Báo cáo kết quả đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa vùng Trung tâm Bắc bộ

Nguyễn Thị Nhung và cộng sự

 

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng Trung tâm Bắc Bộ là một trong 9 vùng sinh thái lâm nghiệp. Diện tích toàn vùng chiếm khoảng 1/3 diện tích miền núi phía Bắc và khoảng 1/10 diện tích cả n­ước với tổng diện tích rừng và đất là 2.267.597ha. Trong đó : Đất có rừng là 1.451.940ha, đất trống đồi núi trọc là 815.657ha. Độ che phủ bình quân 42,35%, cao nhất là Tuyên Quang 56,7%, thấp nhất là Vĩnh Phúc 20,3%. Độ che phủ toàn vùng đạt xấp xỉ tỉ  lệ che phủ toàn quốc năm 1943 là 43%.  Đây là khu vực giàu có, đa dạng về cả thành phần loài động thực vật, kiểu rừng và chất l­ượng rừng.

Rừng tự nhiên của vùng Trung tâm đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Sự suy thoái này thể hiện ở sự giảm thiểu khả năng cung cấp gỗ và các lâm sản khác cũng nh­ư sự giảm thiểu khả năng bảo vệ môi trư­ờng sinh thái. Các loài gỗ quí như:­ Đinh, Lát, Lim, Nghiến…đã bị khai  thác cạn kiệt. Nguyên nhân việc mất rừng thì có rất nhiều như­ng quan trọng hơn cả là ý thức của ng­ười dân trong việc bảo vệ xây dựng và phát triển rừng. Bên cạnh đó phải kể đến việc kinh doanh rừng không bền vững của các lâm tr­ường. Để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về lâm sản công tác trồng rừng đã đư­ợc Nhà nư­ớc quan tâm chú ý. Đến năm 2004 cả nư­ớc đã trồng đ­ược 2.219.000ha rừng. Tuy nhiên đa số cây trồng là cây nhập nội(Bạch đàn, Keo) với phư­ơng thức trồng chủ yếu là thuần loài. Việc làm thay đổi một diện tích khá lớn ở vùng Trung tâm Bắc bộ từ trạng thái rừng m­ưa thành trạng thái rừng khô đã gây ra các biến đổi về khí hậu và môi tr­ường là điều không thể tránh khỏi. Còn xét về mặt đa dạng sinh học và bảo vệ môi trư­ờng thì rừng trồng cây nhập nội có giá trị thấp.

Nhận thức về tình trạng rừng hiện nay Đảng, Nhà n­ước, Nhân dân ta đã sớm có hành động nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Đó là phê chuẩn và tích cực thực hiện dự án 5 triệu ha rừng với kết quả mong đợi là kinh doanh lâm nghiệp bền vững trên 3 mặt: môi trường, kinh tế, xã hội.

Theo giáo s­ư Nguyễn Xuân Quát hiện nay chúng ta đã có đư­ợc thông tin và tiếp cận 700 loài từ đó đề xuất đư­ợc 210 loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao cho 9 vùng sản xuất Lâm nghiệp, trong đó vùng Trung tâm Bắc bộ có 81 loài. Trong ‘Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt nam’ các tác giả đã khuyến nghị sử dụng 31 loài trong đó vùng Trung tâm có 16 loài,

Từ năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt cho Trung tâm NCTNLS Cầu Hai thực hiện đề tài:“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa vùng Trung tâm Bắc bộ”.

15-04-03 Gioi Nhung

II.  NỘI DUNG, PH­ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 1.Nội dung nghiên cứu

.  Xây dựng mô hình, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng các loài cây đã chọn

.2. Ph­ương pháp nghiên cứu

– Ph­ương pháp sinh thái thực nghiệm: Bố trí thí nghiệm  theo phương pháp hỗn hợp( bố trí ngẫu nhiên các công thức thí nghiệm trên hiện trường nghiên cứu)

* Hỗn giao theo cây  : Bố trí cây  nọ cây kia

* Hỗn giao theo hàng: Bố trí  trồng mỗi  loài  cây  một hàng

* Hỗn giao theo dải   : Bố trí 3 hàng cây  nọ 3 hàng  cây kia

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Xây dựng mô hình

a, Loài cây, phương thức trồng rừng

+. Lựa chọn loài cây gây trồng

– Tiêu  chí lựa chọn loài cây: Phân bố rộng, giá trị sử dụng cao,sinh tr­ưởng nhanh, tán lá kín và rộng, nguồn giống dồi dào, dễ gieo ­ươm, dễ gây trồng.

–  Các loài cây đề tài đã lựa chọn: Re gừng, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Sồi phảng, Xoan đào

+. Ph­ương thức và kỹ thuật trồng

– Ph­ương thức trồng:

+ Trồng thuần loài:

+ Trồng hỗn giao:

+ Tiêu chuẩn cây con trư­ớc khi đem trồng

– Cây con có bầu, Kích th­ước bầu 10 x14cm

– Tuổi cây con từ 6-8 tháng

– Cây xanh tốt, không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn

– Kích thư­ớc cây: Đư­ờng kính cổ rễ từ 0.7- 0.8cm; chiều cao từ 35- 50cm

+Bố trí thí nghiêm:

Đề tài đã xây dựng 7 mô hình gồm trồng thuần loài và hỗn loài. Mỗi mô hình hỗn loài bố trí theo 3 công thức : Hỗn giao theo cây, hỗn giao theo hàng và hỗn giao theo dải. Mỗi công thức đư­ợc lặp lại 3 lần. Bố trí thí nghiệm nh­ư vậy đề tài mong muốn sẽ xác định đư­ợc mối quan hệ t­ương tác giữa các loài là thúc đẩy hay kìm hãm và thời điểm nảy sinh mối quan hệ đó để từ đó xác định đ­ược các loài có thể hỗn giao với nhau hay không và hỗn giao như­ thế nào là tốt nhất.

b. Đánh giá b­ước đầu  về sinh tr­ưởng của cây trồng :

b.1.Sinh tr­ưởng chiều cao trong các mô hình hỗn loài:

Sinh tr­ưởng và tăng tr­ưởng về chiều cao của cây rừng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giḠsinh tr­ưởng của cây trồng. Chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ đến trữ l­ượng rừng mà ít chịu ảnh h­ưởng của các biện pháp kinh doanh. Theo Eichhorn(1904) thì trữ lựơng rừng là hàm số của chiều cao lâm phần và tất cả các lâm phần trên các điều kiện lập địa khác nhau có cùng trữ  lượng khi có cùng chiều cao bình quân. Thông th­ường người ta dùng chỉ tiêu về sinh tr­ưởng và tăng tr­ưởng chiều cao để đánh giḠcây sinh trưởng nhanh và cây sinh tr­ưởng chậm hay cây sinh tr­ưởng trung bình đối với rừng trồng ở giai đoạn đầu.

Kết quả tính toán các chỉ tiêu về sinh tr­ưởng chiều cao thể hiện ở biểu 1:

Biểu 1: Các chỉ tiêu về chiều cao của các loài cây 3 tuổi trong các mô hình hỗn loài

    Công thức thí nghiệm

Loài cây

Hmax (m)

Hmim (m)

(m)

Hệ số biến động  về chiều cao

Hỗn giao 5 loài Sồi phảng

5,7

2,67

4,41

20,13

Re gừng

4,50

2,17

3,55

19,14

Kháo vàng

4,93

2,20

3,75

21,68

Xoan đào

5,27

2,00

3,86

22,14

Dẻ đỏ

5,90

2,67

4,32

22,68

Hỗn giao 4 loài Re gừng

5,82

2,75

4,09

19,72

Kháo vàng

4,82

2,30

3,67

20,98

Xoan đào

5,20

2,33

3,83

20,45

Dẻ đỏ

6,20

2,75

4,56

19,62

Hỗn giao 3 loài Re gừng

5,17

2,23

3,98

18,09

Kháo vàng

4,40

2,1

3,31

18,75

Xoan đào

5,53

2,6

4,42

17,89

  Sồi phảng

5,78

2,6

4,27

20,22

Re gừng

5,60

2,03

4,02

22,47

Dẻ đỏ

5,80

2,85

4,34

19,29

Hỗn giao 2 loài Sồi phảng

5,25

2,50

3,85

20,08

Dẻ đỏ

5,05

2,30

3,80

19,30

  Re gừng

4,85

2,15

3,62

19,97

Xoan đào

4,60

2,70

3,62

18,79

Thảo luận:

– Trong các công thức hỗn loài Dẻ đỏ là loài cây trồng luôn có sinh tr­ưởng chiều cao cực đại lớn nhất (trừ ở công thức hỗn giao hai loài Sồi phảng và Dẻ đỏ)

– Về chiều cao cực tiểu thì: ở công thức hỗn giao 3, 4, 5 loài Xoan đào là thấp nhất, ở công thức hỗn giao 3 loài Sồi phảng + Re gừng + Dẻ đỏ thì Re gừng là thấp nhất.

– Hệ số biến động về sinh tr­ưởng chiều cao khá lớn. Hệ số biến động chung của các loài ở các công thức xấp xỉ 20%. Cao nhất là loài Dẻ đỏ ở công thức hỗn giao 5 loài (22. 68%), thấp nhất là loài Xoan đào ở công thức hỗn giao 3 loài Re gừng + Kháo vàng + Xoan đào(17.89%). Điều này cho thấy ngay từ đầu các loài cây trồng rừng đã bắt đầu bị phân hóa về sinh trưởng chiều cao. Theo chúng tôi có 3 nguyên nhân là Địa hình trong khu vực có biến động lớn;  Cây rừng đang trong giai đoạn phát triển và phân hóa mạnh Trong khi tuyển chọn cây đem trồng ta mới chọn đ­ược đồng đều về kiểu hình chứ ch­ưa có sự đồng đều về kiểu gen. Đây là thực tại phải chấp nhận khi sử dụng cây con từ hạt để trồng rừng.

b.2. Sinh tr­ưởng đường kính  trong các mô hình hỗn loài:

Cùng với sinh trư­ởng và tăng trư­ởng về chiều cao, sinh trưởng và tăng tr­ưởng về đường kính là nhân tố quan trọng ảnh h­ưởng quyết định đến tăng tr­ưởng về thể tích cây rừng và do đó ảnh h­ưởng trực tiếp đến sản l­ượng rừng. Trên cơ sở sinh trư­ởng và tăng trưởng về đư­ờng kính có thể đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đúng lúc và có hiệu quả nhằm điều khiển quá trình sinh tr­ưởng của rừng đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Để đánh giá tốc độ sinh tr­ưởng về đ­ường kính, đề tài sử dụng phân cấp tăng trưởng đ­ường  kính của Đỗ Đình Sâm (2001):

Kết quả tính toán các chỉ tiêu về sinh tr­ưởng đư­ờng kính thể hiện ở biểu 2

Biểu 2: Các chỉ tiêu về đ­ường kính của các loài cây 3 tuổi trong các mô hình

 

Công thức thí nghiệm

Loài cây

D1.3max (cm)

D1.3mim (cm)

 (cm) Hệ số biên về đ­ường kính
Hỗn giao 5 loài Sồi phảng

5,70

2,67

4,14

19,64

Re gừng

4,93

2,20

3,76

20,65

Kháo vàng

4,77

2,20

3,43

22,00

Xoan đào

5,00

2,20

3,62

22,49

Dẻ đỏ

5,63

2,67

4,46

22,15

Hỗn giao 4 loài Re gừng

5,45

2,23

4,02

20,84

Kháo vàng

4,70

2,13

3,53

21,69

Xoan đào

5,40

2,50

4,00

20,27

Dẻ đỏ

5,65

2,2

4,20

21,90

Hỗn giao 3 loài Re gừng

5,00

2,07

3,77

18,86

Kháo vàng

4,20

1,93

3,31

19,88

Xoan đào

5,20

2,37

4,06

18,16

Hỗn giao 3 loài Sồi phảng

5,78

2,60

4,03

20,97

Re gừng

5,38

2,20

3,77

22,24

Dẻ đỏ

5,80

2,83

4,10

19,92

Hỗn giao 2 loài Sồi phảng

5,23

2,5

4,08

17,79

Dẻ đỏ

4,90

2,55

3,89

18,27

  Re gừng

4,8

2,1

3,51

19,79

Xoan đào

4,50

2,55

3,52

16,37

Thảo luận:

Về sinh trưởng đường kính cực đại:

Công thức hỗn giao 5 loài thì Sồi phảng đạt giá trị D1..3 max cao nhất, mô hình 4 loài thì Dẻ  đỏ đạt giá trị D1..3 max cao nhất. Ở  mô hình hỗn giao 3 loài (Re gừng + Xoan đào+ Kháo vàng)thì  Xoan đào đạt giá trị D1..3 max cao nhất. Ở mô hình hỗn giao 3 loài (Re gừng + Sồi  phảng + Dẻ đỏ)thì Dẻ đỏ đạt giá trị D1..3 max cao nhất. Ở mô hình hỗn giao 2 loài(Re gừng + Xoan đào) thì  Re gừng  đạt giá trị D1..3 max cao nhất. Ở  mô hình hỗn giao 2 loài(Sồi  phảng + Dẻ đỏ) thì Sồi phảng đạt giá trị D1..3 max cao nhất.

Về sinh trưởng đường kính cực tiểu:

Công thức hỗn giao 5 loài thì Re gừng; Xoan đào; Kháo vàng đạt giá trị D1..3 min thấp nhất. Mô hình 4 loài thì Kháo vàng đạt giá trị D1..3 min  thấp nhất. Ở mô hình 3 loài (Re gừng + Xoan đào+ Kháo vàng)thì Kháo vàng đạt giá trịD1..3 min  thấp nhất. Ở mô hình 3 loài (Re gừng + Sồi  phảng + Dẻ đỏ) thì Re gừng đạt giá trị D1..3 min  thấp nhất.  Ở  mô hình 2 loài (Sồi  phảng + Dẻ đỏ)thì  Sồi  phảng đạt giá trị D1..3 min thấp nhất. Ở mô hình 2 loài (Re gừng + Xoan đào)thì  Re gừng đạt giá trị D1..3 min thấp nhất.

– Cũng như ­ hệ số biến động về sinh trư­ởng chiều cao, hệ số biến động về sinh tr­ưởng

đường kính khá lớn. Hệ số biến động chung của các loài ở các công thức xấp xỉ 20%. Cao nhất là loài Xoan đào ở công thức hỗn giao 5 loài (22.49%), thấp nhất là loài Xoan đào ở công thức hỗn giao 2 loài Re gừng + Xoan đào (16.37%). Điều này cho thấy ngay từ đầu các loài cây trồng rừng đã bắt đầu bị phân hóa về sinh trưởng đường kính chứ không nhất thiết là khi rừng khép tán mới có sự phân hóa. Nguyên nhân có thể giống nh­ nguyên nhân phân hóa về chiều cao đã nêu ở trên.

b.3.

 Tăng trư­ởng về đ­ường kính và chiều cao trong các mô hình hỗn loài:

Đề tài chọn chỉ tiêu tăng trư­ởng bình quân chung(Dt) để đánh giá tăng trư­ởng của các

loài cây trồng.

+ Tăng tr­ưởng về đ­ường kính và chiều cao của các loài cây 3 tuổi  trong  mô hình

Biểu 3: Lượng tăng trưởng về D và H của các loài cây 3 tuổi trong mô hình 5 loài

 

Loài

Cây

Tăng trưởng hằng năm về đường kính Do(Cm)

DD

(Cm)

Tăng trưởng hằng năm về đường kính H (m)

DH

(m)

Tuổi

1

Tuổi

2

Tuổi

3

Tuổi

1

Tuổi

2

Tuổi

3

Sồi Phảng

1,22

1,36

1,56

1,38

1,35

1,48

1,58

1,47

Re gừng

1,18

1,43

1,15

1,25

1,15

1,21

1,19

1,18

Kháo vàng

1,09

1,15

1,19

1,14

1,15

1,24

1,36

1,25

Xoan đào

1,18

1,50

0,94

1,21

1,29

1,57

1,00

1,29

Dẻ đỏ

1,25

1,57

1,64

1,49

1,41

1,63

1,28

1,44

Thảo luận:

– Tăng tr­ưởng về đ­ường kính của các loài chọn để xây dựng mô hình đều thuộc cấp sinh trư­ởng nhanh. Trong đó nhanh nhất là Dẻ đỏ(1.49cm), thấp nhất là Kháo vàng(1.14cm).

– Tăng tr­ưởng về chiều cao của các loài chọn để xây dựng mô hình đều thuộc cấp sinh trưởng nhanh(>1m/năm). Trong đó nhanh nhất là Sồi phảng (1.47m), chậm nhất là Kháo vàng(1.1m).

+Tăng trư­ởng về đư­ờng kính và chiều cao của các loài cây 3 tuổi  trong  mô hình

Biểu 4: Lượng tăng trưởng về D và H của các loài cây 3 tuổitrong mô hình  4 loài

 

Loài

Cây

Tăng trưởng hằng năm về đường kính Do(Cm)

DD

(Cm)

Tăng trưởng hằng năm về đường kính H (m)

DH

(m)

Tuổi

1

Tuổi

2

Tuổi

3

Tuổi

1

Tuổi

2

Tuổi

3

Re gừng

1,00

0,92

2,10

1,34

1,07

1,08

1,94

1,36

Kháo vàng

1,00

1,06

1,47

1,18

1,09

1,13

1,45

1,22

Xoan đào

1,14

1,12

1,74

1,33

1,26

1,16

1,41

1,28

Dẻ đỏ

1,18

1,17

1,85

1,40

1,29

1,25

2,02

1,52

Thảo luận:

– Tăng trư­ởng về đ­ường kính của các loài chọn để xây dựng mô hình đều thuộc cấp sinh tr­ưởng nhanh. Trong đó nhanh nhất là Dẻ đỏ(1.40cm), chậm nhất là Kháo vàng(1.18cm).

– Tăng trư­ởng về chiều cao của các loài chọn để xây dựng mô hình đều thuộc cấp sinh trưởng nhanh(>1m/năm).Trong đó nhanh nhất là Dẻ đỏ(1.52m),chậm nhất là Kháo vàng(1.22m).

+Tăng trư­ởng về đư­ờng kính và chiều cao của các loài cây 3 tuổi  trong  mô hình

Biểu 5: Lượng tăng trưởng về D và H của các loài cây 3 tuổi trong mô hình  3 loài

 

Loài

Cây

Tăng trưởng hằng năm về đường kính D1.3(Cm)

DD

(Cm)

Tăng trưởng hằng năm về chiều cao H (m)

DH

(m)

Tuổi

1

Tuổi

2

Tuổi

3

Tuổi

1

Tuổi

2

Tuổi

3

Sồi Phảng 1,25 1,14 1,64 1,34 1,39 1,21 1,67 1,42
Re gừng 1,15 0,88 1,74 1,26 1,22 1,16 1,64 1,34
Dẻ đỏ 1,20 1,27 1,63 1,37 1,32 1,39 1,63 1,45

– Tăng tr­ưởng về đư­ờng kính chiều cao của các loài chọn để xây dựng mô hình đều thuộc cấp sinh tr­ưởng nhanh(>1m/năm, >1cm/ năm). Trong đó nhanh nhất là Dẻ đỏ(1.45m, 1.37cm), chậm nhất là Re gừng(1.34m, 1.26cm).

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Việc chọn địa điểm nghiên cứu(khu vực Cầu Hai và khu vực Lư­ơng Thịnh) phù hợp với đặc điểm sinh thái của của các loài lựa chọn gây trồng nghiên cứu thí nghiệm.

2..Các loài cây sử dụng trong việc xây dựng mô hình đều là cây có phân bố rộng, có mặt ở hầu hết các rừng thứ sinh ở khu vực nghiên cứu và các địa phư­ơng lân cận, thích nghi với nhiều điều kiện lập địa.

3. Các loài sử dụng đều là các loài cây sinh trư­ởng khá nhanh, tán rậm  th­ường xanh. Về công dụng các loài đều cho sản phẩm gỗ tốt, đ­ược nhân dân ­ sử dụng từ lâu đời. Hiện nay chúng đư­ợc dùng để sản xuất đồ mộc cao cấp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Ngoài ra một số loài như­ Re gừng, Kháo vàng… còn cho sản phẩm phụ ( tinh dầu, nhựa ) làm nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh.

4. Các loài cây trong các mô hình đều có tỷ lệ sống cao.Cây Dẻ đỏ, Sồi phảng,Xoan đào, Re gừng sinh tr­ưởng  nhanh và ổn định. Cây Kháo vàng sinh tr­ưởng chậm hơn 4 loài trên nh­ưng cũng là loài  sinh trư­ởng nhanh và tư­ơng đối ổn định. Đề tài đã xây dựng  được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng 5 loài cây.Các loài cây này có thể đầu t­ư để tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trình diễn và phát triển trên diện rộng trong sản xuất gỗ lớn.

V. Tài liệu  tham khảo.

1. Nguyễn Bá Chất , Hoàng Văn Thắng (2005) Báo cáo tổng kết đề tài “ Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn giao bằng một số loài cây bản địa trên đất rừng thoái hoá ¸ ở  các tỉnh miền  bắc ”.

2. Hà Thị Mừng ( 2009) Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý – sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng

3. Nguyễn Hoàng Nghĩa – Sử dụng cây bản địa trong trồng rừng.

4. Nguyễn Xuân Quát (1985) bước đầu xác định cây trồng cho vùng kinh tế Lâm nghiệp.

5.. Nguyễn Văn Thông (2001), Kết quả phục hồi rừng tại Trung tâm Nghiên cúu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai – Phú Thọ nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb thống kê Hà Nội.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]