Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tình hình gây trồng loài Lò bo (brownlowia tabularis Pierre), Xoan mộc (toona surenii (Blume) merr) và Dầu cát (dipterocarpus condorensis Ashton)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát là ba loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị mọc rải rác trong các khu rừng tự nhiên nước ta. Đối với loài Xoan mộc khả năng phân bố tự nhiên tương đối rộng tại Tây Nguyên, và một số tỉnh phía bắc (Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái). Lò bo phân bố rải rác từ Khánh Hòa trở vào phía nam, tập trung tương đối nhiều ở Đồng Nai. Dầu cát phân bố tại vùng ven biển nam trung bộ: Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu; ngoài ra loài này còn xuất hiện tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang.

Dau cat1

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Vật liệu nghiên cứu.

– Đối với rừng tự nhiên là các cá thể, quần thể Lò bo, Xoan Mộc, Dầu cát tại Đồng Nai, Ninh Bình, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu.

– Đối với rừng trồng: thu thập số liệu tại Trạm lâm nghiệp Hương Vân – Huế, Vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình, Kon Hà Nừng – Gia Lai, KBT Bình Châu Phước Bửu – Bà Rịa Vũng Tàu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

– Đối với rừng tự nhiên: Sử dụng ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2.500m2 được bố trí ở những vị trí đại diện cho trạng thái rừng phổ biến trong khu vực có loài cây phân bố. Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm toàn bộ số cây gỗ, cây tái sinh, đánh giá mức độ tàn che, độ che phủ.

– Đối với rừng trồng: Sử dụng lý lịch rừng trồng kết hợp phỏng vấn thu thập thông tin có liên quan. Lập ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2 thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng, mẫu đất.

– Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu có liên quan.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu.

– Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm excel.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.1. Cây Lò bo (tên khác là Lò bó, Lác hoa, Bang)

3.1.1. Đặc điểm hình thái.

Cây gỗ lớn, cao 30 – 40m; thân tròn, thẳng, cành mọc dày đặc, có lông hình sao.

Lá hình bầu dục hay trái xoan rộng, tròn ở cả hai đầu, dai, bóng ở mặt trên, màu trắng nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 11 – 18cm, rộng 7 – 12cm; gân gốc 3, gân giữa kèm theo 4 – 5 đôi gân bên; cuống lá dày, dài 5 – 6cm.

Cụm hoa chùy ở ngọn, hình tháp rộng, có khi cao tới 15cm và rộng 10 – 12cm, nhánh dưới dài tới 10cm, tất cả các nhánh đều mang hoa ở nửa phía trên; cuống hoa ngắn hơn lá bắc; nụ hoa hình cầu nhọn. Đài gồm 5 lá đài dính nhau ở nửa phía dưới, có lông ở mặt ngoài. Tràng gồm 5 cánh hoa, thuôn, tròn ở đỉnh. Nhị rất nhiều, bao phấn hình khiên, nhị lép 5, hình dải, nhẵn. Bầu có 5 lá noãn, có lông, có 5 cạnh, vòi nhụy nhẵn; noãn 2 trong mỗi ô.

Quả có 1 – 3 mảnh, gần hình cầu, có một rãnh dọc, đường kính 3 – 4cm, có lông; hạt 1, không có nội nhũ.

Khả năng phát tán hạt giống: Với đặc điểm quả to, nặng khi Lò bo chín rụng ngay tại gốc, chỉ một số trường hợp với địa hình dốc hoặc nước suối chảy mang theo loài cây này mới phát tán hạt giống đi xa được; Tuy nhiên quả này lại là món ăn rất ưa thích của một số loài động vật rừng như sóc, chồn nên ngoài khả năng nhờ địa hình, nước Lò bo còn phát tán nhờ thú rừng (sóc). Hệ rễ cọc.

Mùa ra hoa tháng 3, 4 và quả chín tháng 7, 8 trong năm.

3.1.2. Một số đặc điểm lâm phần.

– Tổ thành loài cây gỗ:

+ Công thức tổ thành theo số cây bao gồm 10 loài (752 cá thể, chiếm 62,25%) trong khi 65 loài còn lại chỉ có 456 cá thể chiếm 37,75% trong tổng số 75 loài (1.208 cá thể).

Công thức tổ thành: 13.16Langa + 11.92Lomuc + 10.26Coke + 7.45Blinh + 4.39Truong + 3.64Nhau + 3.39Mnai + 2.98Blang + 2.57Cmai + 2.48Trchua + 37.75Lk

+ Công thức tổ thành theo tiết diện ngang gồm 10 loài (737 cá thể, tổng tiết diện ngang chiếm 58,61%) có tiết diện ngang biến động từ 2,22% đến 13,71% và 65 loài khác chiếm 41,39% trong tổng số 75 loài với 1.208 cá thể.

13.71Lang + 9.15Konia + 9.06Lomuc + 7.01Mnai + 5.62Coke + 3.46Comai + 3.46Truong + 2.53Nhau + 2.40Blinh + 2.22Trchua + 41.39Lk.

+ Công thức tổ thành theo chỉ số IV:

13.43Lang + 10.49Lomuc + 7.94Coke + 5.44Konia + 5.20Mnai+ 4.93Blinh + 3.92Truong + 3.08Nhau + 3.01Cmai + 2.57Blang+  39.97Lk.

– Phân bố số cây theo đường kính (n/D1,3)

n=e^(2.694248+0.01057D)

3.1.3. Kết quả gây trồng.

Bảng 1. Tổng hợp kết quả sinh trưởng Lò bo trồng hỗn giao 7 tuổi tại Hương Vân

Chỉ tiêu

D1,3

Hvn

∆D1,3

∆Hvn

Max

5,1

4,5

0,7

0,6

Min

2,3

2

0,3

0,3

TB

3,0

3,5

0,4

0,5

s

0,850

0,728

S%

27,9

20,9

R

1,8

2,5

0,4

0.3

Tỷ lệ sống 66,6%.

Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng Lò bo trồng tại Trạm lâm nghiệp Hương Vân – Thừa Thiên Huế cho thấy đây là loài cây sinh trưởng chậm, sau 7 năm trồng từ năm 2002 cây có đường kính lớn nhất đạt 5,1cm trong khi cây đường kính nhỏ nhất 2,3cm, phạm vi biến động 1,8cm, hệ số biến động 27,9%, tăng trưởng đường kính trung bình đạt 0,4cm/năm. Tương tự như đường kính, tăng trưởng chiều cao cũng rất hạn chế đến nay mô hình đã được thiết lập cách nay 7 năm (2002) nhưng có cây còn ở độ cao 2m. Hệ số biến động tương đối lớn (trên 20%). Mô hình này trồng hỗn giao bao gồm 48 loài sưu tập tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và Nam bộ trong khi loài Lò bo không phải phân bố tự nhiên tại khu vực Thừa Thiên Huế nên việc sinh trưởng chậm và tỷ lệ sống 66,6% là chấp nhận được khi khác nhau về biên độ sinh thái.

3.2. Cây Xoan mộc (tên khác Xương mộc, Lát khét)

     3.2.1. Đặc điểm hình thái.

Xoan mộc là cây mọc nhanh, ưa sáng, ưa khí hậu nóng ẩm, sống trong vùng có lượng mưa từ 1.120mm đến 4.000mm/năm, có mùa khô kéo dài từ 3 đến 4 tháng, chịu được sương giá trong thời gian ngắn. Ưa đất sâu, dày, ẩm nhưng thoát nước, độ phí cao. Sống được cả trên đất chua hoặc kiềm. Khả năng tái sinh hạt tốt. Cây gỗ lớn cao đến 35m, đường kính ngang ngực có thể trên 100cm, thân tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ, vỏ dày màu xám nâu, nứt dọc, sau bong mảng. Cành non nâu sẫm, phủ lông nâu vàng, rải rác nốt sần nâu nhạt. Lá kép lông chim một lần chẵn, ít khi lẻ, mọc cách, có 7 – 14 đôi lá chét, mọc gần đối, dài 8 – 17cm, rộng 2,5 – 7cm, hình trái xoan dài, đầu có mũi nhọn, đuôi lệch, mép nguyên hoặc hơi gợn sóng. Phiến lá nhẵn, nách gân lá phía sau có túm lông, gân bên 12 – 15 đôi nổi rõ ở mặt sau.

Cụm hoa xim viên đầu cành, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng, mép cánh tràng có lông tơ. Nhị năm, rời, dài gần bằng cánh tràng, đôi khi xen nhị lép. Triền hoa mập, có múi tròn, đầu nhụy hình đĩa có năm gân. Bầu phủ lông, năm ô, mỗi ô 8 – 10 noãn.

Quả nang hình trái xoan dài, dài 3,0 – 3,5cm, đường kính 0,8 – 1,0cm. Vỏ quả nhiều đốm trắng. Hạt dẹp, nâu bóng, hai đều có cánh mỏng không đều.

Khả năng phát tán hạt giống: Đặc điểm quả loài này khi chín do bầu 5 ô mở ra 5 cánh sau đó hạt giống rơi rụng có thể bay xa trong gió vì hạt nhỏ, có cánh mỏng nên khả năng phát tán rất xa, thuận lợi cho việc mở rộng sự phân bố của chúng.

Gỗ có dác màu xám vàng, lõi màu hồng hoặc nâu đỏ, mềm, nhẹ, dễ biến dạng và nứt, dễ làm, ăn sơn và đánh bóng đẹp, vòng năm khó thấy trên mặt cắt dọc, nhưng dễ thấy trên mặt cắt ngang do gỗ mạch vòng, gỗ sớm đầu xuân mạch to, nhu mô quanh mạch khó nhận biết. Gỗ nhẹ, tỷ trọng 0,565, lực kéo ngang thớ 22 kg/cm2, oằn 0,886 kg/cm2, hệ số co rút 0,32 – 0,52, có vân mềm dễ gia công có thể đóng được nhiều đồ gia dụng, xây dựng nhà cửa, xẻ ván, điêu khắc, dễ lạng bóc làm gỗ dán. Rễ và hạt có thể làm thuốc. Vỏ chứa nhiều tanin. Hệ rễ cọc.

Mùa ra nụ tháng 4, hoa tháng 5, 6 và quả chín tháng 11, 12 trong năm (các tỉnh phía bắc).

Mùa ra nụ tháng 11, hoa tháng 1, 2 và quả chín tháng 3, 4 năm sau (các tỉnh Tây Nguyên).

3.2.2. Một số đặc điểm lâm phần.

– Tổ thành loài cây gỗ:

+ Công thức tổ thành theo số cây bao gồm 17 loài (713 cá thể, chiếm 67,30%) trong khi 54 loài còn lại chỉ có 347 cá thể chiếm 32,70% trong tổng số 71 loài (1.060 cá thể).

18,9Nv + 6,3Va + 5,7Tcv + 5,0Rr + 3,8Đom + 3,5Tr3c + 3,1Th + 2,8Đbv + 2,8No + 2,5Nn + 2,2Mlt + 2,2Thm + 1,9Chc + 1,9Cnqt + 1,6Xm + 1,6Mrc + 1,6Ng + 72,7Lk.

Trong số 17 loài có số cá thể 67,30% trên tổng số 71 loài, cao hơn rất nhiều so với 54 loài còn lại, như vậy mức độ ưu thế của về số cây của các loài trong công thức tổ thành so với các loài khác là khác nhau rõ rệt.

+ Công thức tổ thành theo tiết diện ngang gồm 17 loài có tiết diện ngang biến động từ 1,34% đến 7,86% và 54 loài khác chiếm 21,34% trong tổng số 71 loài với 1.060 cá thể.

7,86Va + 7,05Trm + 6,70Nv + 6,34Xm + 6,33Cal + 6,30Đbv + 6,04San + 4,62Th + 4,45Trt +3,93Gi + 3,91Tht +3,69Sau + 2,88Mlt + 2,77Ck + 2,22Nh + 2,20Đk + 1,34Đ5l + 21,34Lk.

Trong số 17 loài có tiết diện ngang chiếm 78,66% trên tổng số 71 loài cao hơn rất nhiều so với 54 loài còn lại chỉ chiếm 21,34%, như vậy mức độ ưu thế của về tiết diện ngang của các loài trong công thức tổ thành so với các loài khác là khác nhau rõ rệt.

– Phân bố số cây theo đường kính (n/D1,3)

n=e^(4.307725-0.02276D)

3.2.3. Kết quả gây trồng.

Bảng 2. Tổng hợp kết quả sinh trưởng Xoan mộc trồng thuần loài 21 tuổi tại Cúc Phương

Chỉ tiêu

D1,3

Hvn

Hdc

∆D1,3

∆Hvn

∆Hdc

Max

28,3

12

7

1,3

0,6

0,3

Min

10,2

6

3

0,5

0,3

0,1

TB

16,7

8,1

5,1

0,8

0,4

0,2

s

4,216

1,776

1,208

S%

25,3

22,0

23,8

R

18,1

6

4

0,8

0,3

0,2

Tỷ lệ sống 38,3%.

Kết quả tổng hợp sinh trưởng cho thấy trên mô hình này Xoan mộc có tăng trưởng đường kính trung bình đạt 0,8cm/năm được coi là nhanh đối với loài cây bản địa, cây có đường kính lớn nhất 28,3cm, đường kính nhỏ nhất 16,7cm, phạm vi biến động cũng như hệ số biến động đường kính lớn (R = 18,1cm, S% = 25,3%). Tuy nhiên xét về tăng trưởng chiều cao của Xoan mộc rất hạn chế, trung bình chỉ 0,4m/năm, đặc biệt tăng trưởng chiều cao dưới cành thấp. Hệ số biến động về chiều cao lớn, điều này cho thấy cây trong khu trồng thuần loài theo đám có chênh lệch rõ rệt về chiều cao. Điều đáng chú ý nữa là mặc dù đã 21 tuổi nhưng loài này vẫn rải rác bị sâu đục ngọn phá hoại tại các đầu cành, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới cây phân cành thấp và tăng trưởng chiều cao hạn chế.

 

Bảng 3. Tổng hợp kết quả sinh trưởng Xoan mộc trồng hỗn giao 8 tuổi tại Cúc Phương

Chỉ tiêu

D1,3

Hvn

Hdc

Max

54,8

16

12

Min

17,8

8

4

TB

36,9

12,6

7,6

s

9,898

2,524

2,227

S%

26,8

20,0

29,3

R

37,0

8

8

Tỷ lệ sống 23,7%.

Do mô hình Xoan mộc hỗn giao theo hàng với các loài cây bản địa Trường, Kim giao, Chè đắng, Lát hoa sử dụng cây lớn bứng trong rừng tự nhiên ra trồng dẫn tới kích cỡ cây biến động nhiều cũng như tỷ lệ cây sống hạn chế (23,7%) do bộ rễ không đảm bảo bằng cây tạo từ hạt ươm trong túi bầu. Xác định lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về hai chỉ tiêu chiều cao và đường kính không chính xác nếu không dùng khoan tăng trưởng cũng bởi không xác định được kích thước cây bứng đem trồng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đưa ra bảng tổng hợp trên để thấy rằng khả năng sống sót cũng như sinh trưởng cây Xoan mộc khi bứng đem trồng là vẫn khả quan.

Bảng 4. Tổng hợp kết quả sinh trưởng Xoan mộc trồng theo băng 19 tuổi tại Kon Hà Nừng

Chỉ tiêu

D1,3

Hvn

∆D1,3

∆Hvn

Max

14,6

11

0,8

0,6

Min

4,1

6

0,2

0,3

TB

9,2

9,0

0,5

0,5

s

3,767

1,5

S%

40,9

16,7

R

10,5

5

0,6

0,3

Tỷ lệ sống 37,5%.

Kết quả bảng 3 chỉ ra kết quả trồng theo băng dưới tán rừng tự nhiên, khi chúng tôi khảo sát và đo đếm số liệu thấy rằng việc mở tán rừng tầng cây cao trước kia nay đã trở lại ban đầu vì cây tầng cao đã khép tán trở lại, trong khi hai hàng cây Xoan mộc và Dầu rái trồng bổ sung theo băng dưới tán bị lấn át mạnh về khả năng quang hợp cũng như cây bụi tái sinh lấn át phía dưới do việc vệ sinh phát luống chăm sóc nhiều năm nay không được triển khai. Ngoài ra cây Xoan mộc này cũng chịu sự tấn công của sâu đục ngọn rải rác giống như tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Với những nguyên nhân trên dẫn tới cây Xoan mộc bị phân ly rất nhiều, cụ thể phạm vi biến động đường kính lớn (10,5cm), đường kính cây lớn nhất 14,6cm trong khi giá trị cây nhỏ nhất ghi nhận được chỉ 4,1cm, hệ số biến động tới 40,9%; trong khi phạm vi biến động chiều cao nhỏ 16,7%. Tăng trưởng đường kính 0,5cm/năm và 0,5m/năm về chiều cao trong khi giá trị tăng trưởng nhỏ nhất là 0,2cm/năm về đường kính tương đương sau 19 năm cây có giá trị đường kính nhỏ nhất là 4,1cm.

3.3. Cây Dầu cát (tên khác: Dầu giấy)

     3.2.1. Đặc điểm hình thái.

Dầu cát là cây gỗ lớn sinh trưởng chậm, chiều cao có thể lên đến trên 30m, đường kính tới 1,2m. Thân cây hình trụ, thẳng. Chiều cao dưới cành từ 12 – 20m (đối với cây thành thục công nghệ hoặc thành thục tự nhiên), vỏ màu xám nâu bong thành những mảng nhỏ.

Lá đơn mọc cách, cành và lá non có lông màu xám nhạt, lá hình trứng thuôn, đầu hơi nhọn, gân có từ 10 – 15 đôi nổi rõ ở mặt sau mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hình sao, chiều dài lá từ 12 – 20cm, chiều rộng từ 7 – 12cm.

Hoa tự chùm lưỡng tính mọc ở nách lá, đầu cành. Đài có 5 thuỳ lợp, hợp ở gốc và ống đài thường dính với bầu, các lá đài ban đầu bằng nhau, sau hai lá đài thành cánh ở quả chính vì vậy đôi khi gọi dầu là họ quả hai cánh. Cánh hoa 5, vặn. Nhị thường nhiều hơn 15, đôi khi 5, thường rời nhau. Bầu thường có 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả hình tròn khô không mở, bao bởi đài hoa dài 10-15cm, đường kính quả từ 2-3cm. Hạt không có phôi nhũ; lá mầm gấp nếp. Hệ rễ cọc.

Mùa hoa tháng 11, 12, quả chín tháng 3, 4 năm sau.

Dầu cát cũng như một số loài cây trong họ Sao Dầu khác, chúng có chu kỳ sai quả, thông thường tiếp nối sau năm được mùa là năm mất mùa hoa, vì vậy việc thu hái quả loài này cũng cần lưu ý.

3.3.2. Một số đặc điểm lâm phần.

– Tổ thành loài cây gỗ:

+ Công thức tổ thành theo số cây bao gồm 10 loài (762 cá thể, chiếm 66,20%) trong khi 46 loài còn lại chỉ có 389 cá thể chiếm 33,80% trong tổng số 47 loài (1.151 cá thể).

Công thức tổ thành: 20,16Sen + 15,99Dcat + 6,86Trnh + 6,60Thr + 3.13Sđ + 3.04Trvđ + 2.95So + 2.87Trch + 2.52Mch + 2.09Sao + 33.80Lk

Trong tổng số 1.151 cá thể với 47 loài, 10 loài trong công thức tổ thành có số lượng 762 cá thể, chiếm 76,20%.

+ Công thức tổ thành theo tiết diện ngang gồm 10 loài có tiết diện ngang biến động từ 1,60% đến 34,17% và 46 loài khác chiếm 17,9% trong tổng số 47 loài với 1.151 cá thể.

34,17Dcat + 24,87Sen + 4,69Trnh + 3,89Sđ + 3,67Thr + 2,77Vven + 2,4Trvđ + 2,05Cay + 1,98Sao +1,60Trchua  + 17,90Lk.

Trong số 10 loài có tiết diện ngang chiếm 82,10% trên tổng số 47 loài cao hơn rất nhiều so với 46 loài còn lại chỉ chiếm 17,90%, như vậy mức độ ưu thế của về tiết diện ngang của các loài trong công thức tổ thành so với các loài khác là khác nhau rõ rệt.

+ Công thức tổ thành theo chỉ số IV:

25.08Dcat + 22.51Sen + 5.78Trnh + 5.14Thr + 3.51Sđ + 2.72Trvđ + 2.30Vven + 2.24Trchua + 2.03Sao + 1.85Cay + 26,85Lk.

– Phân bố số cây theo đường kính (n/D1,3)

n=e^(2.694248+0.01057D)

3.3.3. Kết quả gây trồng.

Bảng 5. Tổng hợp kết quả sinh trưởng Dầu cát trồng hỗn giao 13 tuổi tại Bình Châu Phước Bửu

Chỉ tiêu

D1,3

Hvn

∆D1,3

∆Hvn

Max

6,4

5

0,5

0,4

Min

1

1,5

0,1

0,1

TB

2,4

2,2

0,2

0,2

s

1,021

0,801

S%

42,56

36,42

R

5,4

3,5

0,4

0,3

Tỷ lệ sống 28,3%.

Mô hình trồng Dầu cát 13 tuổi tại Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu có tỷ lệ sống thấp (28,3%), sinh trưởng đường kính và chiều cao hạn chế, sau 13 năm trồng cây có đường kính lớn nhất 6,4cm, chiều cao lớn nhất 5m trong khi vẫn còn có cây đường kính chỉ 1cm, chiều cao 2,2m, thực tế một số cây dạng như tồn tại được đến ngày nay còn sức sống yếu. Hệ số biến động cũng như phạm vi biến động hai chỉ tiêu sinh trưởng này cao, điều này được thấy rõ trong thực tế khi một số cây còn rất nhỏ như mới được trồng. Mô hình Dầu cát trên sinh trưởng kém có thể bị gây ra bởi một số nguyên nhân sau: Chúng được trồng dưới tán rừng trồng cây mọc nhanh (Keo lá tràm) 6 tuổi, ở tuổi này rừng Keo lá tràm đã kép tán và được giữ nguyên đến nay, tuy nhiên một số cây Keo lá tràm bị chặt trộm ngả đổ đè lên các loài trồng hỗn giao dưới tán (Dầu cát, Sao đen, Vên vên, Gõ mật) dẫn tới nhiều cây bị gẫy, tái sinh chồi trở lại. Ngoài ra khu đất trồng này giao khoán cho người dân địa phương nhận bảo vệ, việc chăm sóc phòng cháy rừng không tốt nên hầu như năm nào cũng xảy ra cháy rừng dẫn tới các loài cây trồng bổ sung trong đó có Dầu cát chết, sau đó tái sinh, việc này lặp lại nhiều lần nên hầu hết các cây Dầu hiện tại đều là cây tái sinh chồi gốc từ sát đất.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.           Kết luận

Trong ba loài nghiên cứu trên chỉ loài Dầu cát phân bố tập trung, chúng xuất hiện khá nhiều trong ô điều tra, còn đối với hai loài Lò bo, Xoan mộc không chiếm ưu thế trong lâm phần.

Phân bố số cây theo đường kính là phân bố giảm, điều này phản ánh có nhiều thế hệ cùng tồn tại và quá trình đào thải phù hợp với tự nhiên,

Các mô hình nghiên cứu cho 3 loài Xoan mộc, Dầu cát, và Lò bo rất hạn chế về quy mô diện tích, phương thức đã sử dụng cũng như biện pháp tác động, tỷ lệ sống thấp, Lò bo tại Hương Vân đạt 66,6%; Xoan mộc 38%; 37%; 23,7%; Dầu cát 28%

Sinh trưởng về hai chỉ tiêu quan trọng nhất đường kính, chiều cao thấp Xoan mộc trồng tại Vườn thực vật Cúc Phương với chỉ số trung bình 0,8cm/năm, 0,4m/năm; đây cũng là nơi có điều kiện chăm sóc tốt nhất, quy mô nhất.

 

4.2.           Kiến nghị

Cần có nhiều mô hình nghiên cứu sâu thêm về ba loài cây bản địa này để đưa ra kết quả khái quát hơn.

Các mô hình cần quan tâm đầu tư chăm sóc, phát dọn, phòng chống cháy tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng; đặc biệt là mô hình Dầu rái tại Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]