Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam – FSIH) trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng và Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Thiện Nghiệp thuộc Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ theo Quyết định số 676/QĐ-BNN-TCCB ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có chức năng nghiên cứu khoa học,, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự:

Cơ cấu tổ chức của Viện gồm: Ban lãnh đạo và 07 đơn vị trực thuộc.

Tổng số viên chức, lao động hợp đồng là 70 người, trong đó: 01 PGS, 05 Tiến sĩ, 03 NCS, 14 thạc sỹ, 27 kỹ sư và cử nhân, 20 cao đẳng và kỹ thuật viên.

Quyền Viện trưởng: TS. Ngô Văn Cầm

Phó Viện trưởng:     TS. Phạm Trọng Nhân

TT Các đơn vị trực thuộc Trưởng/phụ trách đơn vị
1 Văn phòng Viện ThS. Đồng Thị Hiền
2 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới TS. Trần Hồng Sơn
3 Trung tâm tư vấn DV&CGCN Lâm nghiệp ThS. Phạm Khải Tân
4 Bộ môn Kỹ Thuật Lâm sinh ThS. Lưu Thế Trung
5 Bộ môn Giống và CNSH ThS. Bùi Văn Trọng
6 Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Lâm Viên KS. Nguyễn Văn Sơn
7 Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Đăk P’lao KS. Phạm Văn Trọng

Lĩnh vực hoạt động chính:

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo quy định của pháp luật, cụ thể:

– Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình, dự án của ngành, của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo quy định.

– Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lâm nghiệp cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

– Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật lâm nghiệp theo nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.

– Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; tham gia đào tạo tiến sỹ, liên kết đào tạo thạc sỹ, bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ lâm nghiệp của Vùng theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ; chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất; triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Viện theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Viện theo quy định của pháp luật; dịch vụ du lịch sinh thái.

– Thực hiện dịch vụ tham quan học tập và du lịch sinh thái phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Viện theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn lập dự án; tư vấn giám sát, thẩm tra; tư vấn thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các chương trình, dự án đầu tư, côngtrình lâm nghiệp; tư vấn kiểm kê rừng, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; tư vấn thiết kế khai thác rừng, trồng rừng, công trình cảnh quan trong Vùng theo quy định của pháp luật.

– Đầu mối liên kết các đơn vị thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ về lâm nghiệp của Vùng

Cơ sở vật chất:

– Nhà làm việc diện tích 870m2. – Vườn ươm công nghệ cao phục vụ nghiên cứu
– Phòng nuôi cấy mô phục vụ nghiên cứu. – Quản lý 5.518 ha rừng và đất lâm nghiệp
– Hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu.  

Những thành tích đã đạt được:

Trong giai đoạn 2001-2021, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thực hiện 05 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 9 nhiệm vụ cấp Bộ, 5 nhiệm vụ cấp tỉnh; Công bố được 18 bài báo trên các tạp chí quốc tế, 50 bài báo trên các tạp chí trong nước; biên tập 2 bộ kỷ yếu hoạt động khoa học công nghệ của Viện giai đoạn 1937-1997 và 1997 – 2012; Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống và gây trồng các loài cây: Bời lời đỏ, Xoay, Giổi nhung, Dầu lai, Trôm, Chè hoa vàng, Bạch tùng, Hoàng liên ô rô…; Xây dựng được nhiều mô hình trình diễn khuyến lâm tại các địa phương.

Định hướng phát triển:

            – Nghiên cứu nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp: Xây dựng, lai tạo, lựa chọn tổ hợp giống cây gỗ mọc nhanh, cây bản địa cung cấp gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh hại phù hợp cho vùng cao và vùng sinh thái khô hạn.

– Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ khôi phục rừng tự nhiên nghèo kiệt, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao độ che phủ rừng, chống xói mòn đất, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

– Phối hợp nghiên cứu trong lĩnh vực lượng giá rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

– Tham gia nghiên cứu chọn tạo giống, phát triển và sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị.

Địa chỉ liên hệ:

Địa chỉ: Khu Lâm sinh, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 02633822131; Web: http://www.fsih.gov.vn/

[logo-slider]