Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng (Accacia mangium Willd.), keo lai (A.mangium x A.auriculiformis) tại tỉnh Phú Thọ

Ký hiệu khoVI24_611
Chuyên ngànhbảo vệ rừng, Keo tai
Địa phươngPhú Thọ
Lĩnh vựcBảo vệ rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng (Accacia mangium Willd.), keo lai (A.mangium x A.auriculiformis) tại tỉnh Phú Thọ
CấpCấp Tỉnh
Mục tiêu- Xác định được thành phần loài, đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng (Accacia mangium Willd.) và keo lai (A.mangium x A.auriculiformis). - Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp để phòng trừ sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng và keo lai. - Xây dựng được mô hình áp dụng thí điểm các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng và keo lai tại 01 điểm rừng trồng. - Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật phòng, trừ sâu, bệnh hại chính trên Keo tai tượng và keo lai tại tỉnh Phú Thọ. - Đào tạo được 3-5 kỹ thuật viên và tập huấn cho 30-50 lượt hộ dân trồng rừng trên địa bàn Phú Thọ về kỹ thuật phòng, trừ sâu, bệnh hại chính cây Keo tai tượng và keo lai.
Ngày bắt đầu2018
Ngày kết thúc2019
Chi tiết- Xác định được thành phần sâu hại ở rừng Keo tai tượng gồm 17 loài (Xén tóc nâu Dorysthenes granulosus, Xén tóc cánh chấm đen Macrochenus isabellinus, Câu cấu xanh Astycus latealis, Câu cấu xanh lớn Hypomeces spuamosus, Cánh cam xanh Hypomeces spuamosus, Kiến vương hai sừng Xylotrupes gideon, Mọt đục thân Euwallacea fornicatus, Mọt cánh vát Amasa versicolor, Mọt gai Drycoetes villosus, Bọ xít bốn chấm trắng Homoeocerus sp., Bọ xít hai chấm đen Spilostethus hospes, Ve sầu đầu dài Pyrops candelaria, Sâu đo nâu xám Buzura suppressaria, Sâu đo xám Hyposidra talaca, Bọ nẹt Setora sp., Sâu nâu vạch xám Speiredonia retorta và Sâu kèn dài Amatissa sp.), thuộc 10 họ (họ Xén tóc Cerambycidae, họ Vòi voi Curculionidae, họ Bọ hung Scarabaeidae, họ Mọt đầu ngắn Scolytidae, họ Bọ xít chân dài Coreidae, họ Ve sầu đầu dài Fulgoridae, họ Ngài sâu đo Geonetridae, họ Bọ nẹt Limacodidae, họ Ngài đêm Noctuidae và họ Sâu kèn Psychidae), 4 bộ (bộ cánh cứng Coloeoptera, bộ cánh nửa Hemiptera, bộ cánh đều Homoptera và bộ cánh vẩy Lepidoptera). Xác định được thành phần sâu hại ở rừng keo lai gồm 14 loài (Xén tóc cánh chấm đen Macrochenus isabellinus, Câu cấu xanh Astycus latealis, Câu cấu xanh lớn Hypomeces spuamosus, Cánh cam xanh Hypomeces spuamosus, Mọt đục thân Euwallacea fornicatus, Mọt cánh vát Amasa versicolor, Mọt gai Drycoetes villosus, Bọ xít bốn chấm trắng Homoeocerus sp., Bọ xít hai chấm đen Spilostethus hospes, Sâu đo nâu xám Buzura suppressaria, Sâu đo xám Hyposidra talaca, Bọ nẹt Setora sp., Sâu nâu vạch xám Speiredonia retorta và Sâu kèn dài Amatissa sp.), thuộc 9 họ (họ Xén tóc Cerambycidae, họ Vòi voi Curculionidae, họ Bọ hung Scarabaeidae, họ Mọt đầu ngắn Scolytidae, họ Bọ xít chân dài Coreidae, họ Ngài sâu đo Geonetridae, họ Bọ nẹt Limacodidae, họ Ngài đêm Noctuidae và họ Sâu kèn Psychidae), 3 bộ (bộ cánh cứng Coloeoptera, bộ cánh nửa Hemiptera và bộ cánh vẩy Lepidoptera). - Xác định được thành bệnh hại Keo tai tượng gồm 10 loài (Bệnh chết héo Ceratocystis manginecans, Bệnh rỗng ruột Ganoderma sp., Bệnh nấm xanh Fusarium euwallaceae, Bệnh gây héo rũ Fusarium aveneaceum, Bệnh hại thân Fusarium solani, Bệnh gây thối thân Fusarium decemcellulare, bệnh hại thân Fusarium sp., Bệnh loét thân cành Botriosphaeria sp., Bệnh khô mép lá Phyllosticata sp. và Bệnh bồ hóng Meliola brisbamensis), thuộc 5 họ (họ Ceratocystiadacea, họ Ganodermatacea, họ Nectriacea, họ Botryosphaeriaceae và 17 họ Meliolaceae), 5 bộ (bộ Microascales, bộ Polyporales, bộ Hypocreales, bộ Botryosphaeriales và bộ Meliolales). - Xác định được thành bệnh hại keo lai gồm 7 loài (Bệnh chết héo Ceratocystis manginecans, Bệnh nấm xanh Fusarium euwallaceae, Bệnh gây héo rũ Fusarium aveneaceum, Bệnh hại thân Fusarium solani, Bệnh gây thối thân Fusarium decemcellulare, Bệnh loét thân cành Botriosphaeria sp. và Bệnh bồ hóng Meliola brisbamensis), thuộc 4 họ (họ Ceratocystiadacea, họ Nectriacea, họ Botryosphaeriaceae và họ Meliolaceae), 4 bộ (bộ Microascales, bộ Hypocreales, bộ Botryosphaeriales và bộ Meliolales). - Xác định Mọt đục thân Euwallacea fornicatus là loài sâu hại chính Keo tai tượng, keo lai ở Phú Thọ với tỷ lệ gây hại từ 59,3% đến 63,1% và mức độ bị hại ở cấp nguy hiểm từ 2,0 đến 2,1. - Xác định bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans là bệnh hại chính Keo tai tượng, keo lai ở Phú Thọ với tỷ lệ bị hại từ 59,7% đến 63,3% và mức độ bị hại ở cấp nguy hiểm từ 2,0 đến 2,1. - Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Mọt đục thân E. fornicatus và nấm C. manginecasn hại Keo tai tượng, keo lai. - Xác định và đề xuất biện pháp phòng trừ Mọt đục thân E. fornicatus bằng biện pháp vật lý (bẫy phễu tự chế bằng chai nhựa với mồi là hỗn hợp ethanol + nhựa thông) và biện pháp sinh học dùng chế phẩm nấm bạch cương Beauveria bassiana. - Xác định và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng, keo lai do nấm bệnh C. manginecans bằng biện pháp sinh học dùng hoạt chất Bacillus thuringiensis+ Granulosis và biện pháp hóa học dùng hoạt chất Mancozeb. - Xây dựng được 02 mô hình phòng trừ Mọt đục thân E. fornicatus hại Keo tai tượng, keo lai có tỷ lệ bị hại giảm từ 68,67 đến 69,65% và mức độ bị hại giảm ở mức tương đương từ 81,05% đến 85,35% so với đối chứng. - Xây dựng được 02 mô hình phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng, keo lai do nấm C. manginecans gây ra có tỷ lệ bị bệnh hại giảm từ 62,56% đến 64,52% và mức độ bị bệnh hại giảm ở mức tương đương từ 75,75% đến 75,89% so với đối chứng. - Xây dựng được 02 bản hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ Mọt đục thân E. fornicatus và nấm bệnh C. manginecans hại Keo tai tượng, keo lai ở Phú Thọ. - Đào tạo bồi dưỡng được cho 04 cán bố kỹ thuật ở địa phương về cách điều tra, nhận biết và phòng trừ Mọt đục thân và bệnh chết héo Keo tai tượng, keo lai ở Phú Thọ. 18 - Tổ chức được 02 lớp tập huấn (mỗi lớp 30 người) cho người dân, cán bộ địa phương về đặc điểm nhận biết và phòng trừ Mọt đục thân và bệnh chết héo ở huyện Đoan Hùng và Thanh Sơn.
Phương phápPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thành phần sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng, keo lai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái Mọt đục thân và bệnh chết héo Keo tai tượng, keo lai. 2.3. Phương pháp các biện pháp phòng trừ Mọt đục thân và bệnh chết héo Keo tai tượng, keo lai và xây dựng mô hình thử nghiệm. 2.4. Phương pháp xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo và tập huấn - Đào tạo hướng dẫn 3-5 cán bộ kỹ thuật (cán bộ kiểm lâm và cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật) phương pháp điều tra và cách thức nhận biết đặc điểm hình thái, sinh học của Mọt đục thân và bệnh chết héo - Tổ chức tập huấn: Quy mô tổ chức: 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật (01 lớp ở Đoan Hùng, 01 lớp ở Thanh Sơn, mỗi lớp khoảng 25- 30 người).
Chủ nhiệm đề tài Ths. Bùi Quang Tiếp - Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
Đơn vị
Kết quảBáo cáo kết quả đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của tình hình sâu, bệnh hại Keo tai tượng và keo lai. Báo cáo đặc điểm sinh học và sinh thái của loài sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng và keo lai tại tỉnh Phú Thọ. Báo cáo các biện pháp phòng trừ loài sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng và keo lai tại tỉnh Phú Thọ. Xây dựng 02 mô hình (0,25ha/mô hình) áp dụng các phòng trừ sâu hại chính cho Keo tai tượng, keo lai; 02 mô hình phòng trừ bệnh hại chính Keo tai tượng, keo lai. Tổ chức 02 lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng, keo lai phù hợp với điều kiện địa phương tỉnh Phú Thọ. Bản hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ Mọt đục thân Euwallacea fornicatus hại Keo tai tượng, keo lai ở Phú Thọ Bản hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh chết hép do nấm Ceratocystis manginecans hại Keo tai tượng, keo lai ở Phú Thọ
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]