Nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tất cả các cơ thể sống. Với thực vật, khi hàm lượng nước trong tế bào giảm, một loạt chức năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp sẽ bị kìm hãm và do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nước không chỉ đóng vai trò như một dung môi, một chất phản ứng mà nước còn tham gia vào cấu trúc của tế bào. Ngoài những vai trò quan trọng trên, nước còn là một yếu tố nối liền cây với môi trường bên ngoài và điều hoà nhiệt độ của cây.
ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây đã được đề cập ở mức độ tế bào trong những nghiên cứu của Kramer (1983), Wang và cộng sự (1988), Sands và Mulligan (1990) vv… Về mặt hình thái, Boyer (1968) cho rằng sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với chế độ tưới nước, khi thiếu nước lá cây thường nhỏ. Tổng trọng lượng khô của của bạch đàn Eucalyptus globulus bị giảm nhiều trong điều kiện thiếu nước, nguyên nhân do sự phát triển của lá mới bị hạn chế dẫn đến tổng diện tích lá giảm (Metcalfe và cộng sự, 1989). Đối với loài thông đỏ sự nảy chồi và tỷ lệ sống bị giảm rất nhiều trong điều kiện độ ẩm không khí thấp. Rễ của loài này cũng có xu hướng ngừng phát triển khi bị thiếu nước (Wilcox, 1968).
ở nước ta, mối quan hệ giữa nước và thực vật cũng đã được nghiên cứu (Hoàng Xuân Tý, 1998; Nguyễn Văn Vụ, 1989). Năm 1976, Nguyễn Ngọc Tân đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đối với sinh trưởng của cây hồi (Illicium verum Hook). Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa nhiều, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu ứng dụng.
Vạng trứng (Endospermum chinensis Benth) là cây bản địa mọc nhanh, gỗ dùng làm diêm, gỗ dán lạng, bút chì vv…, được chọn cho trồng rừng tại Việt Nam. Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về loài cây này và ban đầu được đánh giá như là một loài cây có triển vọng trong trồng rừng nguyên liệu gỗ (Nguyễn Bá Chất, 2001; Đặng Thịnh Triều, 2002). Bài báo này đề cập đến ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây con vạng trứng sẽ được đề cập.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.