Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (Research Institute for Forest Ecology and Environment-RIFEE) trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng và bộ phận Tổng hợp, Vi sinh và Công nghệ Sinh học Môi trường của Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp theo Quyết định số 3132/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Lãnh đạo Viện và 06 đơn vị trực thuộc.
Tổng số viên chức, lao động, hợp đồng: 40 người trong đó có 11 Tiến sĩ, 5 NCS, 10 Thạc sỹ, 11 Đại học, 3 Cao đẳng và Trung cấp.
Viện trưởng: TS. Lê Văn Thành
Phó Viện trưởng: TS. Đinh Thanh Giang.
Phó Viện trưởng: TS. Đặng Quang Hưng.
TT | Các đơn vị trực thuộc | Trưởng đơn vị/Phụ trách |
1 | Văn phòng Viện | CN. Đinh Thị Bảo Ngà |
2 | Bộ môn Đất và Lập địa | ThS. Phạm Ngọc Thành |
3 | Bộ môn Sinh lý Sinh thái rừng | TS. Đoàn Đình Tam |
4 | Bộ môn Môi trường và Biến đổi khí hậu | ThS. Nguyễn Thùy Mỹ Linh |
5 | Phòng Thí nghiệm Đất, Môi trường và Vi sinh | ThS. Hà Thị Hiền |
6 | Trung Tâm NC Thực nghiệm Môi trường | ThS. Nguyễn Thanh Hải |
Lĩnh vực hoạt động chính
– Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về: Khoa học đất và lập địa, phân chia lập địa, phân hạng đất và đánh giá tiềm năng đất; Quy hoạch, quản lý và sử dụng bền vững đất lâm nghiệp, biện pháp phòng chống thoái hóa, ô nhiễm và sa mạc hóa đất lâm nghiệp; Sinh lý thực vật rừng; Bảo tồn và phát triển các loài cây lâm nghiệp có giá trị; Sinh thái cá thể, quần thể và quần xã thực vật rừng, đặc trưng cơ bản và giải pháp quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng, rừng ngập mặn; Môi trường và diễn biến môi trường, phát thải khí nhà kính, tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó; Thủy văn rừng; Vi sinh vật, các chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ và công nghệ sinh học môi trường lâm nghiệp; Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế-kỹ thuật thuộc lĩnh vực nghiên cứu;
– Sản xuất thử nghiệm, kinh doanh các sản phẩm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu của Viện;
– Dịch vụ KH&CN: Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất; Điều tra, quan trắc môi trường lâm nghiệp; Điều tra xây dựng bản đồ đất, lập địa và lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; Đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược; Tư vấn (phân tích, kiểm nghiệm đất, môi trường, thực vật và vi sinh vật; Lập dự án giám sát, thẩm tra, thẩm định các chương trình, đề án, dự án đầu tư, công trình lâm nghiệp), dịch vụ KH&CN khác thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện;
– Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Cơ sở vật chất
– Nhà làm việc và Phòng thí nghiệm tại tầng 1 và tầng 6 nhà 7 tầng tại Hà Nội.
– 234m2 đất và vườn ươm công nghệ cao ở Văn phòng Viện tại Hà Nội.
– 306,31 ha rừng và đất rừng; 0,89 ha đất làm trụ sở, 01 trạm quan trắc khí tượng, vườn ươm và sân đường nội bộ tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
– 38 trang thiết bị hiện đại dùng để phân tích đất, môi trường, thực vật, vi sinh như Máy hấp phụ nguyên tử AAS, Máy đo quang phổ 2 chùm tia-UV/VIS, Quang kế ngọn lửa PFP7 Jenway, Bộ cất đạm- UKD130 Velp…
– Thiết bị điều tra khảo sát hiện trường: bao gồm 17 trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu sinh lý sinh thái rừng, điều tra nghiên cứu đất và lập địa như Bộ khoan lấy mẫu đất Eijkelkamp, GPS cầm tay, Máy đo huỳnh quang diệp lục, Máy đo hàm lượng diệp lục CCM 201 Plus, flycam….
Những thành tích đã đạt được
Giai đoạn 2001-2020, Viện đã và đang triển khai 2 nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, 49 nhiệm vụ cấp Bộ, 26 nhiệm vụ Hợp tác quốc tế, 4 nhiệm vụ cấp địa phương, hàng trăm hợp đồng dịch vụ KHCN phân tích kiểm nghiệm đất và thực vật. 5 năm gần đây Viện đã được Bộ NN&PTNT công nhận 05 tiến bộ kỹ thuật (TBKT), trong đó: 01 TBKT về Kỹ thuật nhân giống cây Ươi (Scaphium macropodum Miq.) cho mục đích lấy quả bằng phương pháp ghép; 02 TBKT về Quy trình công nghệ nhân nhanh invitro và sản xuất chế phẩm AM áp dụng cho Cây keo, bạch đàn ở Phú Thọ, Quảng Trị và các vùng khác có điều kiện tương tự; 01 TBKT về Kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái tại một số tỉnh ven biển; 01 TBKT về Kỹ thuật nhân giống cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch.–Ham.) từ hạt; 8 bài báo quốc tế, 74 bài báo trên tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước.
Các thành tích đã được khen thưởng
Năm | Hình thức khen thưởng | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định |
2012 | Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ | Quyết định số 2103/QĐ-TTg, ngày 10/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ |
2019 | Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ | Quyết định số 2122/QĐ-TTg, ngày 17/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ |
2014 | Bằng khen của Bộ trưởng | Quyết định số 1949/QĐ-BNN-TCCB, ngày 26/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2018 | Bằng khen của Bộ trưởng | Quyết định số 2294/QĐ-BNN-TCCB, ngày 19/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Định hướng phát triển:
– Nghiên cứu đất, phân chia lập địa, phân hạng đất, đánh giá tiềm năng đất lâm nghiệp.
– Nghiên cứu xói mòn, rửa trôi, biện pháp phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sa mạc hóa đất lâm nghiệp, nghiên cứu thủy văn rừng, sử dụng đất dốc bền vững.
– Nghiên cứu sinh lý sinh thái cá thể, quần thể thực vật rừng, nhu cầu dinh dưỡng của các loài cây trồng rừng chủ yếu nhằm phát triển rừng bền vững.
– Nghiên cứu môi trường và diễn biến môi trường, phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển; Nghiên cứu phát triển giống cây ngập mặn.
– Tăng cường: hợp tác quốc tế, dịch vụ KHCN, tư vấn và chuyển giao công nghệ.
Địa chỉ liên hệ: Số 46 đường Đức Thắng- phường Đức Thắng – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại: 024 3838 9434 Fax: 024 3838 9434 Webside: rifee.gov.vn