Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc

Hà Văn Tiệp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

            Phân theo vùng sinh thái Lâm nghiệp thì Tây Bắc là vùng núi non hiểm trở và rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Trước những năm 1954, vùng này được bao phủ bởi rừng nguyên sinh với độ che phủ của rừng lớn hơn 45%, trải qua thời gian rừng tự nhiên của khu vực đã bị tàn phá nghiêm trọng, đến những năm 1990, độ che phủ của rừng chỉ còn lại 9% đến 14% (Trần Đình Đại và cộng sự, 1990). Rừng tự nhiên không những bị giảm về diện tích mà còn bị suy thoái nghiêm trọng về chất lượng, từ rừng nguyên sinh giầu trữ lượng gỗ, đa dạng về loài trở thành rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng tái sinh sau canh tác nương rẫy. Hậu quả là, đất đai bị xói mòn rửa trôi, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và thay đổi, thảm họa thiên nhiên như lũ quét, sạc lở đất thường xuyên xảy ra, làm tổn hại rất lớn đến con người và tài sản. Trồng phục hồi rừng vùng Tây Bắc bằng việc sử dụng các loài cây gỗ bản địa có giá trị là một hướng phục hồi bền vững và hiệu quả. Ba loài cây bản địa Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), thuộc họ măng cụt (Clusiaceae Lindl), Vù hương hay còn gọi là Gù Hương (Cinnamomum balanseae Lec), thuộc họ Long não (Lauraceae) và Sưa hay còn gọi là Trắc Thối, Huỳnh Đàn (Dalbergia tonkinensis Prain), thuộc họ đậu (Leguminosae) là các loài cây bản địa, gỗ lớn, có giá trị cao về sinh thái và kinh tế. Các loài cây này đã bị khai thác kiệt trong rừng tự nhiên, khó có khả năng tự phục hồi. Do vậy, triển khai đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc” là cần thiết, góp phần phục hồi rừng tự nhiên tại vùng Tây Bắc.

III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu

Xác định được biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài Trai Lý, Vù Hương, Sưa nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc.

Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt cho 3 loài Trai lý, Vù hương, Sưa.

3.2. Nội dung nghiên cứu

            Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung: (1) điều tra đặc điểm phân bố, tái sinh loài Trai lý, (2) kỹ thuật gieo ươm tạo cây con, (3) biện pháp kỹ thuật trồng, (4) xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng.

15-05-05 Cay sua

3.3. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp điều tra

Chọn địa điểm điều tra đại diện cho sinh thái của mỗi tỉnh, tại điểm điều tra (xã) lập 2 ÔTC điển hình diện tích 2.000m2 (40x50m) tại các lâm phần có phân bố loài cây nghiên cứu, sau đó tiến hành điều tra tầng cây cao, điều tra tái sinh tại các ô dạng bản 25m(5m ´ 5m), 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa ÔTC.  Xây dựng công thức tổ thành loài cây theo công thức.

Trong đó: Ki là Hệ số tổ thành loài cây thứ i. Ni là Số cây của loài thứ i,  N là tổng số cây trong ô tiêu chuẩn. Nếu Ki≥ 0,5 thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành. Nếu Ki≤0,5 thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành.

+ Xác định mật độ cây tái sinh.

Trong đó: N là Mật độ cây con Trai lý tái sinh (cây/ha), n là Số cây con Trai lý tái sinh điều tra được trong ô tiêu chuẩn, S là diện tích ô điều tra tái sinh (m2).

b. Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm và giâm hom

            Đề tài tiến hành gieo ươm bằng hạt đối với loài Trai lý,  Sưa và nghiên cứu ảnh hưởng của che bóng đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Còn đối với Vù hương tiến hành nghiên cứu giâm hom. Các công thức thí nghiệm gieo ươm và giâm hom được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp, dung lượng mẫu mỗi lần lặp n >30. Lập biểu đo đếm số liệu định kỳ phù hợp theo từng thí nghiệm.

c. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng

Phát dọn thực bì theo băng rộng 2m, trên băng chặt để chừa lại cây tái sinh mục đích, tùy theo mật độ trồng mà điều chỉnh độ rộng của băng chừa. Cuốc hố ở gữa băng chặt, kích thước cuốc hố là 40 x 40 x 40cm. Hố được cuốc trước 1 tháng khi trồng cây.Tiến hành trồng vào tháng 5-7 hàng năm. Chiều cao cây con trung bình 35cm. Sau khi trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra và trồng dặm cây chết. Hàng năm tiến hành chăm sóc 2 lần, lần một vào đầu mùa mưa từ tháng 5-6 hàng năm, và lần 2 vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô vào tháng 10-12 hàng năm. Khi chăm sóc, dùng dao phát cỏ, dây leo, bụi rậm, ở băng chặt. Dùng cuốc xới và vun gốc cây, đường kính vun 1m. Bố trí các thí nghiệm về trạng thái rừng trồng phục hồi, mật độ trồng và  phân bón. Thí nghiệm bố trí  theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp với n> 30, đánh dấu 32 cây trong mỗi lần lặp để  đo đếm Hvn, Do, 6 tháng 1 lần.

d. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 7.0 và phần mềm thống kê  SPSS phiên bản 13.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1. Đặc điểm phân bố tự nhiên loài Trai lý

a. Công thức tổ thành loài

                                    Bảng 1: Công thức tổ thành loài cây Trai lý ở vùng Tây Bắc

TT Địa điểm Công thức tổ thành
1 Huyện Mộc – Châu-Sơn La. 1,5Trl + 1,2Ôr + 0,5Ngh + 0,9Nv + 0,7 Va + 0,6 Cm + 1,1Lm + 1,3 Mt + 2,2 Lk.
2 Huyện Phù Yên – Sơn La. 1,7Trl + 1,4Ôr + 0,4Ngh + 0,6Nv + 0,5 Va + 0,7 Cm + 1,3Lm + 1,1 Mt + 2,3 Lk.
3 Huyện Than Uyên – Lai Châu. 1,5Lm +1,4Trl + 1,0Ôr + 0,6Ngh + 0,7Nv + 0,8 Va + 0,5 Cm  + 1,4 Mt + 2,1 Lk.
4 Huyện Sìn Hồ – Lai Châu. 1,6Trl + 1,0Ôr + 0,4Ngh + 0,9Nv + 1,0 Va + 0,4 Cm + 1,1Lm + 1,1 Mt + 2,5 Lk.
5 Huyện Mường Chà – Điện Biên. 1,3Trl + 0,8Ôr + 0,6Ngh + 0,5Nv + 0,4 Va + 0,5 Cm + 1,2Lm + 1,0 Mt + 3,7 Lk.
6 Huyện Điện Biên Đông – Điện Biên. 1,5Lm +1,4Trl + 1,0Ôr + 0,5Ngh + 0,7Nv + 0,7 Va + 0,6 Cm + 1,1 Mt + 2,7 Lk.

(Ghi chú: Trl – Trai lý, Ôr-ô rô, Ngh-nghiến, Nv-Nhò vàng, Va-Vàng anh, Cm-Chòi mòi, Lm -Lòng mang, Mt – Mạy tèo, Lk-các loài khác).

Từ công thức tổ thành loài cây cho thấy, các loài cây phân bố cùng với loài Trai lý bao gồm các loài chính đó là loài Ô rô, Nghiến, Nhò vàng, Vàng anh, Chòi mòi, Lòng mang, Mạy tèo. Nhiều nơi, loài Trai lý chiếm ưu thế với hệ số tổ thành loài dao động từ 1,3-1,6 tại các địa điểm điều tra, tiếp sau là các loài  Mạy tèo, Lòng mang, Ô rô, Nghiến, Nhò vàng, Vàng anh.  Do mức độ khai thác tại các địa điểm điều tra khác nhau, nên công thức tổ thành loài Trai lý khác nhau tại các địa điểm điều tra.

b. Đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Trai Lý

Bảng 2: Kết quả điều tra tái sinh cây Trai lý ở vùng Tây Bắc

TT Địa điểm Mật độ cây tái sinh (cây/ha) Nguồn gốc cây tái sinh Chiều cao cây tái sinh (H<1m) Chiều cao cây tái sinh (H>1m)
1 Huyện Mộc Châu – Sơn La

720

Hạt

510

210

2 Huyện Phù Yên – Sơn La

670

Hạt

495

175

3 Huyện Than Uyên – Lai Châu

610

Hạt

430

180

4 Huyện Sìn Hồ – Lai Châu

540

Hạt

325

215

5 Huyện Mường Chà – Điện Biên

460

Hạt

295

165

6 Huyện Điện Biên Đông – Điện Biên

560

Hạt

380

180

Trai lý tái sinh chủ yếu bằng hạt, mật độ tái sinh của Trai lý tương đối cao dao động từ 460 – 720 cây/ha, cây có triển vọng sinh trưởng tham gia vào tổ thành loài  chiếm từ 26,1% đến 39,8% trong tổng số cây tái sinh. Cây tái sinh thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao, đất nhiều mùn, nơi rừng có độ che phủ (>60%). Điều này cho thấy khi gieo ươm cây giống ở giai đoạn vườn ươm cần phải che bóng cho cây con.

5.2. Kết quả nghiên cứu gieo ươm

a. Ảnh hưởng của công thức xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm

Bảng 3: ảnh hưởng của xử lý hạt đến nảy mầm hạt Trai Lý

Phương thức xử lý  hạt Lần lặp Số hạt thí nghiệm Số hạt nảy mầm(TB) Tỷ lệ % nảy mầm của hạt
CT1

(Nước ấm, 40 độ C, ngâm 12 giờ)

1

200

175

87,5

2

200

156

78,0

3

200

177

88,5

 

Trung bình

169,6

84,8

     CT2(Nước lạnh, ngâm 12 giờ)

1

200

130

65,0

2

200

145

72,5

3

200

147

73,5

 

Trung bình

141,0

70,5

CT3

(Đối chứng)

1

200

45

22,5

2

200

39

19,5

3

200

57

28,5

 

Trung bình

48,0

23,5

Số liệu bảng trên cho thấy hạt Trai Lý có thể nảy mầm khi hạt không cần xử lý, nhưng tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp chỉ đạt trung bình 23,5%, trong khi đó xử lý hạt bằng nước ấm (450c), có tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất đạt 84,8%, hạt ngâm trong nước lạnh có tỷ lệ nẩy mầm 70,5%. Các công thức xử lý hạt khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt không?. Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy tỷ lệ hạt nảy mầm giữa các công thức thí nghiệm xử lý hạt có sự sai khác rõ rệt (F=62,5 > Fcrit= 9,55). Điều đó cho thấy các công thức xử lý hạt đã ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt và trong 3 công thức xử lý hạt thì CT1 xử lý bằng nước ấm cho tỷ lệ nảy mầm của hạt cao nhất đạt 84,8%. Như vậy trong công tác gieo ươm hạt Trai lý, khi xử lý hạt trước khi gieo ươm cần ngâm hạt trong nước ấm 400C, trong 12 tiếng sau đó vớt hạt ra, ủ hạt trong cát ẩm, sẽ cho kết quả hạt nảy mầm cao nhất.

 b. Ảnh  hưởng của che bóng đến sinh trưởng cây con Trai lý.

                        Bảng 4: ảnh hưởng che bóng đến sinh trưởng của cây con Trai Lý

Công thức TN

Tuổi cây con (tháng) và chiều cao trung bình H(cm)

1

2

3

4

5

6

CT1(0%) 4,8

7,0

8,2

11,0

13,5

17,5

CT2(che 25%) 5,0

7,2

8,5

10,5

15,0

20,1

CT3(che 50%) 5,2

8,0

9,6

13,8

17,0

21,4

CT4(che 75%) 5,3

9,5

13,0

15,6

19,5

25,3

Đường kính cây con (Do(mm))

CT1(che 0%)

2,29

2,41

2,53

2,88

3,18

3,71

CT2(che 25%)

2,26

2,32

2,47

2,62

3,03

3,65

CT3(che 50%)

2,32

2,47

2,56

2,91

3,12

3,79

CT4(che75%)

2,35

2,53

2,65

2,94

3,32

3,94

Số liệu trong bảng cho thấy cây con Trai lý sinh trưởng chậm về chiều cao, sau 6 tháng gieo ươm chiều cao trung bình của cây con chỉ đạt 25,3cm ở CT4 che bóng 75% và sinh trưởng chiều cao trung bình chỉ đạt 17,5cm ở CT đối chứng không che bóng. Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố khi cây 6 tháng tuổi cho thấy các công thức thí nghiệm có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng chiều cao của cây (F> Fcrit) và công thức che bóng 75% có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng chiều cao, cây đạt chiều cao trung bình lớn nhất 25,3cm. Còn đối với sinh trưởng đường kính, trung bình đạt từ 3,71mm-3,94mm trong các công thức thí nghiệm che bóng khi cây được 6 tháng tuổi. Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố khi cây 6 tháng tuổi cho thấy các công thức thí nghiệm che bóng không có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính của cây con (F= 1,11 < Fcrit = 2,67). Như vậy, khi gieo ươm Trai lý cần che bóng 75% cho cây con.

c. Ảnh hưởng xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Sưa.

Bảng 5: ảnh hưởng của xử lý hạt đến nẩy mầm hạt Sưa

Phương thức xử lý  hạt Lần lặp Số hạt thí nghiệm Số hạt nảy mầm(TB) Tỷ lệ % nảy mầm
CT1(Nước ấm 40 độ C, ngâm 12 giờ)

1

200

183

91,5

2

200

185

92,5

3

200

189

94,5

 

Trung bình

169,3

92,8

CT2

(Nước lạnh, ngâm 12 giờ)

1

200

152

76,0

2

200

157

78,5

3

200

144

72,0

 

Trung bình

151,0

75,5

          CT3(Đối chứng

1

200

121

64,5

2

200

114

59,0

3

200

124

62,0

 

Trung bình

121,33

61,83

Số liệu trong bảng cho thấy, tỷ lệ nẩy mầm trung bình của hạt tại các công thức thí nghiệm đều cao và dao động từ 61,83% đến 92,8%, điều này cho thấy hạt Sưa dễ nẩy mầm và các công thức xử lý hạt có tác động đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt. Công thức xử lý hạt bằng nước ấm, tỷ lệ nẩy mầm của hạt cao nhất đạt 92,8%, và 75,5% tại công thức xử lý hạt bằng nước lạnh, hạt chỉ nẩy mầm 61,83% ở công thức đối chứng. Để kiểm tra các công thức xử lý hạt khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm của hạt không?. Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy các công thức xử lý hạt khác nhau là có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt (F=59,3 > Fcrit =9,55) và công thức xử lý hạt bằng nước ấm 400C có ảnh hưởng trội nhất đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt Sưa khi gieo ươm và hạt nảy mầm đạt tỷ lệ trung bình cao nhất 92,8%. Như vậy, khi gieo ươm hạt Sưa, cần ngâm hạt trong nước ấm 400C, trong 12 tiếng sau đó vớt hạt ra, hong hạt cho ráo nước, đó ủ hạt trong cát ẩm, sẽ cho kết quả hạt nảy mầm cao nhất.

d. Ảnh hưởng che bóng đến sinh trưởng cây  Sưa.

Bảng 6: ảnh hưởng che bóng đến sinh trưởng của cây con Sưa.

Chỉ tiêu đo đếm Công thức che bóng

Tháng tuổi cây con (Tháng)

1

2

3

4

5

6

 

Hvn (cm)

CT1(0%)

6,04

10,99

16,04

19,97

24,01

28,15

CT2(25%)

6,99

13,02

20,03

26,04

30,01

35,17

CT3(50%)

8,00

15,01

24,10

32,01

41,03

49,11

CT4(75%)

8,50

16,04

23,01

31,02

37,00

42,18

Đg (mm) CT1(0%)

1,43

1,59

2,00

2,40

3,91

4,31

CT2(25%)

1,08

1,39

2,09

2,59

4,40

4,81

CT3(50%)

1,10

1,50

2,30

2,97

5,21

6,15

CT4(75%)

1,21

1,81

2,39

3,03

4,90

5,52

Chiều cao trung bình của cây con cao nhất đạt 49,11cm ở CT3 che bóng 50% và chỉ đạt 28,18 cm ở CT1 đối chứng không che bóng khi cây con 6 tháng tuổi. Kết quả phân tích ANOVA một nhân khi cây 6 tháng tuổi cho thấy sự khác nhau rõ rệt về sinh trưởng chiều cao giữa các công thức thí nghiệm (F>Fcrit), công thức che bóng 50% có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây con trong vườn ươm. Về sinh đường kính, cây sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng gieo ươm cây sinh trưởng đường kính trung bình lớn nhất  là 6,15mm ở công thức che bóng 50%. Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố, cho thấy khi cây con 6 tháng tuổi không có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng đường kính (F>Fcrit). Như vậy, các công thức che bóng chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao mà không có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính và cần che bóng 50% cho cây trong giai đoạn vườn ươm.

e. Kết quả giâm hom vụ mùa mưa 5-8/2008.

Bảng 7: Tỷ lệ ra rễ ở các công thức giâm hom Vù hương mùa Mưa.

  Công thức Nồng độ (%) S.L hom   Hom ra rễ Hom ra mô sẹo    Hom chết
N    % N % N %
Đối chứng

90

15

16,7

15

16,6

60

66,6

AIA

0,5

90

48

53,3

9

10,0

33

36,7

AIA

1,0

90

54

60,0

12

13,3

24

26,7

AIA

1,5

90

48

53,3

7

7,8

35

38,9

AIA

2,0

90

36

40,0

8

8,9

46

51,1

Đối chứng

90

21

23,3

17

18,9

52

57,8

ABT

0,5

90

54

60,0

15

16,7

21

23,3

ABT

1,0

90

51

56,7

13

14,4

26

28,9

ABT

1,5

90

69

76,6

10

11,1

11

12,2

ABT

2,0

90

57

63,3

11

12,2

22

24,4

Bảng 8: Chất lượng rễ theo công thức giâm hom Vù hương mùa mưa.

Loại thuốc Nồng độ (%) Số hom ra rễ Số rễ trung bình/hom Chiều dài trung bình rễ (cm)
Đối chứng

15

2,17

2,03

AIA

 

0,5

48

2,97

2,20

1,0

54

3,27

3,20

1,5

48

4,37

4,23

2,0

36

2,23

1,67

 Đối chứng

21

1,27

1,73

ABT1

 

0,5

54

3,17

4,17

1,0

51

5,33

3,47

1,5

69

5,37

4,50

2,0

57

5,03

4,47

Sau khi giâm 8-12 ngày hom bắt đầu ra mô sẹo và sau  21 ngày giâm, hom Vù hương bắt đầu ra rễ, số lượng rễ trung bình trên một hom dao động  từ 1,27-5,37 rễ/hom, chiều dài trung bình rễ 1,67 – 4,5cm. Hom có thể ra rễ cả khi không cần dùng thuốc kích thích, nhưng tỷ lệ hom ra rễ thấp chỉ đạt trung bình từ 16,7-23,3%. Hom được xử bằng chất kích thích ra rễ ABT1 nồng độ 1,5% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 76%, trong khi sử dụng thuốc AIA nồng độ 1% cho tỷ lệ ra rễ đạt 60%. Như vậy, các chất kích thích ra rễ có đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Vù Hương và thuốc ABT1 với nồng độ 1,5% ảnh hưởng trội nhất đến tỷ lệ ra rễ khi giâm hom.

f. Kết quả giâm hom vụ mùa khô 9 -12/2008.

Bảng 9: Tỷ lệ ra rễ ở các công thức giâm hom Vù hương mùa khô

  Công thức Nồng độ % S.L hom   Hom ra rễ Hom ra mô sẹo    Hom chết

N

%

N

%

N

%

Đối chứng

90

17

18,8

13

14,4

60

66,6

AIA 0,5

90

51

56,6

11

12,2

28

31,1

AIA 1,0

90

53

58,9

15

16,6

22

24,4

AIA

1,5

90

57

63,3

13

14,4

20

22,2

AIA

2,0

90

43

47,8

11

12,2

36

40,0

Đối chứng

90

23

25,6

21

23,3

46

51,1

ABT1

0,5

90

57

63,3

18

20,0

15

16,6

ABT1

1,0

90

55

61,1

13

14,4

22

24,4

ABT1

1,5

90

71

78,9

17

18,8

12

13,3

ABT1

2,0

90

60

66,7

13

14,4

17

18,9

        Bảng 10: Chất lượng rễ theo các công thức giâm hom Vù hương mùa khô.

Loại thuốc Nồng độ (%) Số hom ra rễ Số rễ trung bình/hom Chiều dài trung bình rễ (cm)
Đối chứng

17

2,40

2,60

AIA(dạng bột)

0,5

51

2,97

2,23

1,0

53

3,50

3,47

1,5

57

4,87

4,30

2,0

43

2,30

2,73

 Đối chứng

23

2,47

2,60

ABT1(dạng bột)

0,5

57

2,63

4,27

1,0

55

4,37

3,67

1,5

71

5,10

4,53

2,0

60

4,39

4,47

Hom đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất là 78,9% ở mùa khô trong khi đó chỉ đạt 76,6% ở mùa mưa. Trong mùa khô, hom sau khi giâm 9-15 ngày bắt đầu ra mô sẹo và sau 22-25 ngày giâm hom mới bắt đầu ra rễ. Số lượng rễ trung bình trên một hom dao động  từ 2,3 – 5,1 rễ/hom, chiều dài trung bình rễ 2,23 – 4,47cm. Hom có thể ra rễ cả khi không cần dùng thuốc kích thích, nhưng tỷ lệ hom ra rễ thấp chỉ đạt trung bình từ 18,8-25,6%. Hom được xử bằng chất kích thích ra rễ ABT1 nồng độ 1,5% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 78,9%, trong khi đó sử dụng thuốc AIA nồng độ 1,5% cho tỷ lệ ra rễ đạt 63,3%. Như vậy, các chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Vù Hương trong giâm hom mùa khô và thuốc ABT1 với nồng độ 1,5% có ảnh hưởng trội nhất đến tỷ lệ ra rễ của hom Vù Hương. Giâm hom mùa khô  có tỷ lệ ra rễ cao hơn mùa mưa.

5.3. Kết quả nghiên cứu trồng phục hồi các trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt (Tổng 14,5ha thí nghiệm đã được xây dựng).

 a. Ảnh hưởng của trạng thái rừng trồng phục hồi đến sinh trưởng của cây trồng.

Bảng 11: ảnh hưởng của trạng thái rừng trồng phục hồi đến sinh trưởng.

Loài cây 41 tháng tuổi đối với Trai lý và Sưa, 17 tháng tuổi đối với Vù hương

(đo số liệu tháng 10/2010, chiều cao trung bình cây giống đem trồng 35cm)

TLS (%)

Do (cm)

Hvn (cm)

Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác.
Trai lý

87,75

0,78

61,92

Vù hương

93,75

0,83

64,27

Sưa

90,62

1,77

166,69

Trạng thái rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy
Trai lý

84,37

0,81

59,56

Vù hương

93,75

0,65

55,30

Sưa

93,75

1,31

109,84

Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy, trạng thái rừng trồng không ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc loài Trai lý, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tỷ lệ sống của cây ở trạng thái rừng phục hồi sau khai thác (87,75%) cao hơn tỷ lệ sống của cây ở trạng thái rừng phục hồi sau  CTNR (84,37%). Đối với loài Vù hương, trạng thái rừng phục hồi sau khai thác có ảnh hưởng trội hơn so với trạng thái rừng phục hồi sau CTNR, nhưng lại không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây. Đối với Sưa, trạng thái rừng trồng phục hồi có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao, trạng thái rừng phục hồi sau khai thác có ảnh hưởng trội hơn trạng thái rừng phục hồi sau CTNR, nhưng tỷ lệ sống của cây ở trạng thái rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy (đạt 93,75%) cao hơn tỷ lệ sống của cây ở trạng thái rừng nghèo kiệt sau khai thác (đạt 90,62%).

b. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây trồng.

Bảng 12: ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng cây trồng

Loài cây/mật độ

41 tháng tuổi đối với Sưa, 17 tháng tuổi đối với Trai lý, Vù hương

(đo số liệu 11/2010, chiều cao trung bình cây giống đem trồng 35cm)

TLS (%)

Do (cm)

Hvn(cm)

Trai lý

400

87,50

0,43

42,59

660

90,75

0,43

44,19

830

87,50

0,46

44,02

Vù hương

400

93,75

0,69

59,8

660

90,62

0,63

57,77

830

90,62

0,69

59,70

Sưa

400

87,50

0,98

98,60

660

87,50

0,89

96,94

830

84,37

0,91

99,50

Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy, công thức mật độ, không  ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Trai lý, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây, mật độ trồng 660cây/ha đạt tỷ lệ sống cao nhất 90,62%. Đối với Vù hương, các công thức mật độ không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, song công thức mật độ 400 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 93,75%. Đối với Sưa, khi cây 41 tháng tuổi, công thức mật độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, mật độ 830c/ha cho sinh trưởng Hvn cao nhất đạt trung bình 99,5cm, mật độ 400c/ha cho sinh trưởng đường kính trung bình cao nhất đạt 0,98cm.

 

c. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của cây trồng.

Bảng 13: ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng cây trồng

Loài cây/mật độ

41 tháng tuổi đối với Sưa, 17 tháng tuổi đối với Trai lý, Vù hương

(đo số liệu 11/2010, chiều cao trung bình cây giống đem trồng 35cm)

TLS (%)

Do (cm)

Hvn(cm)

Trai lý

0,2kg NPK

87,50

0,43

45,97

3kg Phân chuồng

90,62

0,46

43,47

Đối chứng

87,50

0,43

39,44

Vù hương

0,2kg NPK

90,62

0,62

56,91

3kg Phân chuồng

96,87

0,66

58,66

Đối chứng

96,87

0,68

50,56

Sưa

0,2kg NPK

87,50

0,98

98,10

3kg Phân chuồng

90,62

0,99

98,50

Đối chứng

87,50

0,96

94,80

Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy, đối với công thức bón phân 0,2kg NPK có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây Trai lý, nhưng lại không ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây.  Đối với Vù hương công thức bón 3kg phân chuồng có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây, nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây. Loài Sưa, công thức bón phân 3kg phân chuồng có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng chiều cao, nhưng không có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây.

5.4. Kết quả xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng các loài cây nghiên cứu.

Đề tài đã xây dựng được 3 bản hướng dẫn kỹ thuật gây trồng 3 loài cây nghiên cứu Trai lý, Vù hương và Sưa. Hướng dẫn được xây dựng gắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo khoa học, phù hợp với điều kiện vùng Tây Bắc. Nội dung chính của bản hướng dẫn kỹ thuật gây trồng gồm: (I)  Mô tả đặc điểm sinh thái loài cây, (II) Điều kiện gây trồng, (III) Nhân giống, (IV) Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận:

+ Qua điều tra cho thấy Vù hương và Sưa không còn phân bố tự nhiên tại vùng Tây Bắc. Đối với Trai lý, phân bố chủ yếu ở núi đá vôi, hệ số tổ thành loài dao động từ 1,3 -1,7 trong công thức tổ thành tại các địa điểm điều tra. Cây tái sinh chủ yếu bằng hạt, tỷ lệ cây con có triển vọng sinh trưởng thành cây mẹ chỉ chiếm từ 26,1% đến 39,8% tổng số cây tái sinh.

+ Công thức xử lý hạt bằng nước ấm 40 độ C, trong 12 giờ cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt đạt 84,8% đối với Trai lý và 92,8% đối với Sưa.

+ Công thức che bóng 75% là tốt nhất cho loài Trai lý, cây đạt chiều cao Hvn= 25,3cm và Đg=3,94mm, còn đối với loài Sưa che bóng 50% là tốt nhất cây đạt Hvn=49,11 và Đg=6,15cm khi cây gieo ươm được 6 tháng.

+ Giâm hom Vù hương vào mùa khô từ tháng 9-12 cho tỷ lệ ra rễ cao hơn giâm hom mùa mưa từ tháng 5-8 hàng năm. Tỷ lệ ra rễ cao nhất vào mùa khô, đối với thuốc AIA nồng độ 1,5% là 63,3%, thuốc ABT1 nồng độ 1,5% là 78,9%. Đối mùa mưa tỷ lệ ra rễ cao nhất là 54% đối với thuốc AIA nồng độ 1% và 69% đối với thuốc ABT1 nồng độ 1,5%.

+ Trạng thái rừng không ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao khi cây Trai lý trồng được 41 tháng tuổi, nhưng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây.

+ Trạng thái rừng trồng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây Vù hương. Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác có ảnh hưởng trội hơn đến sinh trưởng của cây so với trạng thái rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy cây đạt chiều cao trung bình Hvn=64,27cm, Do = 0,83cm.

+ Trạng thái rừng trồng phục hồi có ảnh hưởng đến sinh Do và Hvn của cây Sưa, khi cây trồng được 41 tháng tuổi, trạng thái rừng phục hồi sau khai thác có ảnh hưởng trội hơn đến sinh trưởng cây đạt Hvn=166,69cm, Đg = 1,77cm.

+ Công thức mật độ không có ảnh đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây trồng trong thời gian nghiên cứu, tuy nhiên có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây.

+ Công thức bón phân có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Đối với Trai lý công thức bón 0,2kg NPK/cây cho sinh trưởng chiều cao tốt nhất khi cây 17 tháng tuổi (Hvn= 45,97cm, Đg= 0,43). Đối với Vù hương, công thức bón 3kg phân chuồng cho sinh trưởng chiều cao tốt nhất khi cây 17 tháng tuổi (Hvn=58,66cm và Do=0,66cm). Đối với Sưa công thức bón phân chuồng cho sinh trưởng chiều cao tốt nhất khi cây 41 tháng tuổi (Hvn= 98,5cm, Do=0,99cm) và tỷ lệ sống của cây trồng cũng đạt cao nhất 90,62%.

6.2. Kiến nghị

–  Hiện nay nguồn giống hạt để gieo ươm loài Trai lý khan hiếm dần tại vùng Tây Bắc do vậy cần bảo vệ nghiêm ngặt các cây mẹ còn phân bố tự nhiên để cung cấp hạt giống cho gieo ươm. Đối với Vù hương, do cây mẹ ngoài tự nhiên không còn, do vậy cần xây dựng vườn giống gốc cung cấp hom cho sản xuất cây giống.

– Đối với Sưa cần tiếp tục nghiên cứu nhân giống bằng giâm hom để sản xuất cây giống, giúp chủ động nguồn giống cho trồng rừng tại vùng  Tây Bắc.

–  Do vùng Tây Bắc, thảm thực bì phát triển nhanh, do đó cần tiếp tục đầu tư kéo dài thời gian chăm sóc cây trồng lên 5-6  năm để có thể cạnh tranh với cây bụi và thảm thực bì.

– Cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của độ rộng băng chặt đến sinh trưởng của cây trồng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như mở tán điều chỉnh ánh sánh cho cây sinh trưởng trong băng chặt.

– Các thí nghiệm đã xây dựng cần được tiếp tục đầu tư bảo vệ, theo dõi, đánh giá để tổng kết, dựa trên một thời gian dài hơn.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]