Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GAPC và WHO ở vùng Tây Bắc

Ký hiệu khoVI24_629
Chuyên ngànhrừng trồng, tam thất
Địa phươngTây Bắc
Lĩnh vựcKỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcSản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GAPC và WHO ở vùng Tây Bắc
CấpCấp Bộ
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu: - Hoàn thiện được quy trình nhân giống tam thất hoang (một số biện pháp kỹ thuật mới trong quy trình được được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật) - Hoàn thiện được quy trình trồng Tam thất hoang theo hướng dẫn GACP-WHO. - Xây dựng được 0,2 ha vườn cung cấp vật liệu giống Tam thất hoang theo tiêu chuẩn GACP-WHO; - Sản xuất được 30.000 cây giống đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất sau 5 năm; - Xây dựng được 0,2 ha mô hình trồng thâm canh tập trung có giàn che tại Lai Châu và 2 ha mô hình trồng dưới tán rừng (1ha tại Lai Châu và 1ha tại Lào Cai); - Tập huấn chuyển giao được 04 lớp kỹ thuật cho 120 lượt người, trong đó 01 lớp tập huấn nhân giống tại Lai Châu, 01 lớp tập huấn trồng thâm canh tam thất hoang tại Lai Châu và 02 lớp tập huấn kỹ thuật trồng tam thất hoang dưới tán rừng tại Lai Châu và Lào Cai
Ngày bắt đầu2019
Ngày kết thúc2023
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Hoàn thiện quy trình, công nghệ Công việc 1: Nhân giống, sản xuất cây con và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống Tam thất hoang. - Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm + CT1: Hạt giống đem gieo ngay sau khi thu hoạch (đc) + CT2: Hạt giống bảo quản trong cát ẩm (độ ẩm 75-80%) + CT3: Hạt giống được bảo quản tủ lạnh (50C) + CT4: Hạt giống được bản quản khô trong túi vải Mỗi công thức 30 hạt/ct x 4 công thức x 3 lần lặp = 360 hạt - Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chất kích thích đến khả năng nảy mầm của hạt: + CT1: Hạt đem gieo ngay (đc) + CT2: Hạt xử lý thuốc kích thích hạt nảy mầm GA3 (ProGibb USA) + CT3: Hạt xử lý nước ấm 400C + CT4: Hạt xử lý ngâm trong dung dịch nước tỏi 10-15% (1-1,5kg tỏi giã nhỏ ngâm với 10 lít nước, lọc lấy nước) trong khoảng 30-45 phút để ngừa một số nấm bệnh. Mỗi công thức 30 hạt/ct x 4 công thức x 3 lần lặp = 360 hạt - Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng ra chồi của hom + CT1: Mùa xuân + CT2: Mùa hè + CT3: Mùa thu + CT4: Mùa Đông - Thí nghiệm 4: Thí nghiệm xác định tiêu chuẩn cây giống xuất vườn + CT1: Cây xuất vườn 3 tháng tuổi + CT2: Cây xuất vườn 15 tháng tuổi (1 năm tuổi) + CT3: Cây xuất vườn 27 tháng tuổi (2 năm tuổi) Số lượng cây: 30 cây/công thức x 3 công thức x 3 lần lặp = 270 cây. Công việc 2: Trồng thâm canh có mái che, trồng dưới tán rừng và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng Tam thất hoang - Thí nghiệm 1: Kỹ thuật làm giàn che: + CT1: Mái phẳng + CT2: Mái nghiêng kín + CT3: Mái nghiêng hở - Thí nghiệm 2: Thí nghiệm ảnh hưởng phân bón thúc đến sinh trưởng phát triển cây. + CT1: Đối chứng (không bón) + CT2: Bón 2 kg phân chuồng cho 1 m2 + CT3: Bón 0,5 kg vi sinh cho 1 m2 + CT4: Bón 0,1 kg NPK cho 1 m2 + CT5: Bón 2 kg phân chuồng + 0,5 kg vi sinh + 0,1 kg NPK cho 1 m2 phòng trừ sâu bệnh. Nội dung 2: Xây dựng mô hình sản xuất Công việc 1: Xây dựng vườn vật liệu nhân giống Tam thất hoang từ các xuất xứ tại Tây Bắc (2.000m2): - Khảo nghiệm xuất xứ kết hợp xây dựng vườn giống gốc (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) Công việc 2: Sản xuất thử 50.000 cây giống Công việc 3: Trồng mô hình sản xuất Tam thất hoang: + Xây dựng mô hình trồng tập trung (thâm canh): 0,5 ha (tại Lai Châu) + Xây dựng mô hình trồng dưới tán rừng: 2 ha (1 ha/điểm tại Lai Châu và Lào Cai) Công việc 4: Đánh giá chất lượng dược liệu cây Tam thất hoang trồng tại Tây Bắc theo tiêu chuẩn GACP – WHO Nội dung 3: Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo, hội nghị, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật. Công việc 1: Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng. Công việc 2: Mở 04 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống và trồng. Công việc 3: Tổ chức 02 lớp hội nghị đầu bờ.
Phương phápPhương pháp nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Lâm sinh hiện có đủ nguồn nhân lực về con người và cơ sở vật chất trang thiết bị để triển khai thành công dự án. + Chủ nhiệm dự án: Phụ trách chung, kế hoạch, tổ chức thực hiện + Thư ký dự án: Quản lý sổ sách, theo dõi tiến độ triển khai dự án + Các thành viên khác tham gia thiết kế thí nghiệm, thu thập số liệu, viết báo cáo. Viện Nghiên cứu Lâm sinh chịu trách nhiệm chính về công nghệ, tổ chức triển khai thực hiện dự án. Viện sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương và hộ nông dân tại các tỉnh (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) để đạt mục tiêu dự án.
Chủ nhiệm đề tàiThS. Phạm Quang Tuyến - Viện nghiên cứu Lâm sinh
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: - Quy trình sản xuất giống cây Tam thất hoang (Một số biện pháp kỹ thuật mới trong quy trình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật). - Quy trình trồng Tam thất hoang theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại Tây Bắc. - Tối thiểu 30.000 cây giống đủ tiêu chuẩn chất lượng được sản xuất. - 0,2 ha vườn cung cấp vật liệu giống được xây dựng có khả năng sản xuất 20.000 cây giống/năm bắt đầu từ năm thứ 3 tại Lai Châu. - 0,2 ha trồng mô hình thâm canh tập trung có giàn che được xây dựng. - 2,0 ha mô hình trồng dưới tán rừng được xây dựng.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]