Ký hiệu kho | VI24_574 |
Chuyên ngành | Công nghệ sinh học |
Địa phương | Toàn Quốc |
Lĩnh vực | Công nghệ sinh học |
Đề tài nghiên cứu khoa học | Nghiên cứu sử dụng nấm mục để sản xuất bio-composite từ dăm gỗ, rơm và rạ |
Cấp | Cấp Quốc gia |
Mục tiêu | Tuyển chọn được các chủng nấm mục phù hợp có khả năng phân hủy dăm gỗ, rơm rạ và ứng dụng để sản xuất vật liệu mới (bio-composite) thân thiện môi trường sử dụng trong lĩnh vực nội thất và xây dựng. |
Ngày bắt đầu | 2017 |
Ngày kết thúc | 2019 |
Chi tiết | Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu tuyển chọn v nh n n nấm đảm có khả năn chuyển hóa dăm ỗ, rơm rạ thành nguyên liệu để tạo bio-composite Nội dung 2: Nghiên cứu công nghệ sản uất s nh h nấm m c tr n dăm ỗ, rơm rạ quy mô phòng thí nghiệm Nội dung 3: Nghiên cứu c n n hệ tạo vật liệu bio-composite cách âm, cách nhiệt từ dăm ỗ, rơm rạ quy mô phòng thí nghiệm Nội dung 4: Xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất sinh kh i nấm m c có khả năn chuyển hóa dăm ỗ, rơm rạ thành dạng phù hợp cho tạo bio-composite (quy mô 150-200 kg nguyên liệu/mẻ) Nội dung 5: Xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất ván bio-composite (quy mô 4000m3 năm tạ cơ s sản uất Nội dung 6: Đánh á h ệu quả kinh tế, m trường của công nghệ tạo ván bio-composite |
Phương pháp | |
Chủ nhiệm đề tài | TS. Bùi Thị Thủy |
Đơn vị | |
Kết quả | 1. Đã chọn được 5 chủng NV1, NM8, NM3, NM9, N2 có thể tạo bio-composite từ dăm gỗ, 1 chủng NV1 có thể tạo tạo bio-composite từ rơm rạ. Chủng NV1 có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất, đạt 12,9mm/ngày và ván từ chủng NV1 có độ bền uốn tĩnh cao nhất trong 5 chủng. Môi trường PDA là phù hợp để nhân cấp 1 nấm Coprinus radians NV1. 2. Dăm gỗ ủ nước vôi tỷ lệ Ca(OH)2 1,6% trong 14 ngày, rơm rạ ủ nước vôi tỷ lệ Ca(OH)2 1,6% sau đó bổ sung cám ngô, cám gạo và cao nấm men/bột đậu tương để sản xuất sinh khối nấm Coprinus radians NV1. Nấm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25-280C, độ ẩm cơ chất 60-65%. Bảo quản sinh khối nấm trong điều kiện kín ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, trong thời gian không quá 30 ngày. 3. Đã xác định được chế độ ép phù hợp là áp suất, nhiệt độ, thời gian ép lần lượt là 2,1 MPa, 170 0C và 40 phút, nguyên liệu khô ở độ ẩm 12 – 15%. Ván từ dăm gỗ, ván từ rơm rạ, ván hỗn hợp đáp ứng được yêu cầu về khả năng cách âm cách nhiệt. Tỷ lệ dăm: rơm thích hợp cho loại ván hỗn hợp là 1.5:1. 4. Đã xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất sinh khối nấm mục có khả năng chuyển hóa dăm gỗ, rơm rạ thành dạng phù hợp cho tạo bio-composite quy mô 200kg/mẻ và sản xuất 500 kg sinh khối nấm. 5. Đã xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất ván bio-composite quy mô 4000 m3/năm và sản xuất 1500 tấm ván bio-composite kích thước 600x600x30 cm, chỉ số cách âm 40,5dB, hệ số cách nhiệt 9,7 mK/W. 6. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường cho thấy ván bio-composite có giá thành tương tự ván dăm thông thường nhưng sản phẩm thân thiện với môi trường. 7. Trong quá trình thực hiện đề tài đã công bố được 3 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, phối hợp đào tạo được 1 kỹ sư. |
Tiến bộ được công nhận | |
Phạm vi |
Nghiên cứu sử dụng nấm mục để sản xuất bio-composite từ dăm gỗ, rơm và rạ
07/04/2020 by