Ứng dụng chỉ thị phân tử để chọn giống keo lai kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans.

Ký hiệu khoVI24_625
Chuyên ngànhbảo vệ rừng, keo lai kháng bệnh
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcGiống, công nghệ sinh học
Đề tài nghiên cứu khoa họcỨng dụng chỉ thị phân tử để chọn giống keo lai kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans.
CấpCấp Quốc gia
Mục tiêuMục tiêu chung Chọn được các dòng keo lai kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra bằng chỉ thị phân tử. Mục tiêu cụ thể: - Chọn được 3-5 dòng keo lai có triển vọng mang tính trạng kháng bệnh chết héo, sinh trưởng tương đương với các giống đã được công nhận. - Chọn được bộ chỉ thị phân tử SNP liên quan đến tính trạng kháng bệnh chết héo. - Xây dựng được Quy trình chọn giống keo lai kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans bằng chỉ thị phân tử.
Ngày bắt đầu2019
Ngày kết thúc2020
Chi tiếtNội dung nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu xác định các dòng keo lai làm quần thể tiêu chuẩn 1.2.2. Nhiễm bệnh nhân tạo và đánh giá khả năng kháng bệnh của quần thể tiêu chuẩn 1.2.3 Phân tích kiểu gen của quần thể tiêu chuẩn liên quan đến tính trạng bệnh và chọn lọc chỉ thị phân tử SNP 1.2.4. Xây dựng mô hình khảo nghiệm dòng vô tính các giống keo lai 1.2.5. Xây dựng quy trình chọn giống keo lai kháng bệnh chết héo bằng chỉ thị phân tử
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiTS. Trần Thanh Trăng - Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
Đơn vị
Kết quả- Trong nghiên cứu này, hai dòng Keo lá tràm Clt18 và Clt19, một dòng keo lai BV10 và bốn dòng keo lai mới chọn tạo (92/1, 102, BV316 và BV567) có khả năng kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans ở cấp bệnh C0 (chiều dài vết bệnh trên thân nhỏ hơn 10 cm). Bốn gia đình Keo tai tượng, một dòng keo lai là giống tiến bộ kỹ thuật (TB12) và 11 dòng keo lai mới chọn tạo (BB/1, 20, 90/2, 42, 97, 128, BV577, BV330, BV511, BV547, BV342) mẫn cảm với bệnh chết héo ở cấp bệnh C3. Bốn mươi ba dòng/gia đình keo còn lại có mức độ bị bệnh ở cấp bệnh C1 và C2. Tỷ lệ cây chết của các dòng/gia đình keo có tương quan với chiều dài vết bệnh trên thân cây. Ngoài ra, 05 dòng keo (ĐN1-DDN5) có nguồn gốc từ hạt cũng có khả năng kháng bệnh chết héo ở cấp bệnh C0. Các dòng keo lai có khả năng kháng bệnh chết héo ở cấp bệnh C0 là những giống keo tiềm năng cho phát triển trồng rừng keo trong tương lai. Cần có thêm các đánh giá về khả năng kháng bệnh hoặc chống chịu bệnh chết héo đối với các dòng keo lai này ở các hiện trường khảo nghiệm. - Đã xây dựng được 03 mô hình khảo nghiệm ở Phú Thọ, Quảng Trị và Đồng Nai (2ha/mô hình). Qua đánh giá sinh trưởng và tỷ lệ sống trên các mô hình thí nghiệm, bước đầu xác định có ba dòng keo lai (BV567, 102, 92/1) có sinh trưởng về đường kính và chiều cao tương đương với một số dòng là giống Quốc gia (như BV16, BV32, BV33, AH1, AH7) và giống TBKT (như BV71, BV75) và có tỷ lệ sống từ 90 - 100% ở trên cả ba mô hình khảo nghiệm. Dòng BV316 có đường kính và chiều cao đều thấp hơn (p<0.001) so với các dòng là giống Quốc gia và giống TBKT ở mô hình khảo nghiệm Phú Thọ; có đường kính thấp hơn (p<0.001) so với các dòng là giống Quốc gia và giống TBKT nhưng có chiều cao tương đương với các dòng AH1, BV75 và BV16 ở mô hình khảo nghiệm Quảng Trị; và có đường kính và chiều cao tương đương với một số giống đã được công nhận là giống Quốc gia và giống TBKT ở mô hình khảo nghiệm Đồng Nai. Tỷ lệ sống của dòng BV316 ở các mô hình là từ 92,5-97,5 %. - Đã xác định được 04 chỉ thị SNP liên quan đến tính trạng kháng bệnh chết héo (giá trị p là từ 3,76E-06 đến 1,2E-05). - Đã xây dựng được quy trình chọn giống keo lai kháng bệnh chết héo do nấm C. manginecans bằng chỉ thị phân tử. - Đã viết được hai bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp và Tạp chí Bảo vệ thực vật.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]