Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng trám đen (Canarium tramdenum Dai& Yakovl) phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả

Trần Đức Mạnh

                                                            Trung tâm ứng dụng KHKT lâm nghiệp

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Trám đen (Canarium tramdenum Dai& Yakovl) là cây gỗ lớn bản địa, có chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực đạt 50-70cm, thân tròn thẳng, tán rộng và lá xanh quanh năm. Trám đen là cây đa mục đích được nhân dân ta ưa chuộng.

Trám đen được trồng và phân bố ở vùng Đông Nam châu Á gồm phía nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây) Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam Trám đen phân bố khá rộng rãi từ Cao Bằng, Bắc cạn, Tuyên Quang, Phú thọ, Hòa Bình, Hà Tây,Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Lắc, Khánh Hoà. Ngoài tác dụng phòng hộ, cung cấp gỗ củi, các bộ phận của cây trám đen như quả, cành, lá, vỏ và rễ đều có giá trị như một nguồn dược liệu …Trám đen là cây bản địa đa mục đích được trồng trong nhiều chương trình và dự án trồng rừng khác nhau ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và miền Trung. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất các mô hình trồng rừng tập trung chưa thành công do nhiều nguyên nhân và đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đi theo hướng trồng rừng Trám đen phục vụ mục tiêu lấy quả.

Xuất phát từ những thực tế trên Viện Khoa học  Lâm nghiệp  Việt  Nam đã  phê  duyệt  đề  tài “ Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Trám đen (Canarium tramdenum Dai& Yakovl) Phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả ”.

Tram trang1

II/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu:

2.1.1. Nghiên cứu kỹ thuật ghép cây Trám đen

2.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật  trồng rừng Trám đen

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

– Kế thừa các tài liệu và thông tin đã có trên cơ sở đó chọn địa điểm đánh giá 1 số mô hình trồng rừng Trám đen.

– Sử dụng phương pháp lập ÔTC theo phương pháp ngẫu nhiên tạm thời ,diện tích ÔTC là 500 m2, kết hợp phỏng vấn để đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, chất lượng rừng trồng Trám đen đã có trong sản xuất.

– Căn cứ vào qui phạm QPN 15 – 93 về kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống ban hình ngày 02/11/1993 của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để chọn cây trội.

– Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên đầy đủ theo khối 3 lần lặp cho xây dựng mô hình.

Công thức 1: Trám + Keo lai: Phát đen thực bì, dọn sạch sau đó thiết kế trồng rừng. Mật độ trồng 1.600 cây/ha (3 x 2m), trong đó Trám đen 800 cây/ha, Keo  lai 800 cây/ha. Keo trồng trước 6 tháng (Keo trồng vụ Thu năm trước, Trám trồng vụ Xuân năm sau) Trám và Keo trồng hỗn giao theo hàng.

Công thức 2: Trám + cây Cốt Khí: Thực bì được phát trắng, dọn sạch, sau đó được thiết kế trồng rừng. Mật độ 1.600cây/ha (3 x 2m), ở giữa hai hàng Trám gieo một hàng Cốt khí.

Công thức 3: Trám đen + Dẻ cau: Thực bì phát trắng, dọn sạch sau đó thiết kế trồng rừng. Mật độ 1600 cây/ha (3m x 2m) Trám và Dẻ cau trồng cùng thời điểm, hỗn giao theo hàng

Công thức 4: (Công thức đối chứng so sánh với các thí nghiệm trên): Phát trắng thực bì, dọn sạch sau đó thiết kế trồng rừng. Mật độ 1.600cây/ha (3 x 2 m), không trồng cây che phủ đất.

–         Ứng dụng các phần mềm EXELL, SPSS để sử lý và phân tích số liệu.

III/ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều tra tuyển chọn cây mẹ

Hiện nay chưa có tài liệu nào nói rằng Trám đen có cây cái cây đực, nhưng qua điều tra thực tế tại một số hộ dân trồng cây Trám đen tại  Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang cho thấy tỷ lệ cây ra hoa kết quả chỉ đạt 50 – 60 %. Do vậy, trong quá trình tuyển chọn cây mẹ lấy giống (chủ yếu là lấy cành ghép) đề tài phải xây dựng những tiêu chí hết sức chặt chẽ. Ngoài các tiêu chuẩn chọn cây mẹ phục vụ cho trồng rừng lấy quả được quy định trong quy phạm QPN 15 -93  Kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống ban hành ngày 02/11/1993 của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, đề tài có quy định thêm 2 tiêu chuẩn:

– Cây mẹ phải có quả ít nhất 3 năm liên tục (gần với thời điểm điều tra).

– Chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp.

Với phương pháp điều tra kết hợp phỏng vấn chủ rừng, đề tài đã chọn được 50 cây dự tuyển chủ yếu là ở Hòa Bình và một số vùng lân cận mà người dân có kinh doanh cây Trám đen để lấy quả như Cúc Phương – Ninh Bình, Ba Vì – Hà Tây, Phú Bình – Thái Nguyên và Hiệp Hòa – Bắc Giang. Sau đó đề tài đã tiếp tục theo dõi thêm 2 năm với các chỉ tiêu đã ghi trong quy phạm kết hợp với các chỉ tiêu của đề tài đã đưa ra. Kết quả đề tài đã chọn được 10 cây mẹ để lấy vật liệu phục vụ nhân giống sinh dưỡng.  Đề tài đã lập lý lịch cho các cây mẹ, tiến hành hợp đồng với các chủ hộ để bảo vệ và lấy vật liệu để ghép.

3.2. Kết quả thử  nghiệm về nhân giống bằng phương pháp ghép

Kết quả khảo sát và thí nghiệm thăm dò đã cho thấy đối với cây Trám đen thì 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cây ghép là phương pháp ghép và thời vụ ghép. Từ đó đề tài đã lựa chọn 2 nội dung này để bố trí thí nghiệm chính thức. Các thí nghiệm được tiến hành từ năm 2003 – 2005. Từ kết nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp ghép đề tài đã đi đến kết luận sau:

* Về phương pháp ghép: Phương pháp ghép áp có tỷ lệ sống cao hơn phương pháp ghép nêm đỉnh sinh trưởng, đặc biệt là trong vụ xuân thì phương pháp ghép áp đạt tỷ lệ sống 54%, phương pháp ghép áp bên thân chỉ đạt 50.2%.

* Về thời vụ ghép: Cùng phương pháp ghép như nhau nhưng vụ xuân có tỷ lệ sống cao nhất. Bình quân đạt 52% đặc biệt có năm đạt 54%. Phương pháp ghép nêm đạt tỷ lệ trung bình là 50.2%, phương pháp ghép áp bên thân đạt trung bình là 54.7%. Sau đó đến vụ thu có tỷ lệ sống cũng tương đối cao (ở cả 2 phương pháp trung bình 3 năm đều đạt 50% và 54%).  Riêng vụ hè tỷ lệ sống rất thấp trung bình 3 năm chỉ đạt dưới 10%.

3.3. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Trám đen với mục đích lấy gỗ:

  • Tình hình sinh trưởng về đường kính và chiều cao:

– Hạt giống được thu gom từ các cây trội và gieo ươm tại vườn ươm của Trạm thực nghiệm Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Tân lạc từ tháng 4 năm 2004. Sau 12 tháng nuôi dưỡng trong vườn ươm, cây con xuất vườn có đường kính trung bình là 0,55 cm và chiều cao trung bình 0,7 m.

Số liệu đo đếm sinh trưởng được tiến hành 1 năm 1 lần vào thời điểm cuối năm, chỉ tiêu đo đếm gồm: Tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn,đường kính gốc và chất lượng cây trồng. Kết quả tính toán được tổng hợp trong biểu 01 dưới đây:

Biểu 01:  Sinh tr­ưởng Trám đen trong các công thức thí nghiệm

            C.thứcC.tiêuLần đo Tỷ sống (%)

Trám + Keo

Trám + Cốt Khí

Trám + Dẻ cau

Đối chứng

(cm)

(cm)

(cm)

(m)

(cm)

(cm)

(cm)

(m)

Cây con khi trồng

0,55

0,70

0,55

0,70

0,55

0,70

0,55

0,70

Sau 12 tháng

92

1,94

1,51

2,07

1,44

1,86

1,41

1,89

1,38

Hệ số BĐ (S%)

17,4

18,6

12,1

16,3

19,8

20,4

21,6

22

Sau 24 tháng

90

3,71

2,54

4,19

2,45

3,12

2,20

3,25

2,12

Hệ số BĐ (S%)

18,7

19,4

16

18

25,5

23,1

27,3

23,5

Sau 36 tháng

90

5,53

3,46

5,58

3,00

4,52

2,47

4,47

2,58

Hệ số BĐ (S%)

20,1

22

20

23,2

30,6

28,2

27,5

26,7

Qua biểu trên chúng ta rút ra một số nhận xét sau đây:

– Sau 1 năm thì tăng trưởng về  đường kính và chiều cao giữa các công thức chưa thấy có sự khác nhau rõ rệt.

– Công thức trồng có cốt khí và Keo che phủ có trị số bình quân cao hơn, độ biến động (S%) bé hơn và có chiều hướng tăng chậm theo tuổi so với công thức Trám + Dẻ cau và công thức đối chứng.

– Công thức đối chứng và công thức Trám + Dẻ cau có trị số bình quân thấp hơn, độ biến động (S%) cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh theo tuổi so với công thức Trám + Cốt Khí và Trám + Keo. Điều này cho thấy  sự sinh trưởng và phát triển không đồng đều giữa các cá thể tạo nên sự phân hóa mạnh của rừng trồng.

– Riêng công thức trồng Trám có cây keo phù trợ là biện pháp kỹ thuật có khả năng tạo thành rừng trám có chất lượng cao, tuy nhiên công thức này cần lưu ý điều chỉnh tàn che của keo đúng kỹ thuật và phải tiến hành từ năm thứ  3 trở đi, nếu không keo sẽ  lấn át cây Trám.

 

 

  •  Tăng trưởng đường kính và chiều cao của trám đen

Biểu 02:   Tăng trưởng của Trám đen trong các công thức thí nghiệm

        Công thứcC.tiêuTuổi

Trám + Keo

Trám + Cốt Khí

Trám + Dẻ

Đối chứng

ZDoo

(cm)

ZH

(m)

ZDoo

(cm)

ZH

(m)

ZDoo

(cm)

ZH

(m)

ZDoo

(cm)

ZH

(m)

Năm thứ nhất

1,39

0,81

1,52

0,74

1,31

0,71

1,30

0,68

Năm thứ hai

1,77

1,03

2,12

1,06

1,66

0,89

1,66

0,94

Năm thứ ba

1,82

0,92

1,39

0,5

1,18

0,4

1,17

0,36

Bình quân

1,66

0,92

1,68

0,77

1,38

0,67

1,39

0,66

Qua biểu trên đây cho thấy:

– Sau khi trồng 1 năm thì thực bì che phủ chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của trám đen lượng tăng trưởng bình quân năm trong các công thức thí nghiệm chưa có sự sai khác

– Từ năm thứ 2 trở đi bắt đầu có sự phân hoá . Trong 3 công thức thì công thức trồng trám + cốt khí và công thức trám + Keo có tốc độ tăng trưởng cả chiều cao và đường kính đều hơn cả và đến năm thứ ba thì lượng tăng trưởng cao hơn hẳn các công thức khác. Công thức trồng hỗn giao Trám đen + Keo lai đến năm thứ 3 lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao trội hơn hẳn. Riêng công thức Trám + Dẻ cau và công thức đối chứng lượng tăng trưởng bình quân năm thấp hơn hẳn.

3.4. Kết quả xây dựng mô hình trồng rừng Trám đen phục vụ mục tiêu lấy quả (trồng cây ghép):

Sau khi nghiên cứu thành công việc tạo cây ghép trong vườn ươm đề tài đã xây dựng được 3 ha mô hình tại Tân Lạc – Hoà Bình và Yên Thành – Nghệ An bằng cây ghép. Kết quả theo dõi đánh giá các mô hình trồng rừng được tổng hợp như sau:

+ Trồng trên đất sau canh tác cây công nghiệp 1ha (Dứa) thực bì chủ yếu là cỏ Lào,  mua và cây bụi khác, độ che phủ khoảng 40%, trên hiện trường để lại những hàng Dứa để tận thu và chống xói mòn. Tầng đất dày tương đối tốt.

+ Trồng toàn diện có trồng cây Cốt Khí phù trợ, diện tích 1ha.

* Bố trí thí nghiệm:

– Cây ghép sau khi ghép thành công được chăm sóc tiếp ở vườn ươm 1 năm, cây được ươm trong bầu có kích thước lớn 12 x 18 cm, mật độ trồng 500 cây/ha (cự ly 4 m x 5 m), hố cuốc 50 x 50 x 50 cm, bón lót 5 kg phân chuồng + 1 kg phân vi sinh/hố, có trồng toàn diện, chăm sóc 3 lần/năm (chủ yếu là phát thực bì, xới và vun quanh gốc rộng 1 mét).

 

 

 

 

 

 

 

3.5  Đánh giá về sinh trưởng các mô hình:

Kết quả theo dõi sinh trưởng ở các mô hình được tổng hợp theo biểu dưới đây:

Biểu 03: Sinh trưởng của trám ghép trồng năm 2005( Đo lần cuối tháng 12/2007)

Địa điểm

Mô hình

Tỷ lệ

còn lại

(%)

Doo

(cm)

Hvn

(m)

DT

(m)

Tỷ lệ cây

có hoa

Tân Lạc- HB

Trồng thuần loài

90

3,85

1,68

1,05

0

Yên thành – Nghệ an

Trồng xen cây công nghiệp (Dứa)

86

3,74

1,65

0,94

0

Trồng có cây phù trợ

82

3,5

1,56

0,80

0

 Nhận xét:

 – Tỷ lệ sống: các mô hình sau khi trồng năm đầu tiên đều đạt trên 90%,  nhưng sau đó đến năm 2007 (sau 3 năm) tỷ lệ tồn tại trong các mô hình thí nghiệm còn tương đối cao 82% và 86% ở Nghệ an và 90% ở Hòa Bình. – Về sinh trưởng: đường kính và chiều cao của 2 mô hình ở Tân Lạc – Hòa Bình và Yên Thành – Nghệ an sinh trưởng  tương đối đồng đều.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

– Trám đen là cây rừng có thể nhân giống bằng phương pháp ghép, tỷ lệ thành công đạt trung bình 50%, Phương pháp ghép áp bên thân và phương pháp ghép nêm là hai phương pháp đạt kết quả cao nhất, Thời vụ ghép tốt nhất là vụ Xuân (tháng 3,4) và vụ Thu (tháng 9,10).

– Phương thức trồng rừng bằng cây con gieo từ hạt và trồng toàn diện có cây phù trợ giai đoạn đầu tỏ ra phù hợp với sinh trưởng quần thể của cây Trám đen có thể đáp ứng mục tiêu trồng rừng lấy gỗ.

– Trong giai đoạn rừng 1- 4 tuổi Trám đen cần có cây che phủ hỗ trợ cho cây sinh trưởng và phát triển. Cây che phủ hỗ trợ phù hợp là cây Cốt khí và cây Keo.

– Phương  thức trồng dùng cây Keo lai phù trợ cần có biện pháp kỹ thuật tác động như tỉa cành hoặc tỉa thưa keo từ năm thứ 3 trở đi, điều chỉnh độ tàn che của cây phù trợ đối với cây Trám.

– Phương thức trồng rừng bằng cây ghép và trồng theo phương thức Nông lâm kết hợp có thể đáp ứng được mục tiêu trồng rừng lấy quả.

4.2. Kiến nghị.

– Nên tiếp tục chăm sóc và theo dõi mô hình thí nghiệm thêm 3 năm nữa để có đủ số liệu làm cơ sở đánh giá.

– Cần phải có chiến lược nghiên cứu toàn diện hơn về vấn đề cải thiện giống cho loài cây Trám đen.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]