Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc

Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc theo quyết định số 675/QĐ-BNN-TCCB ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp vùng Tây Bắc theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự:

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: Ban giám đốc, Văn phòng Trung tâm; 02 Bộ môn nghiên cứu; 02 Trạm thực nghiệm.

Tổng số viên chức và lao động hợp đồng: 22 người, trong đó có: 02 tiến sỹ, 01 nghiên cứu sinh, 03 thạc sỹ, 06 học viên cao học, 07 kỹ sư, 03 trung cấp, nhân viên hợp đồng.

Giám đốc:       TS. Hà Văn Tiệp.

Phó giám đốc: TS. Đinh Công Trình

TT Các đơn vị trực thuộc Trưởng đơn vị
1 Văn phòng Trung tâm Cử nhân Đỗ Quốc Việt
2 Bộ môn nghiên cứu kỹ thuật Lâm sinh Ths Nguyễn Văn Hùng
3 Bộ môn Lâm sản ngoài gỗ Ks Lê Anh Thanh
4 Trạm thực nghiệm lâm sinh Chiềng Sinh Cử nhân Quàng Văn Lả
5 Trạm thực nghiệm lâm sinh Chiềng Bôm Ths Trần Quang Trung

Lĩnh vực hoạt động chính:

  1. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lâm nghiệp vùng Tây Bắc bao gồm: Kỹ thuật và công nghệ phục hồi, làm giàu, cải tạo, quản lý bền vững rừng; nông lâm kết hợp, giống cây lâm nghiệp, sinh lý, sinh thái cá thể, quần thể thực vật rừng và các biện pháp phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái đặc thù; tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu; ứng dụng cộng nghệ sinh học; kỹ thuật nuôi, gây trồng, chế biến, bảo quản các loại lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng; biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng chống cháy rừng; chế biến, bảo quản lâm sản; cơ chế, chính sách, tổ chức và quản lý lâm nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, lâm nghiệp cộng đồng.
  2. Triển khai thực nghiệm, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trên cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
  3. Dịch vụ khoa học và công nghệ: Tư vấn lập dự án, tư vấn giám sát, thẩm tra, tư vấn thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các chương trình, dự án đầu tư, công trình xây dựng lâm nghiệp; chuyển giao kết quả nghiên cứu KH&CN và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
  4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.

Cơ sở Vật chất

– Nhà làm việc 2 tầng tại văn phòng Trung tâm và 2 nhà làm việc 1 tầng tại 2 trạm nghiên cứu. – Vườn ươm giống cây 1 ha.

– Phòng thí nghiệm 50m2

– Hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu. – 422 ha đất hiện trường phục vụ nghiên cứu

Những thành tích đã đạt được

Trung tâm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 02 tiến bộ kỹ thuật về ghép và trồng thâm canh cây Sơn tra ghép cho mục tiêu lấy quả; 2 tiêu chuẩn Việt Nam về cây Sơn tra và cây Tông dù; đang triển khai 01 đề tài cấp Nhà nước về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây tre Mạy Bói, 01 đề tài tiềm năng cấp bộ, đã triển khai 01 dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ, 01 dự án giống cây trồng lâm nghiệp cấp bộ, 01 dự án phát triển lâm nghiệp bền vững, 01 dự án hợp tác quốc tế với tổ chức Nông lâm thế giới, 07 đề tài cấp tỉnh, 03 đề tài cấp cơ sở và thực hiện 20 hợp đồng dịch vụ khoa học. Công bố được 02 bài báo quốc tế, 15 bài báo trên các tạp chí trong nước, xây dựng được nhiều mô hình khuyến lâm và mô hình nông lâm kết hợp tại vùng Tây Bắc.

Định hướng phát triển

            – Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ.

            – Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng các loài cây bản địa mọc nhanh cung cấp gỗ lớn cho vùng Tây Bắc.

– Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây đa tác dụng có giá trị tại vùng Tây Bắc.

– Nghiên cứu phục hồi và quản lý bền vững rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ sinh thái đầu nguồn của rừng tại vùng Tây Bắc.

– Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc.

– Ứng dụng và chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng và quản lý rừng bền vững.

Địa chỉ liên hệ

Địa chỉ: Số 110, đường Lê Duẩn, tổ 1, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La.

Điện thoại: 0212.3852.164, Fax:0212.3853.283

[logo-slider]