Nghiên cứu quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác nhằm duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm chu kỳ 4 tại vùng Đông Nam Bộ

Ký hiệu khoVI24_541
Chuyên ngànhrừng trồng
Địa phươngĐông Nam bộ
Lĩnh vựcGiống, Kỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác nhằm duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm chu kỳ 4 tại vùng Đông Nam Bộ
CấpCấp Cơ sở
Mục tiêu- Duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 4 bằng kỹ thuật quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác. - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật quản lý lập địa và cân bằng dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm chu kỳ 4 tại vùng Đông Nam Bộ.
Ngày bắt đầu2015
Ngày kết thúc2019
Chi tiếtNội dung đề tài
  • Đánh giá sinh trưởng, năng suất, sinh khối và độ phì đất của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT đến độ phì của đất và năng suất rừng trồng ở chu kỳ 4
  • Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật quản lý lập địa và cân bằng dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 4
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiThs. Kiều Mạnh Hà
Đơn vị
Kết quả
  • Kết luận
  • Sinh trưởng, năng suất, sinh khối và độ phì đất rừng trồng Keo lá tràm 7 tuổi ở chu kỳ 3
  • Để lại VLHCSKT làm tăng sinh trưởng đường kính và chiều cao rừng trồng Keo lá tràm 7 tuổi. Sinh trưởng về đường kính và chiều cao ở 2 nghiệm thức FH và FM đều cao hơn so với đối chứng FL. Sinh trưởng đường kính ở nghiệm thức FH và FM lần lượt đạt 13.6 cm và 14.1 cm. Sinh trưởng chiều cao ở nghiệm thức FH đạt 21.5 m, nghiệm thức FM đạt 21 m.
  • Trữ lượng rừng thí nghiệm ở chu kỳ 3 sau 7 năm khi để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác đạt trữ lượng 226.5 m3/ha, tương đương 32.4 m3/ha/năm. Khi để lại VLHCSKT kết hợp bón bổ sung 300g Lân/cây cho trữ lượng 256.5 m3/ha, tương đương 36.6 m3/ha/năm.
  • Sinh khối khô của rừng Keo lá tràm 7 tuổi ở chu kỳ 3, nghiệm thức FH đạt 143,1 tấn/ha vượt 14,2% so với FM và 23,3% so với đối chứng (FL).
  • Sinh trưởng, năng suất, sinh khối và độ phì đất rừng trồng Keo lá tràm 3 tuổi ở chu kỳ 4
  • Để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác làm tăng hàm lượng tích lũy các bon trong đất và các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg. Khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT thì hàm lượng lân dễ tiêu, các Cation trao đổi Kali, Caxi và Magiê thiếu hụt. Vì vậy, việc bón phân lân cho rừng trồng Keo lá tràm trong những năm đầu là cần thiết để có thể bù đắp lại lượng lân thiếu hụt trong đất giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Sinh trưởng đường kính và chiều cao rừng trồng Keo lá tràm 3 tuổi tăng lên khi để lại VLHCSKT. Sinh trưởng đường kính cao nhất ở nghiệm thức FH đạt 10.3 cm và nghiệm thức FM đạt 9.8 cm. Sinh trưởng chiều cao ở nghiệm thức FH đạt 12.8 m, nghiệm thức FM đạt 12.6 m.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]