Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai được công nhận

Ký hiệu khoVI24_745
Chuyên ngànhLâm sinh
Địa phươngNam Trung Bộ
Lĩnh vựcKỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcXây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai được công nhận
CấpCấp Bộ
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu:
  • Xây dựng được 03 mô hình, quy mô: 150 ha; Đáp ứng chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ sống ≥ 90%; + Năng suất bình quân toàn chu kỳ đạt từ 25-30m3/ha/năm (chu kỳ kinh doanh 10-12 năm); + Năng suất rừng tăng tối thiểu 25% so với mô hình trồng rừng gỗ nhỏ: Năm thứ 3 cây trồng có chiều cao vút ngọn ≥ 8m; đường kính ngang ngực D1,3 ≥ 9cm, tỷ lệ sống ≥ 90%.
  • Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.
Nhân rộng mô hình với diện tích đạt 30% so với tổng quy mô được duyệt.
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2022
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
  • Xây dựng mô hình trình diễn:
  • Dự án triển khai thực hiện tại tỉnh Phú Yên, với quy mô 150 ha, thời gian thực hiện 03 năm (từ 2020 - 2022).
  • Tập huấn trong mô hình:
+ Hoạt động Đào tạo, huấn luyện gắn với mô hình từ đầu đến cuối + Đối tượng đào tạo: là các hộ dân trực tiếp tham gia xây dựng mô hình trình diễn + Số người được đào tạo: 108 lượt người/8 điểm trình diễn (trung bình mỗi hộ 1 người tham gia) + Số lớp đào tạo: 8 lớp, mỗi lớp từ 13-15 người, tùy thuộc vào thực tế số hộ tham gia mô hình. Tổng số người được tập huấn là 108 người.
  • Hoạt động đào tạo huấn luyện nhân rộng (đào tạo ngoài mô hình)
+ Số người được đào tạo: 99 người. + Số lớp đào tạo: 3 lớp, mỗi lớp 33 người,
  • Thông tin tuyên truyền
  • + Số hội nghị sơ kết, tổng kết mô hình: 13 cuộc, với 269 người tham gia. + Pa nô: xây dựng 8 bảng Pa nô tuyên truyền (1 panô/1 địa điểm xây dựng mô hình) + Hội nghị tổng kết toàn tỉnh cho đại biểu tiêu biểu tham gia thực hiện vào năm cuối của dự án: 01 cuộc với 80 đại biểu tham gia.
Phương pháp
  • Phương pháp nghiên cứu:
- Viện KHLNVN giao kế hoạch và kinh phí thực hiện hàng năm cho TT Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp sẽ phối hợp với TT Nghiên cứu và chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh và Trung tâm Khuyến nông Phú Yên triển khai các nội dung của dự án - Cán bộ khuyến nông cấp huyện, cấp xã sẽ là người tham gia tích cực trong việc hướng dẫn nông dân ngoài thực địa, theo dõi giám sát quá trình thực hiện dự án, phản hồi ý kiến, nhu cầu của nông dân về thực hiện dự án để có điều chỉnh kịp thời đảm bảo tiến độ và mục tiêu dự án. - Đào tạo, tập huấn: tập huấn kiến thức về kỹ thuật thâm canh rừng trồng gỗ lớn để người dân nắm được trước khi triển khai mô hình. Ngoài ra cán bộ kỹ thuật tham gia tập huấn sẽ hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn để có định hướng cho người dân trong tương lai. - Dự án sẽ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết tại địa phương để đánh giá kết quả thực hiện của dự án và tuyên truyền nhân rộng kết quả của các mô hình thuộc dự án. - Hàng năm đơn vị chủ trì dự án sẽ phối hợp với đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương như Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, UBND xã/phường,...) thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra đánh giá chất lượng mô hình tại từng địa phương qua đó tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm cho việc triển khai trong các năm tiếp theo.
Chủ nhiệm đề tàiThS. Nguyễn Hoàng Tiệp - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
  • Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận: 150 ha
  • Diện tích nhân rộng mô hình: Ít nhất 45 ha
  • Hoạt động đào tạo, huấn luyện trong mô hình: 8 lớp, 108 lượt người tham gia
  • Đào tạo ngoài mô hình: 03 lớp, 99 người tham gia
  • Sơ kết, tổng kết mô hình: 13 cuộc, 245 lượt người tham gia;
Thông tin tuyên truyền: Xây dựng được 8 bảng Pano mô hình; Tổ chức 01 cuộc Hội thảo toàn tỉnh.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]