Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai theo Quyết định số 3127/QĐ-BNN-TCCB ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ là tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nông nghiệp ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.

Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch các chương trình, dự án về KH&CN trong lĩnh vực lâm nghiệp của vùng Trung tâm Bắc Bộ. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lâm nghiệp, gồm: kỹ thuật và công nghệ trồng, phục hồi rừng; giống cây lâm nghiệp; đặc điểm lâm học, sinh lý, sinh thái cá thể, quần thể thực vật rừng; bảo tồn đa dạng sinh học; ứng dụng công nghệ sinh học; khai thác, chế biến và bảo quản lâm sản; quản lý, cơ chế và chính sách lâm nghiệp; kinh tế tài nguyên và môi trường rừng; thị trường lâm sản và lâm nghiệp cộng đồng; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và công nghệ lâm nghiệp. Dịch vụ KH&CN: Chuyển giao công nghệ; Tư vấn (lập dự án; giám sát, thẩm tra; điều tra lập địa, quy hoạch lâm nghiệp; thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các chương trình, dự án đầu tư, công trình xây dựng lâm nghiệp của vùng); Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Cơ cấu tổ chức của đơn vị gồm: Ban lãnh đạo Trung tâm, 05 đơn vị trực thuộc (Văn phòng, 02 Bộ môn và 02 Trạm).

Tổng số cán bộ viên chức và người lao động của Trung tâm có 30 người, trong đó có: 04 Tiến sĩ, 05 Thạc sỹ (2 NCS), 12 đại học, 10 trung cấp và nhân viên kỹ thuật.

Phó Giám đốc: TS. Nguyễn Văn Thọ

TT Các đơn vị trực thuộc Trưởng các đơn vị
1 Văn phòng Trung tâm KS. Phạm Thị Hồng Nga
2 Bộ môn Lâm sản ngoài gỗ ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
3 Bộ môn Kỹ thuật Lâm sinh ThS. Đào Hùng Mạnh
4 Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai KS. Phạm Quang Tiến
5 Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Lương Thịnh KS. Phạm Quang Thùy

 Lĩnh vực hoạt động chính

 – Về cây lá rộng bản địa: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng các loài cây bản địa như Vù hương, Dẻ đỏ, Sồi phảng, Dẻ gai Phú Thọ, Re gừng, Lim xanh, Vạng trứng, Xoan đào.

 – Về lâm sản ngoài gỗ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng một số loài Tre cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và chế biến thực phẩm (Bương lông điện biên, Tre ngọt). Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng và xây dựng mô hình thử nghiệm một số loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng (Ba kích, Sa nhân, Mây nếp, Dó).

 – Về cây nhập nội mọc manh: Phối hợp nghiên cứu khảo nghiệm Keo lai, Bạch đàn lai và chuyển giao giống và kỹ thuật trồng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng, Thông Caribea cung cấp gỗ lớn..

 – Về bảo tồn nguồn gen: Xây dựng và phát triển 38,6 ha vườn sưu tập thực vật, đã sưu tập được 378 loài. với 251 loài cây gỗ, 93 loài tre, 17 loài cau dừa…Xây dựng 52,8 ha rừng bảo tồn nguồn gen các loài cây quý hiếm và cây có trị kinh tế cao như Lim xanh, Chò chỉ, Chò nâu, Sến mật, Xoan đào, Re gừng, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Vạng trứng, Mun, Nghiến, Táu nước, Trầm hương, Đinh..

 – Về rừng tự nhiên: Nghiên cứu các kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên bằng khoanh nuôi, làm giàu và cải tạo rừng.

Cơ sở vật chất

Trung tâm được giao 1054 ha đất lâm nghiệp tại 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái trong đó gồm: nhà làm việc, nhà nghiên cứu chọn giống, phòng thí nghiệm, vườn ươm, xưởng thực nghiệm chế biến lâm sản, một số thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, đường bê tông và đường cấp phối đi vào khu rừng thực nghiệm. Ngoài ra, Trung tâm đã xây dựng được 450 ha mô hình nghiên cứu thí nghiệm có giá trị cao về giống, bảo tồn nguồn gen, rừng thứ sinh, rừng cây lá rộng bản địa,…

Những thành tích đã đạt được

Trung tâm đã thực hiện 6 đề tài cấp Nhà nước, 14 đề tài, dự án cấp bộ, 4 đề tài cấp tỉnh và 2 dự án hợp tác quốc tế; công bố được 22 bài báo/kỷ yếu hội thảo quốc tế, 29 bài báo trong nước trong 10 năm gần đây; được công nhận 2 TBKT về nhân giống hom cành cây Tre ngọt và nhân giống cây Vù hương; xây dựng nhiều hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây: Bương lông điện biên, Tre ngọt, Vù hương, Dẻ gai phú thọ, Dẻ đỏ, Lùng, Luồng thanh hóa, Re gừng, Dẻ đỏ, Sồi phảng và xây dựng nhiều mô hình cây lá rộng bản địa, thông Caribea, keo tai tượng và keo lai.

* Những khen thưởng của các cấp

01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, 01 bằng khen của Ủy ban khoa học nhà nước, 01 Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động, 05 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho tập thể và 04 cá nhân và 01 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”.

Định hướng phát triển

– Chọn giống, kỹ thuật trồng thâm canh các loài mọc nhanh (bản địa, keo) cung cấp gỗ lớn;

– Lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ: Nghiên cứu cơ sở khoa học về các loài Tre (phân loại, đặc điểm sinh học, chọn giống, kỹ thuật gây trồng)đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và chế biến thực phẩm. Chọn giống, nhân giống, gây trồng, khai thác chế biến một số loài lâm sản ngoài gỗ: Ba kích, Mây, Quế, Sa nhân, cây thuốc…;

– Nghiên cứu kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, diễn thế rừng thứ sinh, theo dõi định vị diễn biến độ phì đất dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng cây lá rộng, rừng tre luồng, rừng cây nhập nội tại vùng Trung tâm Bắc Bộ;

– Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng; xây dựng rừng giống, vườn giống cho một số loài cây gỗ mọc nhanh.

– Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh, chuyển giao các kết quả khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là cung cấp cây giống chất lượng cao, kỹ thuật trồng rừng thâm canh, trồng rừng và cung cấp gỗ nguyên liệu, kỹ thuật nhân giống và trồng các loài Tre Địa chỉ liên hệ:

Trụ sở chính: Khu 3-Xã Chân Mộng-Huyện Đoan Hùng-Tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 02103 835 031

 

[logo-slider]