x c

a: số khuẩn lạc đếm được.

b: số giọt/ ml.

c: độ pha loãng.

-Đồng thời với xác định tỷ lệ % nảy mầm của BTT vi nấm tiến hành thử hiệu lực diệt mối theo phương pháp lây nhiễm, 20% số cá thể trong tập quần mối được phun chế phẩm.

-Mỗi công thức 3 lần lặp.

-Tỷ lệ (%) mối chết được hiệu tính theo Abboott (1925).

II. Kết quả và thảo luận:

-Tỷ lệ BTT có khả năng sống phụ thuộc vào điều kiện: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… Để kéo dài thời gian bảo quản phải khống chế được điều kiện trên sao cho BTT của vi nấm không hoặc ít bị ảnh hưởng xấu.

– Chế phẩm sau thời gian bảo quản, được xác định tỷ lệ nảy mầm của BTT. Kết quả ở bảng 1.

Tỷ lệ (%) nảy mầm của BTT/gr chế phẩ theo thời gian bảo quản

Thời gian

bảo quản (tháng)

1 3 6 9
M1 Mới sản xuất 100% BQ thường 97,00 91,52 70,01 55.25
BQ kín 98,02 95,69 89,34 79,83
M2 Mới sản xuất 100% BQ thường 94,12 89,00 51,55 29,78
BQ kín 97,78 93,07 88,06 77,05
M5 Mới sản xuất 100% BQ thường 95,50 92,89 80,00 59,89
BQ kín 96,98 93,79 90,16 77,92

Kết quả ở bảng cho thấy nếu bảo quản chế phẩm ở nhiệt độ phòng trong cùng thời gian thì bảo quản kín không có ánh sáng luôn cho tỷ lệ nảy mầm của BTT cao hơn so với bảo quản thường.

Đồng thời với việc xác định tỷ lệ nảy mầm của chế phẩm, các chế phẩm này được thử hiệu lực diệt mối theo phương pháp lây nhiễm. Kết quả ở bảng 2 và 3.

 

Tỷ lệ (%) mối chết sau 7 ngày phun chế phẩm Metarhizium đã bảo quản thường ở nhiệt độ phòng

Thời gian bảo quản M1

M2

M5
Mới sản xuất 100 100 93.97
1 tháng 100 92.13 83.84
3 tháng 86.63 51.97 67.13
6 tháng 27.34 9.13 24.00

Tỷ lệ (%) mối chết sau 7, 13 ngày phun chế phẩm Metarhizium đã bảo quản kín ánh sáng ở nhiệt độ phòng.

Thời gianbảo quản M1 M2 M5
7ngày 13 ngày 7 ngày 13 ngày 7 ngày 13 ngày
Mới SX 100 100 100
1 tháng 100 100 100
3 tháng 100 100 100
6 tháng 67.8 100 65.1 100 60.2 100
9 tháng Bt 40.0 Bt 49.0 Bt 43.0

Các thí nghiệm trên, với thời gian bảo quản 9 tháng thử hiệu lực với mối sau 20 ngày mối chết 100%, còn các đối chứng không có hiện tượng mối chết.

Nhận xét:Kết quả bảng 2 và 3 cho thấy: chế phẩm vi nấm (3 chủng M.) được bảo quản sau 6 tháng, đem thử hiệu lực diệt mối theo phương pháp lây nhiễm, sau 7 ngày phun chế phẩm tỷ lệ mối chết trong thí nghiệm cao nhất 27,34% ở bảo quản thường, 67,8% ở bảo quản kín ánh sáng, tương ứng có tỷ lệ thấp nhất 9,13% so với 60,2% ở bảo quản kín ánh sáng.

Khi chế phẩm bảo quản đến 9 tháng thử hiệu lực với mối, sau 20 ngày phun chế phẩm các cá thể mối trong thí nghiệm chết 100%.

III. Kết luận

Chế phẩm Vi nấm Metarhizium để diệt mối nhà (Cop. Formosanus) được bảo quản kín ánh sáng ở nhiệt độ phòng còn hiệu lực diệt mối nhà 100% trong 6 tháng, sau 13 ngày phun chế phẩm; tới 9 tháng sau 20 ngày phun chế phẩm.

Điều này đã giúp chúng ta chủ động trong việc sản xuất và dễ dàng trong bảo quản chế phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng chế phẩm cho mục đích phòng trừ mối.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Dũng-Bùi Xuân Đồng-Lê Đình Lương-1982. Vi nấm.

2. Bùi Xuân Đồng – 1977. Một số vấn đề về nấm học

3. Nguyễn Đức Khảm – 1976. Mối ở miền Bắc Việt Nam.

4. Kentazo Suzuki, 1991. Laboratory trial of biological control agents against subterranean termites – Paper prepared for the 22nd Annual Meeting Kyoto. Japan.

5. F.Milner, T.Watson, J.Staples, 1991. The Green Alternative : fungi for termite control CSIRO (Australia), Division of Encomology.

Summary

Metarhizium products have been prepared from M1, M2 and M5 strains to kill Coptotermes but the effectiveness of these products quickly deteriorate with time.Research has been conducted and a method of preservation of Metarhizium products in closed container devoid of light in room temperature is selected and the effectiveness of the products last upto 9 months. This method is simple, easily carried out and is highly effective.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]