Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Quyết định thành lập:

Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Silviculture Research Institute-SRI) là đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp và một bộ phận Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng theo Quyết định số 3126/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự:

Cơ cấu tổ chức của Viện gồm: Ban lãnh đạo và 06 đơn vị trực thuộc

Tổng số viên chức, lao động hợp đồng là 70 người, trong đó: 19 Tiến sĩ, 6 NCS, 28 thạc sỹ, 23 kỹ sư, 4 cao đẳng và kỹ thuật viên. Viện có 02 cán bộ có chứng chỉ Lead auditor FSC-FM/Coc và VFCS/PEFC-FM/CoC và 02 cán bộ có chứng chỉ Lead auditor PEFC/CoC.

Viện trưởng:        PGS.TS. Hoàng Văn Thắng

Phó Viện trưởng: TS. Nguyễn Toàn Thắng

Phó Viện trưởng: TS. Lại Thanh Hải

TT Các đơn vị trực thuộc Trưởng đơn vị
1 Văn Phòng Viện ThS. Trần Đức Mạnh
2 Bộ môn Lâm học và Tài nguyên rừng TS. Triệu Thái Hưng
3 Bộ môn Kỹ thuật Lâm sinh TS. Đặng Thịnh Triều
4 Bộ môn Nông lâm Kết hợp TS. Phạm Đình Sâm
5 Bộ môn Điều tra và Quản lý rừng bền vững TS. Nguyễn Văn Thịnh
6 Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh ThS. Bùi Kiều Hưng

Lĩnh vực hoạt động chính:

Viện Nghiên cứu Lâm sinh có chức năng nghiên cứu khoa học (bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng), chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực lâm sinh trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật, cụ thể:

  1. Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về các lĩnh vực lâm sinh theo quy định của pháp luật.
  2. Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ của Viện vào sản xuất; triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện theo quy định của pháp luật;
  3. Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật lâm sinh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật;
  4. Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về lĩnh vực lâm sinh theo quy định của pháp luật.
  5. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lâm sinh, các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Viện theo quy định của pháp luật.
  6. Tư vấn đầu tư, thẩm định, thiết kế, thi công và giám sát các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường, các loại vườn ươm, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật, giám định thực vật, nhiên liệu sinh học và năng lượng sinh khối theo quy định của pháp luật.
  7. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật liên quan đến Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) theo quy định của pháp luật.

Cơ sở vật chất

– Văn phòng làm việc tại tầng 2 và tầng 7, tòa nhà 7 tầng.

– Phòng nuôi cấy mô và vườn ươm công nghệ cao phục vụ nghiên cứu nhân giống.

– 150 ha đất rừng phục vụ xây dựng các thí nghiệm về trồng rừng.

– Các thiết bị nghiên cứu về sinh lý thực vật, sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra rừng và công nghệ viễn thám.

Những thành tích đã đạt được

Những thành tích đạt được: Kể từ khi được thành lập tháng 12/2012, Viện thực đã hiện 14 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 46 nhiệm vụ cấp Bộ, 22 nhiệm vụ cấp tỉnh. Các kết quả nổi bật: Đã đăng ký 08 giải pháp hữu ích, được cấp 02 bằng bảo hộ giống cây trồng, được Bộ công nhận 05 TBKT; đã phát hiện và công bố được 40 loài thực vật mới cho thế giới và Việt Nam; Công bố được 159 bài báo trên các tạp chí (trong đó có 72 bài báo quốc tế); xuất bản 16 quyển sách; xây dựng 13 TCVN; Xây dựng được nhiều hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống và trồng các loài cây gỗ và LSNG như Sa mộc, Xoan nhừ, Xoan đào, Vù hương, Sồi phảng, Quế thanh hóa, Quế trà my, Sâm lai châu, Tam thất hoang, Tam thất gừng, Macca, Óc chó, Chè hoa vàng, Ươi, Dẻ trùng khánh, Sở chè, Sở lê, Sa nhân tím,…; Xây dựng được nhiều mô hình trình diễn khuyến lâm tại các địa phương; tư vấn và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững & cấp chứng chỉ rừng cho 34 chủ rừng trong nước và tư vấn cấp chứng chỉ CoC cho 02 công ty ở Campuchia và 01 Công ty ở Lào.

Các thành tích đã được khen thưởng

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2023 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1338/QĐ-TTg, ngày 13/11/2023, của Thủ tướng Chính phủ
2016 Bằng khen của Bộ trưởng Quyết định số 4130/QĐ-BNN-TCCB, ngày 12/10/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2018 Bằng khen của Bộ trưởng Quyết định số 2294/QĐ-BNN-TCCB, ngày 19/6/2019, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2020 Cờ thi đua cấp Bộ Quyết định số 1338/QĐ-BNN-TCCB, ngày 31/3/2021, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Định hướng phát triển

– Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng các loài cây nhập nội và cây bản địa sinh trưởng nhanh cung cấp gỗ lớn cho các vùng sản xuất lâm nghiệp trọng điểm.

– Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây đa tác dụng có giá trị.

– Nghiên cứu quản lý bền vững rừng trồng.

– Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên nghèo và quản lý bền vững rừng tự nhiên.

– Nghiên cứu về các bon rừng

– Ứng dụng và chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, tín chỉ Các bon.

 

Địa chỉ liên hệ: Số 46 Đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0243.7525674/0243.7525677; Web: http://www.sri.org.vn/

 

[logo-slider]